Ảnh hiếm trận đánh xe tăng lớn nhất lịch sử
Hồng quân Liên Xô sẵn sàng lao những chiếc T-34 vào tăng Đức để giành thắng lợi ở Vòng cung Kursk trong trận đánh xe tăng lớn nhất lịch sử quân sự.
Chiến dịch phòng ngự – phản công Kursk là một trong những trận đánh lớn nhất trong Thế chiến 2, kéo dài từ ngày 5/7 đến 23/8/1943. Cả Liên Xô và Đức đã tung khối lượng lớn xe tăng, pháo tự hành và các loại vũ khí chống tăng nhằm đánh bại đối phương. Trận vòng cung Kursk diễn ra sau thất bại của phát xít Đức ở Stalingrad đầu năm 1943. Hitler muốn mở chiến dịch tấn công lớn vào khu vực Vòng cung Kursk nhằm giáng đòn vào sự kháng cự của Liên Xô. Khu vực chiến sự xảy ra nằm ở miền Đông Ukraine và miền Trung Tây nước Nga ngày nay. Để thực hiện chiến dịch táo bạo, Hitler tung ra chiến trường gần 3.000 xe tăng và pháo tự hành hạng nặng cũng như hạng trung cùng 10.000 khẩu súng. Để đảm bảo thắng lợi, Đức đưa vào chiến trường khoảng 800 chiếc Tiger, loại tăng chủ lực lừng danh. Sau 2 lần hoãn cách nhau khoảng một tháng, chiến dịch bắt đầu ngày 5/7. Liên Xô phát hiện âm mưu của người Đức nên chuẩn bị kỹ cho trận đánh ở Kursk. Họ tạo ra các vòng cung phòng thủ để ngăn bước tiến của xe tăng Đức. Nga sẵn sàng điều hơn 5.100 xe tăng và pháo tự hành cùng 25.000 khẩu súng và pháo. Hồng quân Liên Xô cũng chôn nhiều mìn chống tăng trên đường tiến quân của xe tăng Đức nhằm tiêu hao sinh lực địch. Ngày 5/7/1943, xe tăng Đức ồ ạt tấn công khu vực Kursk. Trong khi đó, Hồng quân Liên Xô kiên cường chiến đấu cùng sự hỗ trợ của máy bay cường kích gây nhiều tổn thất cho đối phương. Thời điểm này, Đức không còn giữ được ưu thế làm chủ bầu trời như thời gian đầu tấn công Liên Xô. Trên chiến trường, Đức giữ vai trò tấn công đến ngày 19/7. Trong giai đoạn này, các sư đoàn xe tăng Đức tập trung tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô. Mũi phía nam tiến được 36 km trong khi mũi phía bắc chỉ tiến 12 km. Quân Đức đối mặt sự kháng cự mạnh mẽ và buộc phải rút lui. Ngay khi quân Đức rút, Liên Xô chuyển từ phòng ngự sang phản công. Các sư đoàn Đức bị đẩy lùi sâu hơn so với vị trí xuất phát đầu chiến dịch. Trên đà phản công, Liên Xô tái chiếm thành phố Kharkov, nay thuộc miền đông Ukraine. Tuy tổn thất nhiều hơn, chiến dịch phòng ngự – phản công Kursk đã phát huy hiệu quả, làm thay đổi cục diện chiến trường. Trong trận Vòng cung Kursk, cánh đồng Prokhorovka là nơi chứng kiến trận đấu xe tăng quy mô nhất trong lịch sử loài người. Chỉ trong 3 ngày, 2 bên đã tung vào trận địa những sư đoàn xe tăng mạnh nhất với khoảng 1.200 chiếc. Theo các tài liệu, Hồng quân Liên Xô sẵn sàng lao thẳng xe tăng hạng nhẹ T-34 vào chiếc Tiger của Đức khi chúng hết đạn. Tại Prokhorovka, người ta vẫn nhìn thấy bức tượng T-34 húc đổ xe tăng Đức trong trận chiến. Trận đánh Kursk gây thiệt hại lớn cho cả Liên Xô và Đức. Khoảng 685.456 chiến sĩ Hồng quân Liên Xô hy sinh, mất tích hoặc bị thương, 1.614 xe tăng pháo tự hành và 2.349 pháo các loại bị phá hủy, 1.116 máy bay bị bắn rơi. Trong khi đó, Đức thiệt hại 198.000 người, mất 760 xe tăng và pháo tự hành, 524 máy bay bị bắn hạ. Thất bại trong trận đánh khiến Đức mất hoàn toàn thế chủ động trên chiến trường. Cựu thủ tướng Anh Winston Churchill khẳng định: “Trận Stalingrad là kết thúc của sự khởi đầu nhưng trận Kursk là khởi đầu của sự kết thúc”.
Chiến dịch phòng ngự – phản công Kursk là một trong những trận đánh lớn nhất trong Thế chiến 2, kéo dài từ ngày 5/7 đến 23/8/1943. Cả Liên Xô và Đức đã tung khối lượng lớn xe tăng, pháo tự hành và các loại vũ khí chống tăng nhằm đánh bại đối phương.
Trận vòng cung Kursk diễn ra sau thất bại của phát xít Đức ở Stalingrad đầu năm 1943. Hitler muốn mở chiến dịch tấn công lớn vào khu vực Vòng cung Kursk nhằm giáng đòn vào sự kháng cự của Liên Xô. Khu vực chiến sự xảy ra nằm ở miền Đông Ukraine và miền Trung Tây nước Nga ngày nay.
Để thực hiện chiến dịch táo bạo, Hitler tung ra chiến trường gần 3.000 xe tăng và pháo tự hành hạng nặng cũng như hạng trung cùng 10.000 khẩu súng. Để đảm bảo thắng lợi, Đức đưa vào chiến trường khoảng 800 chiếc Tiger, loại tăng chủ lực lừng danh. Sau 2 lần hoãn cách nhau khoảng một tháng, chiến dịch bắt đầu ngày 5/7.
Video đang HOT
Liên Xô phát hiện âm mưu của người Đức nên chuẩn bị kỹ cho trận đánh ở Kursk. Họ tạo ra các vòng cung phòng thủ để ngăn bước tiến của xe tăng Đức. Nga sẵn sàng điều hơn 5.100 xe tăng và pháo tự hành cùng 25.000 khẩu súng và pháo. Hồng quân Liên Xô cũng chôn nhiều mìn chống tăng trên đường tiến quân của xe tăng Đức nhằm tiêu hao sinh lực địch.
Ngày 5/7/1943, xe tăng Đức ồ ạt tấn công khu vực Kursk. Trong khi đó, Hồng quân Liên Xô kiên cường chiến đấu cùng sự hỗ trợ của máy bay cường kích gây nhiều tổn thất cho đối phương. Thời điểm này, Đức không còn giữ được ưu thế làm chủ bầu trời như thời gian đầu tấn công Liên Xô.
Trên chiến trường, Đức giữ vai trò tấn công đến ngày 19/7. Trong giai đoạn này, các sư đoàn xe tăng Đức tập trung tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô. Mũi phía nam tiến được 36 km trong khi mũi phía bắc chỉ tiến 12 km. Quân Đức đối mặt sự kháng cự mạnh mẽ và buộc phải rút lui.
Ngay khi quân Đức rút, Liên Xô chuyển từ phòng ngự sang phản công. Các sư đoàn Đức bị đẩy lùi sâu hơn so với vị trí xuất phát đầu chiến dịch. Trên đà phản công, Liên Xô tái chiếm thành phố Kharkov, nay thuộc miền đông Ukraine. Tuy tổn thất nhiều hơn, chiến dịch phòng ngự – phản công Kursk đã phát huy hiệu quả, làm thay đổi cục diện chiến trường.
Trong trận Vòng cung Kursk, cánh đồng Prokhorovka là nơi chứng kiến trận đấu xe tăng quy mô nhất trong lịch sử loài người. Chỉ trong 3 ngày, 2 bên đã tung vào trận địa những sư đoàn xe tăng mạnh nhất với khoảng 1.200 chiếc. Theo các tài liệu, Hồng quân Liên Xô sẵn sàng lao thẳng xe tăng hạng nhẹ T-34 vào chiếc Tiger của Đức khi chúng hết đạn. Tại Prokhorovka, người ta vẫn nhìn thấy bức tượng T-34 húc đổ xe tăng Đức trong trận chiến.
Trận đánh Kursk gây thiệt hại lớn cho cả Liên Xô và Đức. Khoảng 685.456 chiến sĩ Hồng quân Liên Xô hy sinh, mất tích hoặc bị thương, 1.614 xe tăng pháo tự hành và 2.349 pháo các loại bị phá hủy, 1.116 máy bay bị bắn rơi. Trong khi đó, Đức thiệt hại 198.000 người, mất 760 xe tăng và pháo tự hành, 524 máy bay bị bắn hạ.
Thất bại trong trận đánh khiến Đức mất hoàn toàn thế chủ động trên chiến trường. Cựu thủ tướng Anh Winston Churchill khẳng định: “Trận Stalingrad là kết thúc của sự khởi đầu nhưng trận Kursk là khởi đầu của sự kết thúc”.
Theo_Kiến Thức
Nga tổ chức lễ kỷ niệm 72 năm chiến thắng lịch sử Stalingrad
Ngày 2/2, nhiều hoạt động kỷ niệm 72 năm chiến thắng lịch sử Stalingrad được tổ chức tại thủ đô Moskva, thành phố Volgograd (trước đây là Stalingrad) và nhiều địa phương khác của Liên bang Nga.
Diễu binh tại lễ kỷ niệm ở Volgograd ngày 2/2 (ảnh: AFP/ TTXVN)
Tại thủ đô Moskva long trọng diễn ra lễ đặt oa tại Mộ Chiến sĩ vô danh và bục tưởng niệm Thành phố anh hùng - Stalingrad tại vườn Alexander để tưởng niệm những chiến sỹ Hồng quân đã anh dũng hy sinh trong trận chiến Stalingrad.
Bên cạnh đó, chính quyền thành phố Moskva cũng tổ chức giao lưu gặp gỡ các cựu chiến binh, hòa nhạc kỷ niệm.... Các hoạt động kỷ niệm có sự tham gia của đại diện chính quyền thành phố, Hội đồng hương Volgograd, lãnh đạo các tổ chức hội cựu chiến binh, những người từng tham gia trận đánh tại Stalingrad, đại diện các trường học được mang tên những anh hùng trong trận đánh lịch sử này...
Trong khi đó, tại thành phố Volgograd, cùng tất cả huyện thị, làng mạc của tỉnh Volgograd cũng diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm 72 năm chiến thắng Stalingrad, với sự tham gia của đại diện đến từ nhiều thành phố, khu vực của Nga, cũng như Italy, Áo và Séc.
Bộ trưởng Văn hóa Nga Vladimir Medinsky cũng tới Volgograd tham gia các hoạt động kỷ niệm ngày chiến thắng lịch sử này.
Tại đây sẽ khánh thành bia tưởng niệm những người Tatar đã hy sinh trong trận đánh trên Đồi Mamaev, ngọn đồi cao 102m, nơi Hồng quân Liên Xô và quân phátxít "giành giật từng tấc đất" trong suốt 135 ngày đêm.
Trận chiến Stalingrad kéo dài 200 ngày đêm (17/7/1942-2/2/1943), được coi là trận đánh dài và gian nan nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai xét về thời gian, quy mô và mức độ ác liệt, với sự tham gia của 14 sư đoàn quân phátxít và 12 sư đoàn Hồng quân Liên Xô.
Gần 1,2 triệu chiến sỹ Hồng quân đã ngã xuống để ngăn chặn kẻ thù tiến tới sông Volga. Sau những ngày kiên cường phòng ngự bên bờ Tây sông Volga, từ đầu tháng 2/1943, Hồng quân Liên Xô tại Stalingrad đã chuyển sang phản công.
Trận chiến lịch sử đánh bại quân Đức tại Stalingrad kết thúc vào ngày 2/2/1943, với khoảng 1,5 triệu binh lính phátxít Đức và đồng minh tử trận, bị thương hoặc bị bắt.
Chiến thắng Stalingrad được coi là bước ngoặt quan trọng làm thay đổi cơ bản cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai.
Sau tháng 2/1943, Hồng quân Liên Xô bắt đầu chuyển sang phản công trên khắp các mặt trận, dẫn tới chiến thắng 9/5/1945 đánh bại đội quân phátxít./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV Nga bắn xa nhất thế giới? Bộ Quốc phòng Nga cho biết, pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV đạt tầm bắn xa tới 70km, vượt trội khá nhiều so với các sản phẩm tương tự của phương Tây. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV đạt tầm bắn xa tới 70km, vượt trội khá nhiều so với các sản phẩm tương tự của phương Tây. Theo...