Ảnh hiếm NSND Trịnh Thịnh trên phim
Các vai diễn của ông không khai thác tiếng cười hời hợt mà đề cao yếu tố tâm lý.
Vợ chồng A Phủ là một trong những phim đầu tay của NSND Trịnh Thịnh. Trong phim ông vào vai một chiến sĩ cộng sản hoạt động trên vùng núi cao cùng đồng bào miền núi Tây Bắc
Sinh năm 1926, NSND Trịnh Thịnh tham gia phim ảnh không sớm vì năm 30 tuổi ông mới bắt đầu lĩnh vực phim ảnh khi tham gia lồng tiếng cho một hãng xuất nhập khẩu phim của Liên Xô. Tuy nhiên, niềm đam mê phim ảnh đến với ông từ khi còn rất nhỏ.
Thời đó, ông vẫn thường lui đến các rạp chiếu phim công cộng nhỏ ở các rạp trên phố Hàng Da, Hàng Quạt… Học trường Tây, làm việc cho ngân hàng Đông Dương nhưng duyên nợ với điện ảnh đã đưa ông đến với bộ môn nghệ thuật thứ 7 một cách tự nhiên.
Vai ông lão thuyền chài đầy ám ảnh của ông trong Lời nguyền một dòng sông.
Nét tính cách đa chiều đáng khen ngợi nhất của NSND Trịnh Thịnh đó là khả năng nhập vai nhẹ nhàng. Vì thế dù là vai chính diện hay phản diện, vai cổ trang hai hiện đại hài hước ông đều tạo nét diễn gần gũi với khán giả.
Vai quan huyện trong Chị Dậu của NSND Trịnh Thịnh.
Video đang HOT
Có thể nói, trong suốt gần 60 năm sự nghiệp của mình NSND Trịnh Thịnh có cơ hội thể hiện vô số các vai diễn mang màu sắc khác nhau. Đó là một chiến sĩ cộng sản trong Vợ chồng A Phủ, vai ông Củng nổi tiếng trong Vợ chồng anh Lực, vai quan huyện trong Chị Dậu, lão thuyền chài bất hạnh trong Lời nguyền một dòng sông, ông chủ tịch huyện trong Thị trấn yên tĩnh, vai ông nội thằng Bờm trong bộ phim cùng tên…
Trịnh Thịnh trong phim Thằng Bờm.
Hình ảnh ông nội Thằng Bờm của Trịnh Thịnh được nhiều thế hệ khán giả yếu mến.
Bộ phim Thị trấn yên tĩnh của NSND Trịnh Thịnh với vai ông chủ tịch huyện mẫn cán.
Dịch cười là một bộ phim để lại nhiều ấn tượng đẹp về NSND Trịnh Thịnh trong lòng khán giả.
Hai bộ phim gần nhất mà ông từng tham gia đó là Cửa hàng Lopa và Tết này ai đến xông nhà cùng hàng loạt các danh hài Quốc Khánh, Chí Trung, Quang Thắng, Minh Vượng…
Theo Zing
Những vai diễn để đời của cố NSND Trịnh Thịnh
Cùng nhìn lại những vai diễn đã tôn vinh tên tuổi của NSND Trịnh Thịnh.
Điện ảnh Việt Nam vừa mới nhận được tin buồn: NSND Trịnh Thịnh vừa mới qua đời sáng ngày 12/4 ở tuổi 87. NSND Trịnh Thịnh là gương mặt quen thuộc với người xem từ những năm 1960, 1970. Năm 1997, Trịnh Thịnh được phong danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ nhân dân. Dẫu đã đi xa nhưng những vai diễn của cố nghệ sĩ vẫn còn trong lòng khán giả.
Bộ phim đầu tiên NSND Trịnh Thịnh để lại dấu ấn là Chung Một Dòng Sông sản xuất năm 1959. Đây là bộ phim đầu tiên của điện ảnh Việt Nam. Chung Một Dòng Sông là câu chuyện xảy ra ven hai bờ Nam - Bắc sông Bến Hải sau Hiệp định Giơnevơ 1954. Dòng sông chảy qua vĩ tuyến 17 ấy, ranh giới tạm thời của hai miền đất nước đã làm đôi đường tình thương cách trở, ngang trái. Dù không hề được đào tạo qua trường lớp bài bản nhưng ông vẫn vào vai chân thật, hồn nhiên.
Phim "Chung một dòng sông"
Sau thành công của Chung Một Dòng Sông, Trịnh Thịnh tham gia nhiều bộ phim khác như Vợ Chồng A Phủ, Thằng Bờm, Lá Ngọc Cành Vàng, Thị Trấn Yên Tĩnh, Lời Nguyền Một Dòng Sông, Chị Dậu... Với vẻ ngoài phúc hậu, Trịnh Thịnh thường xuyên được các đạo diễn tin tưởng giao cho vai cụ già nhà quê và chủ yếu là vai hài. Tuy nhiên, vai diễn ấn tượng nhất của ông là nhân vật ông Củng trong Vợ Chồng Anh Lực.
"Vợ chồng A Phủ"
"Thằng Bờm"
"Lá ngọc cành vàng"
Thường xuyên đóng vai lão nông, đôi khi Trịnh Thịnh cũng vào vai cán bộ. Trong phim Dịch Cười, ông trở thành giám đốc Trí nghiêm khắc và trách nhiệm nhưng vẫn hài hước. Sau này, Trịnh Thịnh còn nhận vai giám đốc trong Cầu Thang Nhà A6 hoặc Henry Cường oai vệ trong Cửa Hàng Lôpa.
"Dịch cười"
"Cầu thang nhà A6"
"Cửa hàng Lôpa"
Phim cuối cùng mà Trịnh Thịnh góp mặt là Tết Này Ai Đến Xông Nhà ra rạp năm 2002. Tết Này Ai Đến Xông Nhà là bộ phim hài chiếu Tết được đông đảo khán giả yêu mến. Ông đóng vai cha của Thi (Quốc Khánh). Vẫn giữ dáng điệu chậm rãi, Trịnh Thịnh vào vai người cha điềm đạm, tâm lý. Sau bộ phim này, vì sức khỏe yếu nên ông không tham gia đóng phim nữa.
Tham gia phim ảnh chủ yếu với những vai nhỏ song Trịnh Thịnh vẫn được khán giả nhớ đến bởi gương mặt hiền lành và chiếc mũi to to, là người ông trên màn ảnh trong tuổi thơ nhiều người. Nay cố nghệ sĩ đã về bên kia thế giới và để lại trong lòng khán giả nhiều niềm thương nhớ thì những đóng góp của ông với điện ảnh nước nhà vẫn còn mãi.
Theo Trithuctre
NSND Trịnh Thịnh và những vai diễn đi vào lòng người Gần 50 năm theo nghiệp điện ảnh, tên tuổi NSND Trịnh Thịnh đã gắn liền với nhiều bộ phim đình đám của điện ảnh Việt từ thời chiến tới thời bình. NSND Trịnh Thịnh sinh năm 1926 tại Hà Nội. Ngay từ khi còn thơ ấu, ông đã có niềm đam mê mãnh liệt với điện ảnh khi lui tới những buổi chiếu...