Ảnh: Hạn hán tàn phá Đất mũi Cà Mau
Trước những thiệt hại nặng nề do hạn hán gây ra, tỉnh Cà Mau đã công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp độ 2.
Hạn hán thời gian qua đã gây nhiều thiệt hại cho tỉnh Cà Mau. Thực trạng này đang đặt ra cho “ Vùng đất cuối trời” nhiều bài toán cần phải giải quyết như: thiếu nước sinh hoạt; thiếu nước sản xuất và sụt lún, sạt lở đất. Trong vùng ngọt hóa của tỉnh Cà Mau, toàn bộ hệ thống kênh thủy lợi mực nước hạ rất thấp.
Theo Chi cục Thủy lợi địa phương, kênh cấp 1 còn khoảng 0,5 mét nước; kênh cấp 2, cấp 3 đã khô cạn.
Lòng sông thành sân chơi của trẻ em và cỏ hoang mọc đầy.
Giao thông thủy trong vùng ngọt hoàn toàn bị tê liệt.
Video đang HOT
Thực trạng hạn hán đến sớm và gay gắt năm nay gây nhiều thiệt hại cho vùng Đất Mũi – Cà Mau.
Đến thời điểm hiện tại hơn 19.000 ha lúa đã thiệt hại và chủ yếu thiệt hại trên 70%.
Vụ hoa màu dưới ruộng cho lợi nhuận bằng hai vụ lúa của người dân huyện Trần Văn Thời thất thu.
Người dân đang “mót” từng chút nước mong vớt vát vụ mùa.
Hiện toàn tỉnh Cà Mau có hơn 20.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.
Đặc biệt, từ đầu mùa khô đến nay trong vùng ngọt của tỉnh Cà Mau đã xảy ra hơn 1.000 vụ sạt lở, sụt lún đất.
Có những vụ sụt lún gây thiệt hại nghiêm trọng, như: Sụt lún tuyến đê biển Tây; đường Tắc Thủ – Đá Bạc; đường Co Xáng – Đá Bạc…
Mùa hạn được dự báo còn gay gắt, công tác PCCCR cũng rất nan giải.
Trước những thiệt hại nặng nề, tỉnh Cà Mau đã công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp độ 2.
Ngành chức năng địa phương đang triển khai các biện pháp khắc phục, các phương án hỗ trợ người dân./.
Trần Hiếu/VOV-ĐBSCL
Cấp nước ngọt cho người dân biên giới biển vùng hạn mặn
Hạn mặn diễn ra ngày một gay gắt tại các tỉnh ĐBSCL, trong đó có khoảng 400.000 người dân các xã biên giới biển đang thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.
BĐBP cấp nước cho người dân các xã biên giới biển Tiền Giang
Trước tình hình này, lực lượng vũ trang đã triển khai các biện pháp cấp nước ngọt cho đồng bào các tỉnh biên giới biển Tây Nam, đặc biệt là hộ nghèo, gia đình chính sách.
Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), 41 xã biên giới biển Tây Nam có 105.731 hộ với 400.000 nhân khẩu (trong đó có trên 7.000 hộ, với gần 28.000 nhân khẩu thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách, người già không nơi nương tựa) cần được hỗ trợ nước sinh hoạt.
Trước tình hình trên, Bộ Tư lệnh BĐBP chỉ đạo các đơn vị hậu cần mua 235 téc nước các loại đặt tại trung tâm các khu dân cư và cấp cho các gia đình chính sách, hộ nghèo. Đồng thời, chuẩn bị 2.200 can nhựa từ 20-30 lít cấp cho các hộ đến lấy nước tại các điểm cấp phát nước.
Đối với Bến Tre và Sóc Trăng, Cục Hậu cần BĐBP đã hiệp đồng sử dụng loại tàu 200 đến 350 tấn của Bộ Tư lệnh Hải quân vận chuyển nước đến các cầu tàu, cầu kiểm soát tại các địa phương. Các đơn vị BĐBP sử dụng xe tải, lắp đặt téc nước và huy động xã hội hóa phương tiện vận chuyển nước đến các cụm, khu dân cư thuộc các xã biên giới biển.
Tại tỉnh Tiền Giang và Trà Vinh, do tàu hải quân không thể cập các cảng, nên BĐBP mua nước ngọt tại các trung tâm thành phố và vận chuyển cung cấp cho người dân biên giới. Với những hộ nghèo, gia đình chính sách, người già neo đơn, cán bộ các đơn vị sử dụng xe máy vận chuyển cấp nước đến từng nhà.
Trước đó, BĐBP các tỉnh trên tuyến biên giới biển Tây Nam đã chủ động phôi hơp vơi cac xa, thi trân biên giơi biên liên tục tô chưc vân chuyên nươc sinh hoat cung cấp cho cac gia đinh ơ vung sâu, vung xa.
Trong khi đó, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân cho biết sẽ chở 12 chuyến tàu với 3.000 khối nước ngọt cấp miễn phí cho hàng nghìn hộ dân tỉnh Bến Tre bị ảnh hưởng hạn mặn, giúp người dân có nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt trong giai đoạn khó khăn của mùa khô năm nay.
Băng Tâm ( chinhphu )
Chung sống với hạn mặn Tình hình hạn và mặn ở khu vực ĐBSCL vẫn đang diễn ra nghiêm trọng, gây thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, tác động xấu đến xuất khẩu gạo và an ninh lương thực của nước ta. Nhiều bạn đọc đã góp ý về các biện pháp chủ động và phù hợp để ứng phó hạn mặn. Nhiều...