Ảnh hiếm chiến dịch “sấm rền” Mỹ tiến hành ở VN 1965
50 năm trước, Mỹ bắt đầu tiến hành ném bom miền bắc việt nam, tiến hành chiến dịch sấm rền.
Sấm Rền là chiến dịch ném bom dài nhất do Không quân Mỹ thực hiện kể từ Chiến tranh thế giới 2. Theo số liệu thống kê, Mỹ đã huy động 2,6 triệu binh sĩ và nhân viên, cố vấn tham gia Chiến tranh Việt Nam. Trong ảnh là trực thăng của quân đội Mỹ bay rợp trời Việt Nam.
Một binh sĩ Mỹ làm nhiệm vụ tại một khu rừng trong Chiến tranh Việt Nam. Trước mặt binh sĩ này là chiếc đầu lâu đặt ở giữa 2 cành cây. Đây là một trong những hình ảnh ám ảnh về Chiến tranh Việt Nam.
Theo ước tính, số lượng người Việt Nam thiệt mạng trong cuộc chiến tranh khốc liệt đó rơi vào khoảng 800.000 – 3,1 triệu người. Trong ảnh là người mẹ dùng đòn gánh đưa con đi trú ẩn.
Chiến tranh Việt Nam được cho là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử Mỹ. Đây cũng là cuộc chiến mà Mỹ có số lượng thương vong lớn thứ 4 sau Nội chiến Mỹ, Chiến tranh thế giới 2 và Chiến tranh thế giới 1. Trong ảnh là binh sĩ Mỹ chật vật chiến đấu ở chiến trường Việt Nam.
Bài hát “Give Peace a Chance” (Hãy cho hòa bình một cơ hội) của John Lennon được người biểu tình sử dụng trong các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam. Trong ảnh là John Lennon và vợ Yoko Ono.
Trong Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã gây ra hàng loạt tội ác như thảm sát dân thường, đánh bom các mục tiêu dân sự, sử dụng rộng rãi việc tra tấn, sát hại tù nhân chiến tranh…
Mỹ đã chi khoảng 352 tỷ USD cho các hoạt động quân sự trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Trong ảnh là tàu tuần dương Canberra của quân đội Mỹ phóng hỏa lực.
Quân đội Mỹ đổ bộ tại một bãi biển ở Việt Nam.
Lính thủy quân lục chiến Mỹ bế một bà lão Việt Nam lên trực thăng cứu hộ.
Video đang HOT
Trong Chiến tranh Việt Nam, gần 60.000 binh sĩ Mỹ đã thiệt mạng và hơn 300.000 người khác bị thương. Thêm vào đó, Mỹ cũng mất 9.000 máy bay, trực thăng và một số lượng lớn các phương tiện quân sự khác.
Theo_Kiến Thức
Hồ sơ chiến tích tên lửa phòng không S-75
Ngay trong lần đầu tham chiến tại Việt Nam, tên lửa phòng không S-75 đã bắn hạ tiêm kích hiện đại nhất nước Mỹ F-4 Phantom. Chiến công đầu tiên của tên lửa S-75 ở Việt Nam
Máy bay ném bom chiến lược B-52 - thần tượng một thời của Không quân Mỹ.
Mặc dù hệ thống tên lửa phòng không S-75 được Liên Xô phát triển để chống lại các máy bay ném bom chiến lược như B-47 Stratojet, B-52 Stratofortress, Arvo Vulcan hoặc các máy bay do thám tầng cao như U-2, RB-57D Canberra, nhưng danh tiếng lừng lẫy của S-75 đến từ việc tham chiến trong Chiến tranh Việt Nam chống lại các máy bay tấn công chiến thuật, tiêm kích bom của Mỹ.
Do Mỹ tăng cường các cuộc không kích vào đường Trường Sơn và miền Bắc Việt Nam, tháng 7/1965, chính phủ Liên Xô đồng ý cung cấp hệ thống tên lửa phòng không SA-75 Dvina đời đầu của dòng S-75 cho Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Sĩ quan Việt Nam được gửi đến Liên Xô để học về hệ thống tên lửa phòng không SA-75 và 10 trung tâm huấn luyện của Lực lượng Phòng không Quốc gia (PVO-Strany) được xây dựng ở miền Bắc Việt Nam, trở thành nòng cốt của các trung đoàn tên lửa phòng không mới.
Sẽ mất một khoảng thời gian để các sĩ quan Việt Nam sử dụng thành thạo hệ thống phòng không này, vì vậy lực lượng Phòng không Quốc gia đã gửi các đội kỹ thuật và tên lửa từ Moscow và Baku đến miền Bắc Việt Nam, đứng đầu là thiếu tướng Grigoriy A.Belov.
Từ tháng 4/1965 đến tháng 5/1967, đã có khoảng 10.900 sĩ quan của Liên Xô và 6.214 nhân viên kỹ thuật đến miền Bắc Việt Nam, họ chủ yếu hoạt động trong lực lượng Phòng không-Không quân và đã có 4 người đã hy sinh trong chiến đấu.
Những trung đoàn tên lửa phòng không S-75 đầu tiên của Việt Nam được thiết lập và chỉ huy dưới sĩ quan Liên Xô. Ví dụ như trung đoàn Phòng không 274 được sĩ quan của trung đoàn 260 của Liên Xô đến từ Bryansk chỉ huy, với 4 tiểu đoàn chiến đấu và 1 tiểu đoàn kỹ thuật.
Từ năm 1967-1968, sĩ quan Việt Nam tốt nghiệp và tự chủ động sử dụng hệ thống phòng không với sự hỗ trợ của các chuyên gia Liên Xô. Mặc dù vẫn có vài tiểu đoàn do sĩ quan Liên Xô chỉ huy đến tận những năm cuối những năm 1960.
Đơn vị SA-75 Dvina đầu tiên triển khai ở Việt Nam là trung đoàn 236 do đại tá M.Tsygankov chỉ huy với 2 tiểu đoàn chiến đấu đầu tiên đặt ở thủ đô Hà Nội. Vào ngày 24/7/1965, tiểu đoàn 63 và 64 thuộc trung đoàn 236 đã bắn rơi một chiếc F-4C Phantom của Phi đội tiêm kích chiến thuật số 47 của Không Quân Mỹ (USAF). Đó là chiến công đầu tiên của hệ thống phòng không SA-75 Dvina ở Việt Nam. Sau trung đoàn 236, trung đoàn 238 do đại tá N.V.Bazhenov chỉ huy được thành lập và hoạt động vào mùa thu cùng năm ấy. Trung đoàn 261 do đại tá K.V.Zavadskiy đi vào hoạt động trong tháng 2/1966 và trung đoàn 274 do đại tá V.V.Fedorov chỉ huy đi vào hoạt động vào cuối năm 1966.
Sĩ quan Liên Xô của trung đoàn Phòng không 236.
Bác Hồ thăm trung đoàn 236 sau chiến công đầu tiên, bắn rơi 3 máy bay F-4C Phantom II của Mỹ.
Máy bay tiêm kích bom F-4C Phamtom II.
Những nỗ lực ban đầu của Không quân Mỹ để đối phó với SA-75 đã không thành công. Vì vậy chiến dịch Iron Hand (Bàn tay Sắt) được bắt đầu để áp chế các hệ thống phòng không SA-75 của miền Bắc Việt Nam.
Nhận thấy được vùng chết của radar RSNA-75 Fan Song A là không bắt được mục tiêu ở độ cao thấp, cuộc tấn công đầu tiên của chiến dịch Iron Hand diễn ra vào ngày 27/7/1965, với phi đội 54 chiếc tiêm kích bom F-105 Thunderchief bay ở độ cao thấp tấn công vào các trung đoàn SA-75.
Tuy nhiên, trung đoàn 236 đã lường trước được điều này nên đã di chuyển các tiểu đoàn chiến đấu đến nơi khác, thay thế các vị trí ấy bằng các hệ thống phòng không giả và triển khai hơn 120 pháo phòng không xung quanh khu vực ấy.
Khi phi đội F-105 đến, chúng đã bị phá vỡ đội hình bởi những khẩu đội pháo phòng không và 6 chiếc F-105 bị bắn hạ cùng với 1 chiếc máy bay trinh sát RF-101 Voodoo.
Sau khi 1 chiếc A-4E Skyhawk bị tên lửa phòng không S-75 bắn rơi vào ngày 11/8/1965, một cuộc tấn công tương tự của Hải Quân với chiến thuật bay thấp được thực hiện, và Hải quân Mỹ đã mất 5 chiếc máy bay mà không một trận địa tên lửa phòng không nào bị hạ.
Máy bay trinh sát không người lái BQM-34 Firebee
Quân đội Mỹ đã thử một số cách khác để tiếp cận, như chiến dịch Left Hook, họ đã phóng máy bay không người lái BQM-34 Firebee để thu thập tín hiệu sóng của radar RSNA-75 Fan Song A, nhưng không thành công.
Từ ngày 12/8 đến ngày 14/11/1965, hơn 338 phi vụ của chiến dịch Iron Hand được thực hiện như không thu được kết quả nào nhờ sự cơ động của các tiểu đoàn phòng không Việt Nam, khả năng ngụy trang xuất sắc và được bảo vệ bởi các tiểu đội pháo phòng không dày đặc.
Theo_Giáo dục thời đại
Phương Tây ngỡ ngàng trước ảnh chiến tranh của phóng viên Việt Nam Triển lãm ảnh Chiến tranh Việt Nam tại Pháp đã gây ấn tượng mạnh với các bức ảnh của các phóng viên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ 30/8 đến 14/9 ở thành phố Perpignan phía Nam nước Pháp đã diễn ra Liên hoan ảnh báo chí quốc tế thường niên lần thứ 26 mang tên "Visa pour l'image" (tạm dịch là...