Ảnh hiếm về cuộc sống ở nơi ngấp nghé bờ vực chiến tranh
Căng thẳng leo thang không ngừng khiến bán đảo Triều Tiên ngấp nghé bờ vực chiến tranh. Biên giới Triều – Hàn theo đó được bảo vệ nghiêm ngặt bậc nhất thế giới với toàn vũ khí hạng nặng, song cuộc sống vẫn diễn ra theo cách riêng của nó.
Chùm ảnh hiếm mô tả chân thực và sống động cuộc sống tại thành phố Paju, Hàn Quốc – nơi ranh giới Triều-Hàn được ngăn cách bằng hàng rào dây thép gai.
Các tháp canh và binh sĩ Hàn Quốc đứng cảnh giới nghiêm ngặt ở Paju, cách một bãi mìn được cho là do Triều Tiên cài đặt khoảng 4 km.
Bất chấp tình trạng căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh, người dân Paju vẫn tỏ ra bình thản.
Họ vẫn tự nhiên chụp ảnh tự sướng tại biên giới quân sự, ghé các cửa hàng để mua sắm…
Video đang HOT
Paju từng là một trong những “điểm nóng bỏng” nhất trong chiến tranh Triều Tiên và nhiều ngôi mộ chứa đầy thi thể những binh sĩ Triều Tiên và Trung Quốc.
Hiện giờ thành phố Paju đã phát triển, có trung tâm mua sắm sầm uất, rạp chiếu phim, sân golf, công viên cho trẻ em…
Khách du lịch đổ xô đến khu vực từng là chiến trường và nhìn qua ống nhòm về phía Triều Tiên.
Nhưng với một số người, họ không thể quên những vết thương chiến tranh ở Paju.
Woo Jong-il, 74 tuổi, sống ở trong một cái hầm trú ẩn ông tự đào gần thành phố chia sẻ, ông thấy an toàn hơn khi sống trong lòng đất.
“Tôi cảm thấy lo lắng. Làm thế nào tôi có thể yên tâm được? Chúng tôi ở ngay tiền tuyến. Chúng tôi có thể trở thành nạn nhân, nếu mối quan hệ với Triều Tiên xấu đi bất cứ lúc nào, cái hầm này khiến tôi cảm thấy an toàn hơn”, ông Woo nói.
Các khách du lịch đang ngắm quần áo quân sự ở cửa hàng lưu niệm. Họ dường như không quan tâm tới 10.000 súng đại bác cách vài km về phía bắc đang chĩa về phía họ.
Một khách du lịch tên là Park Chol-min bình luận: “Đây chỉ là một cuộc trình diễn. Tôi cho rằng, Triều Tiên có thể mất nhiều được nếu biến Seoul thành biển lửa”.
Các quan chức Mỹ thì cảnh báo một cuộc chiến mới với Triều Tiên sẽ “tồi tệ hơn Thế chiến 2″.
Theo Danviet
Vì sao Triều Tiên luôn căm thù Mỹ?
Nút tạm dừng đã được nhấn trên bán đảo Triều Tiên cách đây 64 năm. Nhưng di sản của sự tàn phá vẫn hiện diện.
"Chúng tôi tới đó thực hiện một cuộc chiến, và rốt cuộc đốt rụi mọi thị trấn ở Triều Tiên, bằng cách này hay cách khác, cả một số nơi ở Hàn Quốc nữa", CNN dẫn lời cựu Tư lệnh Không lực Mỹ Curtis LeMay nói năm 1988 trong một cuộc phỏng vấn.
Người Triều Tiên mang các khẩu hiệu chống Mỹ trong lễ kỷ niệm "ngày đấu tranh chống đế quốc Mỹ" 27/6/2017. (Ảnh: AP)
Theo các số liệu của Không lực Mỹ, khi lệnh ngừng bắn được ký ngày 27/7/1953, Triều Tiên - với dân số 9,6 triệu người - đã hứng chịu thương vong 1,3 triệu người gồm cả quân và dân. Phía Hàn Quốc thương vong 3 triệu dân thường và 225.000 quân nhân trong tổng dân khoảng 20,2 triệu vào năm 1950.
Tướng Mỹ Douglas MacArthur đã phát biểu tại một buổi điều trần ở Quốc hội năm 1951 rằng, ông chưa từng chứng kiến một sự tàn phá khủng khiếp như vậy.
Chiến tranh Triều Tiên nổ ra khi Thế chiến 2 mới kết thúc được 5 năm. Hơn 33.000 người Mỹ đã thiệt mạng và 600.000 người từ phía quân đội Trung Quốc hoặc chết hoặc mất tích. Sau cuộc chiến đó, người Mỹ và người Trung Quốc được trở về nhà, còn người Triều Tiên vẫn tiếp tục sống ở giữa đống đổ nát - với cơ sở hạ tầng bị phá hủy hoàn toàn, các thị trấn và thành phố tan hoang.
Và hậu quả cuộc chiến đã trở thành nhân tố chính trong hoạt động tuyên truyền của Bình Nhưỡng. Cuộc xung đột đó đã chứng kiến chiến dịch trên không quy mô lớn đầu tiên mà Không lực Mỹ thực hiện.
Theo sử gia Charles Armstrong, các máy bay Mỹ đã thả khoảng 635.000 tấn thiết bị nổ xuống Triều Tiên, trong đó có 32.00 tấn napalm. "Trong tuyên truyền (ở Triều Tiên), chiến dịch ném bom bị coi là tội lỗi căn nguyên của Mỹ và chắc chắn nó rất dã man", Robert E. Kelly, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Pusan, Hàn Quốc, nói.
Ngày 25/6 bắt đầu cuộc chiến Triều Tiên được gọi là "ngày đấu tranh chống đế quốc Mỹ".
Hiến pháp Triều Tiên quy định "quốc phòng là nhiệm vụ tối cao và là vinh dự của các công dân", và đất nước vận hành theo chính sách quân sự trước hết, đưa các lực lượng vũ trang lên vị trí số một. Triều Tiên cũng dành một phần lớn ngân sách cho hoạt động quốc phòng.
Theo Thanh Hảo (Vietnamnet)
Triều Tiên ra tối hậu thư đòi Trump quỳ gối xin lỗi Kim Jong-un Triều Tiên vừa lên tiếng yêu cầu Tổng thống Mỹ Donald Trump quỳ gối xin lỗi nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong-un vì có các hành động thù địch với nước này. Triều Tiên vừa ra yêu sách yêu cầu Tổng thống Mỹ Donald Trump phải quỳ gối xin lỗi nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong-un Theo Express, yêu cầu trên...