Ảnh: Giao thông Hà Nội, góc nhìn xưa và nay
Giao thông Hà Nội ngày xưa với khung cảnh đường phố vắng vẻ, tiếng tàu điện leng keng, đường phố hiếm khi nào bị tắc nghẽn hoặc ô nhiễm khói xe, tiếng ồn thì nay những hình ảnh đó chỉ còn lại trong ký ức của của những người cao tuổi, bậc trung niên.
Phương tiện giao thông trên phố Tràng Tiền xưa thưa thớt người qua lại (ảnh tư liệu) và nay là cảnh tắc đường ở khắp mọi nơi.
Một thời xe kéo tay trên phố (ảnh tư liệu). Ngày nay xe kéo tay hầu như đã “tuyệt chủng” thay vào đó là các phương tiện khác như xe ôm, taxi.
Những chiếc xích lô ngày xưa, một hình ảnh vốn đã thân thuộc và gắn bó với nhiều thế hệ, đây là một nét đẹp văn hóa của Việt Nam (ảnh tư liệu). Ngày nay xe xích lô hầu như chỉ dành riêng để phục vụ khách du lịch nước ngoài có nhu cầu tham quan phố cổ.
Mấy chục năm trước, chiếc xe đạp trị giá cả cây vàng, được cấp giấy chứng nhận sở hữu, có biển số và được giữ gìn như vật báu trong nhà (ảnh tư liệu). Hiện nay cả nước có hơn 46,5 triệu xe máy, tính trung bình cứ 2 người dân Việt Nam thì có 1 chiếc xe máy.
Video đang HOT
Tàu điện ngầm leng keng, một nét văn hóa rất riêng thời bao cấp (ảnh tư liệu). Ngày nay, hình ảnh tàu điện ngầm chỉ còn lại trong ký ức, thay vào đó là hàng trăm tuyến xe buýt len lỏi mọi ngõ ngách ở Thủ đô.
Giao thông tại khu phố cổ Hà Nội xưa (ảnh tư liệu). Và nay, chỉ có duy nhất sáng mùng 1 Tết mới có lại khung cảnh đường phố Hà Nội vắng vẻ và bình yên đến vậy.
Ngày xưa người dân chủ yếu sử dụng xe thồ, xe cải tiến làm phương tiện vận chuyển hàng hóa với con người làm sức kéo (ảnh tư liệu). Ngày nay, xe kéo tay hầu như đã không còn được sử dụng thay vào đó là xe ba gác, xe máy chở hàng cồng kềnh trên phố.
CSGT điều tiết giao thông trên phố ngày xưa (ảnh tư liệu) và ngày nay.
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng khu vực Hà Nội, nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên, do Pháp xây dựng năm 1898-1902. Những năm 80 và trước đó, cầu chủ yếu phục vụ xe đạp, người đi bộ (ảnh tư liệu). Ngày nay, Hà Nội có tới 7 cây cầu bắc qua sông Hồng. Gồm: cầu Long Biên, Chương Dương, Thăng Long, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Vĩnh Thịnh và cầu Nhật Tân mới được xây dựng và đưa vào sử dụng 2 năm nay.
Theo Danviet
Đường phố Hà Nội thông thoáng ngày làm việc cuối trước kỳ nghỉ Tết
Hiện tượng ùn ứ chỉ xảy ra ở một số điểm giao cắt, có xe quay đầu hoặc những con phố có bày bán cây cảnh, hàng hóa phục vụ Tết.
Hôm nay (25.1) là ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu theo lịch nghỉ Tết đã được Bộ LĐTB&XH thông báo.
Người dân có thể thảnh thơi đi mua sắm, tận hưởng kỳ nghỉ Tết Đinh Dậu.
Năm nay, người dân đã chủ động thu xếp thời gian về quê từ những ngày trước tùy theo công việc, cùng với việc tăng cường thêm phương tiện, nên các bến xe chưa xảy ra hiện tượng phải tranh giành chỗ trên xe để về quê.
Thậm chí, bến xe Mỹ Đình nhiều năm được coi là "điểm nóng" mỗi đợt cao điểm vận chuyển Tết giờ cũng đã thông thoáng kỳ lạ.
Theo ghi nhận của PV, trên nhiều tuyến phố, lượng phương tiện đã giảm đáng kể. Thậm chí, có những đoạn phố các phương tiện muốn quay đầu hay người đi bộ sang đường sẽ gặp khó khăn hơn vì các xe đi thẳng di chuyển với tốc độ cao hơn ngày thường.
Dưới đây là một số hình ảnh ghi lại trên các tuyến phố Hà Nội vào ngày 28 Tết:
Đầu đường Hoàng Quốc Việt đoạn giao cắt với đường vành đai 2 không còn cảnh các xe bị ùn ứ khi chuẩn bị đi vào vòng xoay dưới gầm cầu.
Đoạn đường thông thoáng phía trước cổng Big C trên đường Trần Duy Hưng.
Vì có công trường đường sắt trên cao nên đoạn đường này vẫn chịu cảnh hàng xe cộ nối dài như ngày thường.
Đường phố thông thoáng nên các phương tiện di chuyển với tốc độ nhanh hơn ngày thường.
Các phương tiện bị ùn ứ tạm thời ở các điểm giao cắt hoặc chờ đèn đỏ trên đường Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Chí Thanh.
Trên đường Láng đã xuất hiện những điểm bày bán cây cảnh trên vỉa hè gây hiện tượng ùn ứ tạm thời ở một số thời điểm.
Theo Danviet
Đại sứ Việt Nam tại Indonesia hiến kế chống tắc đường cho Hà Nội Nhân việc nguyên Đại sứ Việt Nam tại Anh Quốc hiến kế 6 giải pháp chống ùn tắc giao thông Hà Nội. Tôi hết sức ủng hộ việc này vì các nhà ngoại giao không chỉ sống và làm việc tại Hà Nội, "dù đi đâu xa cũng nhớ về Hà Nội", mà còn có điều kiện đi nhiều nước, sống ở nhiều...