Ảnh gây chấn động về cuộc chiến ở Việt Nam
Larry Burrows, phóng viên ảnh chiến trường, ghi lại một ngày sinh tử của binh lính Mỹ trên chiếc một trực thăng tháng 3/1965, tạo nên bộ ảnh tư liệu quý giá về sự ác liệt của cuộc chiến.
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày ký kết Hiệp định Paris dẫn đến việc Mỹ phải rút toàn bộ quân ra khỏi Việt Nam, tạp chí Life giới thiệu lại bộ ảnh “Một ngày cùng bay với Yankee Papa 13″ – từng đăng tải ngày 19/4/1965 và gây chấn động dư luận bởi nó cho thấy mức độ ác liệt của cuộc chiến. Trong lần tái xuất này, Life đưa ra những bức ảnh chưa từng công bố trong cả phóng sự.
Mùa xuân năm 1965, chỉ trong vài tuần, 3.500 lính thủy đánh bộ Mỹ được điều đến Việt Nam. Larry Burrows, một phóng viên ảnh người Anh khi đó 39 tuổi, làm việc cho tạp chí Life, gửi về tổng bộ “báo cáo từ Đà Nẵng” và chỉ ít ngày sau, cả thế giới phải rúng động bởi phóng sự về chuyến bay tử thần.
Đội trực thăng của Thủy quân lục chiến Mỹ với nhiều máy bay Yankee Pappa (YP) tập trung ở Đà Nẵng để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển một tiểu đoàn của quân đội Việt Nam Cộng hòa đến một địa điểm cách thành phố 32 km trong ngày 31/3/1965.
James Farley, chỉ huy chiếc Yankee Papa 13, hăm hở cầm khẩu súng máy M-60 lên trực thăng.
Yankee Papa 13 là một trong 17 trực thăng tham gia nhiệm vụ. Phi công chính và phụ đã sẵn sàng, xạ thủ Hoilen lên đạn cho khẩu M-60.
Video đang HOT
Trực thăng đáp xuống cánh đồng, những người trên máy bay nhảy xuống tham chiến.
Trực thăng và lính Mỹ trên đồng lúa, nhìn từ máy bay Yankee Papa 13.
Một chiếc trong đội, YP 3, bị hạ. Từ phía YP 3, một xạ thủ bị thương – trung sĩ Owens, chạy về phía YP 13 trong khi Farley đứng đón ở cửa.
“Trong buồng lái chiếc YP 3, chúng tôi nhìn thấy phi công đã đổ sập thân hình xuống bàn điều khiển. Anh ta không cử động. Mặt anh ta đầy máu và có một lỗ ở cổ. Chúng tôi tin rằng anh ta đã chết”, Phóng viên Burrows vừa chụp ảnh vừa ghi âm. “Tôi quỳ xuống đất để tránh đạn”.
Farley tiếp tục bắn để thoát khỏi hiện trường. Anh ta vừa nã đạn ra ngoài vừa nhìn chằm chằm vào viên phi công phụ của trực thăng YP 3 đang nằm trên sàn.
Farley lấy đồ sơ cứu cho vết thương của phi công phụ Magel của YP 3, trong khi Hoilen chăm sóc cho xạ thủ Owens (đeo kính đen) ngồi gục mặt cạnh đó. Owens bị vỡ vai vì đạn.
Kiệt sức trước những căng thẳng, Farley bước qua xác Magel trong khi Hoilien cố gắng an ủi Owens. Đột nhiên, Farley chửi thề rồi bật khóc. Ban đầu anh ta còn giấu mọi người nhưng về sau không quan tâm ai đang nhìn mình khóc.
Về đến Đà Nẵng, Owens được đưa xuống khỏi máy bay để đi chữa trị vết thương.
Trên sàn máy bay đầy vỏ đạn đã sử dụng trong trận chiến.
Farley và Hoilien, kiệt quệ sau chuyến bay, nói với những người khác rằng nếu chỉ ở lại trên cánh đồng đó thêm 10 giây nữa thôi thì họ sẽ trúng đạn và không bao giờ quay về được nữa.
Trong kho tiếp tế, tay che mặt, James Farley òa khóc vì một ngày mệt mỏi và đau thương trên chiến trường.
6 năm sau khi đăng phóng sự “Một ngày cùng Yankee Papa 13″, Larry Burrows tử nạn cùng 3 phóng viên khác khi chiếc trực thăng chở họ bị bắn rơi trên đất Lào tháng 2/1971.
Theo VNE
Nhật lập đơn vị đặc nhiệm 'bảo vệ Senkaku'
Nhật Bản đang lên kế hoạch thành lập đơn vị đặc biệt để bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp trên biển Hoa Đông, đối phó với những tàu Trung Quốc thường xuyên có mặt tại đây.
Binh lính Mỹ, Nhật chuẩn bị đổ bộ lên bờ biển phía bắc của đảo Guam, trong cuộc tập trận chung ngày 22/9. Ảnh: Kyodo
Đơn vị đặc nhiệm này sẽ cùng với các tàu tuần tra được tăng cường cho Lực lượng Tuần duyên đóng tại Okinawa, đối phó với các tàu Trung Quốc đi vào vùng nước xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do Nhật kiểm soát. "Đơn vị Senkaku" sẽ bắt đầu hoạt động từ tháng 4 năm sau, tờ Yomiuru của Nhật cho hay.
Quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc căng thẳng từ tháng 9 sau khi chính phủ Nhật quyết định mua lại các đảo trong quần đảo mà Tokyo gọi là Senkaku còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, từ các chủ sở hữu tư nhân người Nhật. Trung Quốc hết sức tức giận và cử nhiều tàu tuần tra lẫn tàu hải quân và máy bay chiến đấu đến khu vực gần quần đảo.
Truyền thông của Nhật đưa tin các tàu của Trung Quốc đã đi vào vùng nước tranh chấp 19 lần, bất chấp sự phản đối của Nhật. Ngày 13/12, phi cơ của Trung Quốc bay phía trên khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, trong một động thái mà Nhật Bản coi là lần đầu tiên Bắc Kinh vi phạm không phận kể từ năm 1958. Tokyo sau đó đã cho các chiến đấu cơ xuất kích để đối phó.
Ông Shinzo Abe, chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nhật, người sắp trở thành thủ tướng tiếp theo của Nhật, trước đó phát đi lời cảnh báo sớm với Trung Quốc rằng "không có nghi ngờ gì về chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku". Trong chiến dịch vận động tranh cử vừa qua, ông Abe tuyên bố sẽ thực hiện những biện pháp cứng rắn đối với Trung Quốc trong tranh chấp. Tuy nhiên, ông Abe vừa quyết định phái một đặc phái viên đến Bắc Kinh để sưởi ấm mối quan hệ với Bắc Kinh.
Theo VNE
Vụ thảm sát ở Afghanistan: Bí ẩn nạn nhân thứ 17 Vợ viên thượng sĩ bị buộc tội cho rằng chồng mình đã không ra tay giết người hàng loạt Sau khi quân đội Mỹ buộc tội thượng sĩ Robert Bales sát hại 17 thường dân Afghanistan hôm 11-3, nhà chức trách Afghanistan vẫn xác định có 16 người bị bắn chết. Thêm vào đó, phía Mỹ đã bồi thường cho gia đình các...