Anh giúp quyên góp 1 tỷ USD hỗ trợ các nước nghèo tiếp cận vaccine ngừa COVID-19
Chính phủ Anh ngay 10/1 cho biết nước này đã giúp huy động được 1 tỷ USD để hỗ trợ “các quốc gia dễ bị tổn thương” tiếp cận vaccine phòng ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, thông qua viêc giup kêt nôi các nhà tài trợ toàn cầu vơi những nước cân hô trơ.
Vaccine phòng COVID-19 do Pfizer và BioNTech phối hợp bào chế. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngoài ra, Vương quôc Anh cam kết chi 548 triệu bảng (tương đương 740 triệu USD) cho Cam kết thị trường tiên tiến COVAX (AMC), sau khi tuyên bố cứ 4 USD viện trợ của các nhà tài trợ Anh sẽ chi 1 bảng.
Canada, Nhật Bản và Đức cũng là những nước nằm trong số các quốc gia đóng góp tương ứng, giúp AMC huy động được tổng cộng hơn 1,7 tỷ USD cho đến nay.
Theo Bô Ngoai giao Anh, Quỹ AMC sẽ cho phép phân phối 1 tỷ liều vaccine ngưa COVID-19 cho 92 quốc gia đang phát triển trong năm nay.
Video đang HOT
Thông báo trên được đưa ra trong bôi canh Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus mơi đây cho biết các nước có mức thu nhập thấp và trung bình vẫn chưa có nguồn cung vaccine phòng COVID-19.
Theo ông Ghebreyesus, ngay từ đầu, các nước giàu đã chiếm phần lớn nguồn cung các loại vaccine phòng COVID-19. Ông kêu gọi các nước giàu và các hãng sản xuất vaccine ngừng các thỏa thuận song phương vì sẽ ảnh hưởng tới Cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX do WHO khởi xướng để phân phối vaccine cho các nước nghèo.
Ông cũng kêu gọi những nước đặt mua quá nhiều vaccine nên cung cấp và chia sẻ cho cơ chế toàn cầu này. Hiện 42 nước trên thế giới đã bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng COVID-19, trong đó 36 nước là những nước có thu nhập cao và chỉ có 6 nước có thu nhập trung bình.
Cho đến nay, các quốc gia giàu như Anh, các thành viên Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Thụy Sỹ và Israel là những nước đứng đầu nhóm chờ đợi giao vaccine từ các hãng dươc, trong đó có Pfizer (Mỹ) và đối tác BioNTech (Đức), Moderna (Mỹ) và AstraZeneca (Anh).
Vaccine của Pfizer có thể chống lại biến chủng mới
Thông tin được đưa ra sau khi các chuyên gia phân tích, so sánh mẫu máu của người đã tiêm vaccine mà Pfizer/BioNTech sản xuất.
Mới đây, các chuyên gia y tế tại Pfizer/BioNTech phối hợp nhóm nhà khoa học Đại học Y, Đại học Texas, Mỹ, nghiên cứu về khả năng bất hoạt virus của vaccine ngừa Covid-19 mà đơn vị này sản xuất. Đột biến khiến virus lây lan nhanh hơn. Nhiều người lo ngại biến chủng virus mới sẽ "lách" khỏi sự trung hòa kháng thể do vaccine kích hoạt.
Theo Reuters, nhóm đã chỉ ra vaccine có hiệu quả trong việc vô hiệu hóa đột biến N501Y trong biến chủng virus SARS-CoV-2 mới.
Nghiên cứu của Pfizer/BioNTech được thực hiện trên máu của những người đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 mà công ty này cung cấp. Chuyên gia về vaccine của Pfizer, Phil Dormitzer, cho biết kết quả đầu tiên của các thử nghiệm khá tích cực.
Vaccine này từng chứng minh khả năng ức chế, chống lại 15 đột biến khác trong những chủng virus trước đó. Nhóm tác giả hy vọng nhiều nghiên cứu hơn được thực hiện để đưa ra kết luận cuối cùng.
Tuy nhiên, kết quả trên vẫn còn hạn chế vì không xem xét toàn bộ đột biến trong 2 biến chủng mới của SARS-CoV-2. Ông Dormitzer cho biết: "Rất đáng mừng rằng vaccine thử nghiệm trên 16 đột biến khác nhau và đều có kết quả khả quan. Tuy vậy, điều này không có nghĩa đột biến thứ 17 sẽ không đáng lo ngại".
Nghiên cứu do Pfizer/BioNTech chủ trì thực hiện cùng nhóm nhà khoa học của Đại học Texas cho thấy vaccine mà đơn vị này sản xuất có thể ức chế biến chủng virus SARS-CoV-2 mới. Ảnh: Reuters.
Một đột biến khác được tìm thấy trong biến chủng virus tại Nam Phi, có tên gọi E484K, cũng đang được giới nghiên cứu quan tâm. E484K nằm trong biến chủng mới 501.V2 và được cho là có khả năng làm giảm độ nhận biết của kháng thể người với virus.
Nhóm nghiên cứu có kế hoạch thử nghiệm tương tự vaccine với đột biến này và thêm nhiều loại khác để có dữ liệu đầy đủ hơn. Dự kiến, công việc này mất khoảng vài tuần.
Theo Reuters, nghiên cứu này giúp trấn an người dân trên toàn thế giới về biến chủng virus mới. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần thêm xét nghiệm lâm sàng và dữ liệu để đưa ra kết luận cuối cùng.
Giáo sư dược học Stephen Evans, Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, Anh, nhận định: "Đây là tin tốt, ít nhất là nó không mang đến điều tệ hơn. Nhưng nó chưa thể giúp chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào khả năng bảo vệ mà vaccine mang lại, ngay cả của Pfizer".
AstraZeneca, Moderna và CureVac cũng đang kiểm tra liệu vaccine của họ có ức chế được biến chủng virus mới hay không. Đại diện các đơn vị này hiện chưa có câu trả lời cụ thể và thời điểm họ có thể cung cấp dữ liệu.
Đức , Đan Mạch trì hoãn liều vắc xin COVID-19 thứ 2 Ngày 4/1, Đức cân nhắc liệu có cho phép trì hoãn việc tiêm liều thứ hai của vắc-xin COVID-19 của BioNTech và Pfizer trong bối cảnh khan hiếm vắc xin sau động thái tương tự của Anh vào tuần trước. Việc trì hoãn liều tiêm vắc xin COVID-19 thứ 2 đang được nhiều nước cân nhắc. Cũng ngày 4/1, Đan Mạch đã chấp...