Ảnh hiếm: Quân cảng Cam Ranh xưa và nay
Cam Ranh nổi tiếng không chỉ là một vùng vịnh đẹp mà còn bởi vị trí địa lý mang tầm chiến lược của nó.
Cam Ranh là một vịnh nước sâu thuộc tỉnh Khánh Hòa, xung quanh được bao bọc bằng các dãy núi đá nhô ra biển, Cam Ranh được ví như là “cái mũi” nhô ra Biển Đông. Do vị trí địa lý mang tầm chiến lược của nó, từ lâu Cam Ranh đã được sử dụng như một quân cảng quan trọng không chỉ của Việt Nam mà cả khu vực châu Á.
Vào đầu thế kỷ 20, Cam Ranh được sử dụng làm trạm nghỉ chân cho Hải quân Nga. Trong thời gian xảy ra Chiến tranh Thế giới thứ 2, Cam Ranh được Hải quân đế quốc Nhật Bản sử dụng làm địa điểm bàn đạp tấn công Malaysia.
Trong chiến tranh tại Việt Nam, Cam Ranh trở thành quân cảng quan trọng của Hải quân Mỹ và VNCH. Sau đó, Cam Ranh là căn cứ hải quân quan trọng của hạm đội Thái Bình Dương Hải quân Nga. Sau khi Hải quân Nga rút khỏi Cam Ranh vào năm 2004, Chính phủ Việt Nam đã quyết định xây dựng Cam Ranh vào mục đích dân sự và không cho bất cứ nước ngoài nào sử dụng Cam Ranh vào mục đích quân sự. Ngày nay Cam Ranh là căn cứ hải quân chủ lực của Hải quân nhân dân Việt Nam.
Dưới đây là một số hình ảnh về vịnh Cam Ranh “ xưa và nay”:
Vịnh Cam Ranh nhìn từ vệ tinh, nó được ví như một cái mũi nhô ra án ngự Biển Đông.
Hải quân Mỹ đang xây thêm cầu cảng cho tàu quân sự cỡ lớn cập bến tại Cam Ranh vào năm 1965. Ảnh: Lịch sử Hải quân Mỹ.
Hai tàu vận tải cỡ lớn của Mỹ cập cảng Cam Ranh vào tháng 8/1965. Trong những năm chiến tranh tại Việt Nam đây là quân cảng mang tầm chiến lược của Hải quân Mỹ và VNCH. Ảnh: Lịch sử Hải quân Mỹ.
Một phần căn cứ không quân thuộc hạm đội Thái Bình Dương, Nga đóng tại Cam Ranh những năm 1980.
Tàu khu trục hạng nặng Project 956 của Hải quân Nga đang neo tại Cam Ranh. Ảnh tư liệu.
Các máy bay thuộc đơn vị không quân hạm đội Thái Bình Dương tại sân bay Cam Ranh. Những năm Chiến tranh Lạnh, sân bay này là nơi hoạt động thường xuyên của máy bay trinh sát Tu-142.
Thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân lớp Victor đề án 617RTM thuộc sư đoàn tàu ngầm số 38, liên đội tàu chiến số 17, hạm đội Thái Bình Dương tại Cam Ranh.
Video đang HOT
Ngày nay, Cam Ranh đang được đầu tư xây dựng thành trung tâm kinh tế biển trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa cùng như cả vùng Nam Trung Bộ.
Hiện nay, Cam Ranh là căn cứ hải quân chủ lực của Hải quân nhân dân Việt Nam, những tàu chiến hiện đại nhất của Việt Nam đều quy tụ tại đây.
Theo soha
Hình ảnh hiếm về hải quân Liên Xô tại Cam Ranh
Truyền thông Nga cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu sẽ tới Cam Ranh trong chuyến thăm Việt Nam. Đây là nơi Liên Xô và sau đó là Nga từng có căn cứ hải quân trong nhiều năm.
Cuối những năm 1970, phía Liên Xô đã có những thỏa thuận với Việt Nam về việc thuê cảng Cam Ranh. Ngày 2/5/1979, Chính phủ Liên bang CHXHCN Xô Viết và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã ký hiệp định về việc sử dụng Cam Ranh làm Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật cho Hạm đội Thái Bình Dương của quân đội Liên Xô trong 25 năm. Trong ảnh là một góc căn cứ Cam Ranh thời Liên Xô đồn trú.
Ngay trong tháng 5/1979, các tàu chiến Liên Xô bắt đầu đi vào hải phận Cam Ranh. Ít lâu sau, các máy bay của Hạm đội Thái Bình Dương bắt đầu hạ cánh xuống Cam Ranh. Trong ảnh là thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Victor III Rroject 671RTM biên chế trong Sư đoàn tàu ngầm số 38 (Liên đội tàu chiến số 17) tại Cam Ranh.
Tên gọi chính thức của căn cứ Cam Ranh thời kỳ này là căn cứ bảo đảm hậu cần kỹ thuật số 922 của Hạm đội Thái Bình Dương. Căn cứ 922 chủ yếu phục vụ Liên đội tàu chiến số 17 (Hạm đội Thái Bình Dương). Trong ảnh là các tướng lĩnh hải quân Liên Xô cùng thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân tấn công tại Cam Ranh.
Thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Echo Project 675 thuộc Sư đoàn tàu ngầm số 38 (Liên đội tàu chiến 17) tại quân cảng Cam Ranh hồi tháng 10/1982.
Khu trục tên lửa lớp Sovremenny Project 956 tại vịnh Cam Ranh.
Mùa hè năm 1980, tàu sân bay Minsk lớp Kiev đã ghé vào Cam Ranh trong khi làm nhiệm vụ chiến đấu trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trong ảnh là tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng Yak-38 trên tàu Minsk tại Cam Ranh.
Tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn lớp Ropucha Project 775 tại quân cảng Cam Ranh.
Tàu ngầm, tàu chiến đấu mặt nước, tàu vận tải tại quân cảng Cam Ranh giai đoạn 1980-1981.
Máy bay tuần tra săn ngầm tầm xa Tu-142 tại sân bay trong tổ hợp căn cứ quân sự ở Cam Ranh.
Máy bay Tu-142 hạ cánh xuống sân bay ở Cam Ranh.
Binh lính Liên Xô cùng gia đình vui đùa trên bãi biển tại căn cứ Cam Ranh ngày 28/7/1991.
Tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23MLD ở Cam Ranh tháng 1/1985.
Trực thăng săn ngầm Mi-14PL tại Cam Ranh.
Tàu ngầm tấn công Kilo của Hải quân Nga tại Cam Ranh cuối những năm 1990.
Đội hình xe bọc thép BTR của lực lượng Hải quân Đánh bộ Liên Xô diễu hành qua lễ đài Cam Ranh ngày 7/11/1987.
Binh lính Hải quân Đánh bộ Liên Xô trong buổi huấn luyện bắn đạn thật trong căn cứ Cam Ranh.
Những người lính Hải quân Liên Xô du lịch và đem về làm kỷ niệm chiếc nón của phụ nữ Việt Nam năm 1980.
Binh lính Hải quân Liên Xô tại khu nhà nghỉ trong căn cứ.
Binh lính Liên Xô giải trí bằng cách leo cây dừa tại Cam Ranh.
Binh lính Liên Xô chơi bóng đá tại Cam Ranh năm 1985.
Giao lưu giữa các binh lính Liên Xô với học sinh Việt Nam tại địa phương năm 1986.
Một góc các khu nhà tại căn cứ Cam Ranh.
Khách sạn trong căn cứ.
Trong thời gian đồn trú tại Việt Nam, Không quân Liên Xô (sau này là Nga) đã xảy ra một số vụ tai nạn nghiêm trọng. Điển hình, ngày 12/12/1995, đội bay biểu diễn "Hiệp sĩ Nga" trên đường về nước đã ghé qua căn cứ Cam Ranh để tiếp nhiên liệu. Tuy nhiên, 3 tiêm kích Su-27 đâm vào núi gần Cam Ranh, làm toàn bộ phi công thiệt mạng. Trong ảnh là đài tưởng niệm vụ tai nạn tại Cam Ranh.
Những chiếc Su-27 của đội bay biểu diễn "Hiệp sĩ Nga" tại Cam Ranh.
Năm 2002, phía Nga đã quyết định rút khỏi Cam Ranh trước thời hạn, bàn giao lại căn cứ cho phía Việt Nam quản lý. Trong ảnh là buổi diễu binh cuối cùng của quân đội Nga trước khi rời cảng Cam Ranh ngày 4/5/2002.
Khi ra đi, phía Nga đã bàn giao lại cho Việt Nam toàn bộ các công trình căn cứ gồm: 57 tòa nhà 87 km đường dây tải điện lưới 62 km đường dây điện cáp 25 km công trình ngầm 250 m cầu cảng, sân bay, kho bãi. Trong ảnh là chỉ huy cuối cùng của căn cứ vẫy tay chào tạm biệt những người đồng đội Việt Nam.
Hiện quân cảng Cam Ranh là nơi neo đậu của nhiều đơn vị tàu chiến đấu mặt nước, tàu ngầm hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Theo VNE
Pakistan giao cảng chiến lược cho Trung Quốc Pakistan và Trung Quốc hôm 18/2 ký thỏa thuận chuyển giao quyền quản lý hoạt động cảng chiến lược Gwadar cho Công ty điều hành cảng hải ngoại Trung Quốc (OPHL). Vị trí cảng chiến lược Gwadar. Đồ họa: Opinion-maker Theo PTI, việc tiếp nhận cảng Gwadar thể tạo điều kiện cho Bắc Kinh thiết lập một căn cứ hải quân tiềm tàng...