Ảnh: Hàng nghìn ôtô né trạm thu phí Cai Lậy mỗi ngày
Tài xế cho rằng giá vé sử dụng dịch vụ đường bộ tại BOT Tiền Giang không hợp lý khi so với cao tốc Trung Lương – TP.HCM, nên hàng nghìn lượt ôtô né trạm Cai Lậy mỗi ngày.
Trạm thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ Cai Lậy (BOT Cai Lậy) chính thức hoạt động từ ngày 1.8. Trạm đặt tại xã Bình Phú, huyện Cai Lậy (Tiền Giang)
Theo Công ty Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang (BOT Tiền Giang), dự án xây dựng công trình quốc lộ 1 đoạn tránh thị xã Cai Lậy và tăng cường mặt đường đoạn Km 1987 560 đến Km 2014 có tổng vốn đầu tư trên 1.398 tỷ đồng.
Trong đó, tuyến tránh dài 12,02 km đầu tư mới trên 1.000 tỷ và phần tăng cường mặt đường 26,5 km từ xã Mỹ Quý (thị xã Cai Lậy) đến xã Mỹ Đức Đông của huyện Cái Bè, cách trạm dừng chân Phương Trang khoảng 2 km về hướng Cần Thơ.
Sau gần 10 ngày BOT thu phí qua trạm Cai Lậy, nhiều tài xế và doanh nghiệp vận tải phản ánh rằng phí nơi này cao hơn khi so với tuyến cao tốc Trung Lương – TP.HCM. Theo các tài xế, trạm đặt trên quốc lộ 1 nên xe đi đường tránh hay vào thị xã Cai Lậy đều phải qua trạm.
Vài ngày trước, nhiều tài xế đã dùng tiền lẻ nhét vào chai nhựa khi mua vé qua trạm. Ông Nguyễn Phú Hiệp, Giám đốc BOT Tiền Giang, cho biết đến nay trạm ghi nhận 10 trường hợp tài xế mua vé bằng tiền lẻ nhét vào chai nhựa. Đơn vị đã tăng cường nhân viên làm việc tại trạm Cai Lậy để cắt chai, lấy tiền lẻ ra đếm để xe qua nhanh.
Video đang HOT
Trạm thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ Cai Lậy có 5 mức thu dành cho các loại xe. Trong đó, mức phí thấp nhất là xe dưới 12 ghế ngồi, xe có tải trọng dưới 2 tấn và các loại ôtô vận tải khách công cộng (35.000 đồng/vé); phí cao nhất là 180.000 đồng/vé, dành cho xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 feet.
Để tài xế bớt căng thẳng khi chạy xe qua những đoạn đường dài, nhân viên trạm Cai Lậy luôn vui vẻ khi khách mua vé và nói lời cảm ơn khi giao vé.
Không muốn mất tiền khi qua trạm Cai Lậy, nhiều tài xế taxi và hàng nghìn xe khách, ôtô tải, xe cá nhân đã né trạm, chạy vào đường huyện 63 và 67 của huyện Cai Lậy.
Theo một chủ quán giải khát ở đầu lộ Giồng Cát (đường liên xã Bình Phú – Phú An), mỗi ngày có hàng nghìn ôtô né trạm Cai Lậy, chạy nối đuôi nhau ra quốc lộ 1 ở khu vực gần chùa Phước Long ở ấp 6, xã Phú An. Khi đổ ra quốc lộ 1, ôtô phải vòng lại cuối dải phân cách để chạy về hướng Cần Thơ.
Cảnh sát giao thông tuần tra đường huyện 63 và 67 ở Tiền Giang để kiểm tra xe quá tải, hoặc ôtô khách chạy sai tuyến khi né trạm Cai Lậy.
Đoạn quốc lộ 1 nằm trong gói dự án tăng cường mặt đường ở huyện Cái Bè. Mặt đường có 2 làn ôtô mỗi bên và một làn dành cho xe máy.
Tài xế Trần Văn Hùng cho biết trạm Cai Lậy đặt trước nhà của ông là không hợp lý vì khu vực này đông dân cư. “Cách trạm thu phí một đoạn không xa là đất trống nhưng họ không đặt trạm. Người dân chạy xe vào nhà rất bất tiện vì cạnh làn đường dành cho xe máy, khói xe bay vào nhà bám đen mọi vật dụng. Mỗi ngày tôi qua lại trạm nhiều lượt và lần nào cũng tốn 50.000 đồng để mua vé cho xe 16 chỗ”, ông Hùng nói.
Ông Nguyễn Tuấn Nghiêm phản ánh trạm thu phí gây ứ đọng nước trước nhà dân mỗi khi trời mưa.
Theo lãnh đạo BOT Tiền Giang, trạm Cai Lậy là “thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ” chứ không phải thu phí đường bộ.
Để tránh ùn tắc giao thông, BOT Tiền Giang phân công nhân viên trực suốt ngày đêm để hướng dẫn ôtô vào các làn đường phù hợp.
Theo Việt Tường – Thanh Tùng (Zing)
Bộ Giao thông ra 'tối hậu thư' với nhà đầu tư cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
Nhà đầu tư cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được cho đã vi phạm hợp đồng, chậm tiến độ với dự án quan trọng.
Bộ Giao thông Vận tải vừa thông báo việc vi phạm hợp đồng BOT đầu tư cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận với các nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án.
Theo Bộ Giao thông, hiện nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án vẫn chưa có đủ 100% vốn chủ sở hữu và chưa ký được hợp đồng tín dụng; so với yêu cầu, 2 việc này đã bị chậm lần lượt là 7 tháng và 6 tháng.
Ngoài ra, doanh nghiệp dự án có khoản chi chưa rõ mục đích 80,4 tỷ đồng (chỉ với nội dung "rút tiền"), và cho một doanh nghiệp khác vay 120 tỷ đồng mà chưa giải trình làm rõ.
"Việc sử dụng vốn chủ sở hữu đã huy động với nội dung chi chưa rõ ràng và cho vay, trong khi không đáp ứng đủ kinh phí giải phóng mặt bằng theo yêu cầu của địa phương là không thực hiện đúng quy định, ảnh hưởng lớn đến tiến độ dự án", văn bản của Bộ Giao thông nêu.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ nối tiếp với cao tốc TP HCM - Trung Lương. Ảnh:Xuân Hoa
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là dự án quan trọng, tuy nhiên theo Bộ Giao thông, các yêu cầu của Bộ nhằm thúc đẩy việc triển khai dự án không được nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thực hiện đầy đủ và kịp thời.
Do đó, Bộ Giao thông thông báo, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án đã vi phạm hợp đồng; yêu cầu doanh nghiệp huy động đủ vốn chủ sở hữu đến cuối tháng 7 và ký hợp đồng tín dụng vay vốn trong vòng 2 tháng. Hết thời hạn này, Bộ Giao thông sẽ chấm dứt hợp đồng dự án nếu doanh nghiệp dự án không thực hiện yêu cầu.
Dự án cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận giai đoạn 1 thuộc địa bàn tỉnh Tiền Giang dài trên 51 km, thiết kế 6 làn xe. Dự án được đầu tư gần 15.000 tỷ đồng do 6 doanh nghiệp tham gia theo hình thức BOT. Dù được kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian lưu thông từ TP HCM đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của khu vực Tây Nam bộ, giảm tải cho quốc lộ 1, nhưng tiến độ dự án đang rất ì ạch, khó hoàn thành vào năm 2018 như dự kiến.
Mới đây, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bên liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án này để hoàn thành vào năm 2019.
Đoàn Loan
Theo VNE
5 người bị nạn khi hai ôtô tông nhau trên cao tốc Trung Lương Ôtô khách 29 chỗ từ TP HCM về miền Tây, khi chạy trên cao tốc Trung Lương đã đâm vào đuôi xe tải cùng chiều làm tài xế tử vong, 4 người nhập viện. Chiều 14/4, ôtô khách 29 chỗ chở gần 10 khách đi trên cao tốc Trung Lương, từ TP HCM về Sóc Trăng. Khi đến huyện Châu Thành (Tiền Giang),...