Ảnh: Hà Lan đón nạn nhân MH17 trở về
Những quan tài đầu tiên của nạn nhân thảm kịch MH17 được Hà Lan đón về trong buổi lễ trang trọng.
Ngày 23/7 (giờ địa phương), các thành viên hoàng gia Hà Lan và lãnh đạo nước này đã tổ chức lễ đón 40 chiếc quan tài đầu tiên mang theo thi thể các hành khách gặp nạn trên chiếc máy bay xấu số MH17 trở về Hà Lan gần một tuần sau khi máy bay bị bắn hạ.
Sau buổi lễ đón nhận trang trọng, một đoàn xe tang dài chở quan tài các nạn nhân tới một căn cứ quân sự, nơi các chuyên gia pháp y bắt đầu công việc nhận dạng, một quy trình có thể kéo dài nhiều tháng trời. Hàng ngàn người dân Hà Lan đã xếp hàng hai bên đường để tưởng niệm các nạn nhân khi đoàn xe tang đi qua.
Đoàn xe tang chờ đợi tại sân bay để đưa những thi thể hành khách và thành viên phi hành đoàn đầu tiên trở về Hà Lan tại căn cứ không quân Eindhoven.
Chiếc máy bay vận tải quân sự C-17 và C-130 Hercules chở quan tài các nạn nhân từ Ukraine trở về Hà Lan, nơi họ xuất phát cách đây gần một tuần.
Từ trái sang phải: Vua Willem-Alexander và Nữ hoàng Maxima, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự lễ đón các nạn nhân trở về Hà Lan từ Ukraine.
Từ trái sang phải: Bộ trưởng Lodewijk Asscher, Vua Willem-Alexander và Nữ hoàng Maxima, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đứng dậy mặc niệm khi quan tài của các nạn nhân được chuyển xuống từ máy bay.
Đoàn xe tang chở quan tài các nạn nhân chạy từ căn cứ Eindhoven dọc tuyến phố gần Boxtel tới Hilversum sau lễ đón tiếp.
Video đang HOT
Người dân Hà Lan tập trung trên một cầu vượt dõi theo đoàn xe tang chở thi thể nạn nhân đi qua.
Các binh sĩ Hà Lan khiêng quan tài nạn nhân lên xe tang trong buổi lễ được tổ chức trang trọng tại căn cứ Eindhoven.
Cờ rủ được treo tại thị trấn Delft, nơi người dân tưởng niệm ba mẹ con người Việt Nam sinh sống ở đây thiệt mạng trong vụ máy bay MH17 bị bắn rơi.
Các tiếp viên hàng không cúi mình mặc niệm tại sân bay Schiphol hôm 23/7 để tưởng niệm các nạn nhân trong thảm kịch MH17.
Theo Vietbao
Quân ly khai tố bị Ukraina gài bẫy bắn MH17
Reuters dẫn lời một lãnh đạo quân ly khai ở miền đông Ukraina thừa nhận họ có sở hữu hệ thống phòng không Buk - loại mà Washington nói đã bắn hạ máy bay MH17 của Malaysia, đồng thời cáo buộc Kiev đã dựng nên bối cảnh một cuộc không kích vào đúng thời điểm MH17 bay qua đông Ukraina.
Trả lời phỏng vấn của Reuters, Alexander Khodakovsky - chỉ huy tiểu đoàn Vostok lần đầu tiên thừa nhận rằng phe nổi dậy có sở hữu hệ thống phòng không đất đối không Buk do Nga sản xuất.
Alexander Khodakovsky - chỉ huy tiểu đoàn Vostok thuộc phe ly khai ở đông Ukraina trong một buổi trả lời phỏng vấn. Ảnh: Reuters.
Khodakovsky nói rằng hệ thống này sau đó đã được trả lại ngay lập tức để dấu đi chứng cứ về sự có mặt của nó tại gần hiện trường máy bay rơi.
Trước đó, các lãnh đạo phe ly khai ở đông Ukraina phủ nhận thông tin họ có hệ thống này, và nói nếu có Buk, thì họ cũng không có khả năng sử dụng.
Khodakovsky cáo buộc chính quyền Kiev đã gây hấn, tạo nên bối cảnh một cuộc không kích dẫn đến hậu quả là chiếc máy bay dân sự đã bị bắn nhầm. Ông này cũng nói rằng Kiev đã cố ý tiến hành nhiều vụ không kích trong khu vực, và biết rõ khu vực này có các tên lửa.
"Tôi biết là Buk có từ Lugansk. Vào lúc đó, tôi được biết là Buk từ Lugansk đang tới dưới danh nghĩa của LNR (Cộng hòa Nhân dân Lugansk)".
"Tôi biết về hệ thống Buk này là gì. Tôi đã nghe về nó. Tôi nghĩ là họ đang gửi trả lại. Bởi vì tôi phát hiện ra nó vào đúng cái lúc tôi nghe tin về thảm kịch này xảy ra. Họ chắc là đã gửi trả lại hệ thống này nhằm di dời chứng cứ" Khodakovsky nói.
"Câu hỏi là: Ukraina nhận được chứng cứ cho thấy quân tình nguyện (quân ly khai) có được công nghệ này rất đúng lúc, do sai sót của phía Nga. Họ đã chẳng những không làm gì để bảo đảm an ninh, mà lại còn khiêu khích việc sử dụng loại vũ khí này để chống lại một chiếc máy bay dân sự bay qua đây cùng với những người dân vô tội".
Khodakovsky nói thêm: "Họ biết rõ rằng Buk có mặt ở đây và đang trên đường đi tới Snezhnoye", nơi này cách hiện trường vụ rơi máy bay 10km về phía tây.
"Họ (chính quyền Kiev) biết rằng hệ thống có thể triển khai ở đây, và khiêu khích sử dụng Buk bằng việc khởi động một cuộc không kích vào một mục tiêu mà họ không cần tới, và các máy bay của họ không hề được sử dụng suốt cả tuần qua".
Nga công bố các bức ảnh chụp từ vệ tinh, cho thấy các đơn vị phòng không tên lửa Buk ở vùng Donetsk, cách thành phố Donets 5km về phía bắc. Ảnh chụp ngày 14/7. Nhưng cũng tại khu vực này ngày máy bay Malaysia bị bắn trúng 17/7, các hệ thống này đã biến mất. Ảnh: RT
"Và vào ngày hôm đó, họ tăng cường bay, và vào đúng lúc khai hỏa, đúng thời điểm máy bay dân sự bay qua đây, họ tiến hành không kích. Thậm chí ngay cả khi có một hệ thống Buk, và hệ thống này được sử dụng đi chăng nữa, Ukraina đã làm mọi điều để đảm bảo rằng chiếc máy bay dân sự đó phải bị bắn hạ".
Mới đây, Nga công bố bằng chứng cho thấy máy bay chiến đấu của Ukraina đã bay sát MH17 trong một thời gian ngắn trước khi MH17 bị bắn hạ.
Theo nguồn tin từ phía hàng không dân dụng công bố trước đó, MH17 được yêu cầu hạ độ cao khi bay qua vùng trời đông Ukraina.
Tên lửa từ Nga?
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Eileen Lainez nói rằng những lời của Khodakovsky xác nhận một điều là &'những người ly khai do Nga hậu thuẫn đã có được vũ khí, tập huấn và hỗ trợ từ phía Nga'.
Bà Lainez bác bỏ việc quân ly khai tố chính quyền Kiev dàn dựng nên vụ tấn công.
Quan chức tình báo Mỹ trước đó nói rằng Washington tin là những người này đã bắn hạ máy bay &'vì nhầm lẫn', do không nhận ra rằng đây là một máy bay dân sự.
Khodakovsky nói rằng đơn vị của ông chưa từng có Buk, nhưng có thể các đơn vị ly khai khác đã sử dụng hệ thống này.
Bộ Quốc phòng Nga đưa ra chứng cứ cho thấy máy bay chiến đấu Su-25 của Ukraina đã bay áp sát MH17 trước khi máy bay Malaysia bị bắn hạ. Ảnh: RT
Khodakovsky nói rằng trước kia, họ cũng chiếm được Buk từ các lực lượng quân đội Ukraina, nhưng các hệ thống này không thể vận hành được. Ông không chắc là hệ thống Buk đã bắn hạ máy bay Malaysia có nguồn gốc từ đâu, nhưng nói rằng hệ thống này cũng có thể do phía Nga cung cấp.
"Tôi không nói là Nga có cung cấp những thứ này hay không. Nga cũng có thể cung cấp hệ thống Buk này trong một vài ý tưởng hoàn toàn mang tính chất địa phương. Tôi muốn có một hệ thống Buk, và nếu ai đó mang lại cho tôi, tôi cũng không từ chối. Nhưng tôi sẽ không sử dụng nó để chống lại một thứ gì đó không hề đe dọa tới tôi. Tôi sẽ chỉ dùng nó trong các bối cảnh mà một cuộc không kích nhằm thẳng vào vị trí của tôi, để bảo vệ mạng sống của người dân".
Khodakovsky nói: "Tôi là một bên liên quan. Tôi là một &'tên khủng bố', một &'kẻ ly khai', một người tình nguyện... Trong bất kỳ mọi tình huống, tôi được yêu cầu để thúc đẩy cho lực lượng mà tôi đại diện, ngay cả khi tôi có ý nghĩ khác, hoặc nói theo cách khác hoặc có quan điểm khác. Điều này khiến tâm hồn tôi luôn nhức nhối".
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Thủ lĩnh ly khai tố quân Ukraine gài bẫy phe này bắn máy bay Một thủ lĩnh ly khai Ukraine đã xác nhận lực lượng này có các tên lửa phòng không Buk, loại vũ khí mà Washington nói là được sử dụng để bắn hạ chiếc máy bay MH17 của Malaysia Airlines hôm 17/7 ở miền Đông Ukraine. Theo Reuters, một thủ lĩnh đầy quyền lực của lực lượng ly khai Ukraine đã xác nhận lực...