Anh – EU tái khởi động đàm phán Brexit
Trong ngày 29-6, Liên minh châu Âu (EU) và Anh khởi động lịch trình 5 tuần đàm phán thời kỳ hậu Anh rời khỏi EU (Brexit).
Vòng đàm phán mới là vòng đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, với kỳ vọng giúp hai bên tháo gỡ những mâu thuẫn cản trở tiến trình đàm phán trong suốt nhiều tháng qua.
Thủ tướng Anh Boris Johnson (thứ 2 từ trái sang) tham dự hội nghị bàn về Brexit với giới chức EU vào cuối năm 2019
Nhiều bất đồng
Ngay trước khi hai bên khởi động đàm phán, trưởng đoàn đàm phán của Anh David Frost được bổ nhiệm làm Cố vấn An ninh quốc gia của Thủ tướng Boris Johnson. Giới quan sát cho rằng động thái này có thể phá vỡ trọng tâm đàm phán của phía Anh, nhưng một người phát ngôn của Chính phủ Anh khẳng định việc ông Frost được bổ nhiệm vào vị trí mới không ảnh hưởng tới những cuộc đàm phán với EU. Quan chức này cho biết, ông Frost sẽ tiếp tục giữ vai trò trưởng đoàn đàm phán cho tới khi hai bên đạt thỏa thuận hoặc các cuộc đàm phán chấm dứt.
EU đã hối thúc Anh công bố chính sách trợ cấp nhà nước thời kỳ hậu Brexit, cho rằng việc London thiếu một kế hoạch công khai về cơ chế trợ cấp trong nước làm cản trở các cuộc đàm phán về quan hệ song phương. Trưởng đoàn Đàm phán EU Michel Barnier cho rằng, Anh vẫn chưa tham gia đề xuất mà phía EU đưa ra về việc chia sẻ các thông tin chính sách trợ cấp nhà nước và đánh bắt cá trong các vòng đàm phán trước. Cùng với các bất đồng về sân chơi bình đẳng, quyền cơ bản trong tư pháp hình sự và quản trị mối quan hệ đối tác trong tương lai thì đánh bắt cá cũng là vấn đề tồn đọng chính khiến đàm phán Anh – EU bế tắc nhiều tháng qua. Anh phản đối các yêu cầu của EU như việc muốn giữ nguyên các quyền đánh cá trong vùng biển của Anh thời hậu Brexit hay đề xuất của EU rằng tòa án tối cao EU có vai trò chính trong việc phán quyết những tranh chấp xảy ra giữa hai bên.
Anh chính thức rời EU nhưng hai bên vẫn duy trì mô hình trao đổi thương mại như khi Anh còn là thành viên cho tới khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc vào cuối năm 2020. Sau thời điểm này, nếu Anh và EU chưa đạt thỏa thuận thì mối quan hệ thương mại song phương sẽ được định hình theo các tiêu chuẩn của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với những mức thuế quan cao và nguy cơ bị gián đoạn nghiêm trọng.
Nguy cơ chịu ảnh hưởng tiêu cực
EU cho rằng sẽ không thể có thỏa thuận thương mại với Anh nếu Thủ tướng Anh Johnson không chấp nhận hiệp định tự do thương mại dựa trên nguyên tắc “sân chơi bình đẳng”. Thậm chí, Thủ tướng Đức Angela Merkel mô tả một viễn c ảnh Anh sẽ có mối quan hệ kinh tế yếu hơn với EU do Brexit. Đáp lại, Thủ tướng Anh Johnson tuyên bố Anh sẵn sàng cắt đứt quan hệ với EU nếu thỏa thuận không thể đạt được. Một trong những điểm đáng chú ý trong các cuộc đàm phán gần đây là hai bên đều thống nhất sẽ không gia hạn thời kỳ chuyển đổi hậu Brexit mà giữ nguyên theo dự kiến vào ngày 31-12-2020.
Điều này có nghĩa là các công ty của Anh chỉ còn vài tháng để chuẩn bị cho những điều kiện hoạt động thương mại nghiêm ngặt hơn với EU. Trong khi đó, nếu EU không đưa ra được quy định “sân chơi bình đẳng” – một trong những nội dung còn vướng mắc với Anh thì khả năng các công ty của EU có nguy cơ rơi vào tình trạng cạnh tranh không công bằng với các doanh nghiệp Anh.
Theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), lĩnh vực thương mại và thị trường việc làm của Anh đang đứng trước nguy cơ chịu ảnh hưởng tiêu cực nếu nước này không thể đạt được thỏa thuận về quan hệ thương mại với EU vào cuối năm 2020 hay không thể gia hạn giai đoạn chuyển tiếp. OECD cho rằng, nếu không có thỏa thuận hoặc có các giải pháp thay thế sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho lĩnh vực thương mại và thị trường việc làm của Anh.
Chiến tranh thuốc phiện: Hải chiến với người Anh và mối hận trăm năm trong lịch sử TQ
Sự thất bại trong chiến tranh thuốc phiện mãi mãi là mối hận không thể xóa nhòa trong lịch sử Trung Quốc.
Tự cho mình là quốc gia mạnh nhất thế giới thời bấy giờ, Trung Quốc dưới đế chế Thanh triều đã chuốc lấy thất bại cay đắng trước quân Anh và chấp nhận để ngoại bang đầu độc cả đất nước bằng "thứ bột trắng ma quỷ".
Video đang HOT
Giao thương của Trung Quốc với phương Tây ban đầu khá thuận lợi (ảnh minh họa)
Giao thương giữa Trung Quốc và các nước phương Tây đã manh nha từ những năm 1550 ở thời nhà Minh. Tới thời nhà Thanh, quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và phương Tây, đặc biệt là với Anh, Pháp, Tây Ban Nha, phát triển rất mạnh mẽ.
Theo Bách khoa Toàn thư lịch sử Trung Quốc, người phương Tây tỏ ra rất ưa chuộng những hàng hóa Trung Quốc như lụa, sứ, nhân sâm, đồ thủ công mỹ nghệ và đặc biệt là trà.
Nhà Thanh quy định hàng hóa Trung Quốc bắt buộc phải trao đổi với phương Tây bằng vàng hoặc bạc. Vào khoảng thế kỷ 17, các nước như Anh, Pháp, Tây Ban Nha đẩy mạnh việc chinh phục, khai thác thuộc địa nên việc kiếm bạc, vàng để giao dịch với Trung Quốc không quá khó khăn.
Tuy nhiên, quan hệ giữa Trung Quốc với phương Tây cũng tồn tại sự bất đối xứng. Các nước phương Tây mua rất nhiều hàng hóa của Trung Quốc, giúp nhà Thanh kiếm hàng chục triệu lượng bạc.
Ngược lại, nhà Thanh tự cho rằng chẳng việc gì phải mua hàng ngoại nhập vì sản vật Trung Quốc dồi dào, lúc nào cũng có sẵn. Trong một nền kinh tế tự cung tự cấp như nhà Thanh, hàng hóa phương Tây rất khó bán. Nhà Thanh chỉ quan tâm đến một số mặt hàng như vũ khí, đồng hồ của phương Tây mà thôi. Vì vậy, giao thương với phương Tây, Trung Quốc là bên hưởng lợi.
Người Anh buôn thuốc phiện khiến xã hội Trung Quốc suy thoái nghiêm trọng (ảnh: Sohu)
Vào khoảng thế kỷ 17, 18, kinh tế các nước như Anh, Pháp, Tây Ban Nha phát triển rất mạnh mẽ. Họ cần một lượng lớn vàng, bạc để đúc tiền kim loại. Sự kiện một số quốc gia ở châu Mỹ như Mỹ, Mexico tuyên bố độc lập cũng khiến những cường quốc châu Âu mất hẳn một thuộc địa giàu tài nguyên. Điều này khiến các nước phương Tây rơi vào "cơn khát thị trường". Đặc biệt là việc tìm nguồn bạc để tiếp tục giao dịch với Trung Quốc rất khó khăn.
Người Anh cảm thấy buôn bán với Trung Quốc khiến họ bị lỗ rất nhiều. Anh quốc "đau đầu" tìm cách thu lại số bạc đã đổ vào Trung Quốc và họ tìm ra một thứ hàng hóa đặc biệt: Thuốc phiện - hay còn được người Trung Quốc bấy giờ gọi là "nha phiến".
Từ thời nhà Đường, thuốc phiện đã được một số danh y sử dụng như một dược liệu giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc phiện cũng rất dễ gây nghiện, tàn phá nặng nề thể chất, tinh thần người sử dụng nên dần bị hạn chế, theo Sohu.
Người Anh có được nguồn cung thuốc phiện từ Ấn Độ, ra sức tuồn hàng vào Trung Quốc. Nhà Thanh ban đầu chấp nhận thuốc phiện như một loại hàng hóa nhập khẩu vì có thể đánh thuế cao.
Mỗi năm Trung Quốc nhập từ 4.000 - 6.000 rương thuốc phiện của Anh. Mỗi rương thuốc phiện ban đầu có có giá khoảng 150 lượng bạc nhưng dần dần được đẩy lên 350 lượng. Thương thân Anh quốc dần dà kiếm bộn tiền từ việc bán thứ thuốc độc hại cho người Trung Quốc.
Lâm Tắc Từ chống "quốc nạn" thuốc phiện (ảnh minh họa)
Đến năm 1773, công ty Đông Ấn của Anh đã chiếm độc quyền mua bán thuốc phiện của Ấn Độ. Việc bán thuốc phiện cho Trung Quốc lại càng được đẩy mạnh hơn nữa. Năm 1796, nhận ra tác hại khủng khiếp của thuốc phiện đối với kinh tế - xã hội, nhà Thanh cấm buôn bán mặt hàng này trong nước.
Nhà Thanh cho rằng, thuốc phiện bị người phương Tây khinh rẻ, coi như bùn đất, vậy mà mang vào bán ở Trung Quốc, lại trở nên quý như vàng bạc.
Theo Sohu, lệnh cấm buôn bán thuốc phiện được ban ra, các thương nhân Anh "lách luật" bằng cách mua nhiều thuyền cũ rồi biến chúng thành nhà kho nổi, trữ thuốc phiện trên đất liền rất ít. Quan lại Trung Quốc phần đông tham nhũng, ăn hối lộ nhiều nên để mặc cho thương nhân Anh buôn lậu thuốc phiện vào trong nước.
Sau này quan đại thần nhà Thanh là Lâm Tắc Từ được cử đi chống thuốc phiện. Khi tra sổ sách, ông kinh ngạc vì trong 20 năm kể từ khi thuốc phiện bị cấm bán, quan lại địa phương không phát hiện bất kỳ vụ buôn lâu nào.
Do tác hại của thuốc phiện, xã hội Trung Quốc ngày càng xuống cấp trầm trọng. Vàng bạc trong nước thất thoát rất nhiều. Trung Quốc từ một nước xuất siêu trở thành nhập siêu. Giá bạc tăng cao, kéo theo vật giá leo thang, đời sống của người dân khổ càng thêm khổ.
Năm 1820, Hoàng đế Đạo Quang nhà Thanh đẩy mạnh chính sách chống thuốc phiện. Ông nhận định, nếu không nhanh chóng cấm tiệt thứ "quốc nạn" thuốc phiện, không những người dân tan nhà nát cửa mà đất nước cũng suy vong.
Hải quân Anh được xem là mạnh hàng đầu thế giới lúc bấy giờ (ảnh minh họa)
Đạo Quang quy định, thuyền của thương nhân ngoại quốc phải bị lục soát nghiêm ngặt, nếu tra ra có thuốc phiện sẽ bị đuổi đi lập tức.
Năm 1839, Hoàng đế Đạo Quang bổ nhiệm Lâm Tắc Từ - được cho là vị quan hết lòng vì dân vì nước - giữ chức khâm sai, điều tới Quảng Đông (nơi thương nhân Anh tập trung buôn bán) chống nạn thuốc phiện.
Lâm Tắc Từ chống thuốc phiện rất nghiêm. Ông ra quy định, nếu phát hiện thuyền nào chở thuốc phiện, phải tịch thu tiêu hủy, thậm chí là xử tử kẻ buôn bán. Lâm Tắc Từ lập lời thề, chừng nào chưa quét sạch thuốc phiện sẽ quyết không quay lại triều đình.
Lâm Tắc Từ còn viết một bức thư cho Nữ hoàng Anh, chất vấn bà về đạo đức khi cấm thuốc phiện ở Anh, biết rõ tác hại, nhưng lại mang sang bán cho Trung Quốc.
Nhiều thương nhân Anh cố tình buôn bán thuốc phiện bị bắt giữ. Các kho hàng trá hình trên bờ đều bị phát hiện và đốt sạch. Lâm Tắc Từ còn đưa quân ra khơi, tiêu hủy số thuốc phiện trên các tàu Anh neo đậu. Lâm Tắc Từ đốt bỏ khoảng 1.200 tấn thuốc phiện. Ông được người Trung Quốc xem là một trong những anh hùng dân tộc, theo KK News.
Lâm Tắc Từ quy định, các thương nhân nước ngoài muốn tiếp tục làm ăn với Trung Quốc phải ký cam kết không buôn lậu thuốc phiện, nếu vi phạm sẽ tự nguyện nhận án tử hình. Chính phủ Anh kịch liệt phản đối quy định này nhưng nhiều thương nhân không buôn thuốc phiện đều chấp nhận ký. Thương mại dần đi nào nề nếp, mặc dù người Anh tỏ ra hằn học.
Chiến tranh thuốc phiện bùng nổ nhưng quân Thanh đã không còn mạnh mẽ như trước (ảnh minh họa)
Năm 1839, xảy ra sự kiện một nhóm thủy thủ, thương gia Anh say rượu rồi giết người Trung Quốc ở Cửu Long (thuộc Hong Kong ngày nay). Lâm Tắc Từ yêu cầu phía Anh giao người để xét xử nhưng bị từ chối.
Tức giận trước hành động này, Lâm Tắc Từ ra lệnh cấm bán thực phẩm cho người Anh. Tình hình trở nên căng thẳng, các tàu thương nhân Anh đều rút khỏi Trung Quốc và một hạm đội tàu chiến Anh được điều tới hỗ trợ.
Tháng 9.1839, vụ đụng độ nhỏ đã xảy ra giữa các tàu chiến Anh và tàu chiến Trung Quốc ở Cửu Long. Tàu chiến Trung Quốc không địch nổi hỏa lực Anh nên bỏ chạy. Người Anh lên bờ và mua được thực phẩm. Đầu năm 1840, Hoàng đế Đạo Quang ra lệnh các thương nhân nước ngoài không được hỗ trợ cho người Anh nếu còn muốn làm ăn với Trung Quốc.
Cuối tháng 6.1840, Anh cử hạm đội hơn 40 tàu chiến tới Quảng Đông, ra yêu sách đòi Trung Quốc bồi thường về số thuốc phiện đã bị tiêu hủy. Nhà Thanh bác bỏ.
Theo Sohu, xét về tương quan lực lượng, quân Thanh tuy đông hơn về số lượng, nhưng chất lượng thì yếu kém. Trải qua khoảng 200 năm yên bình, sức chiến đấu của quân đội Bát Kỳ khét tiếng khi xưa đã suy giảm nếu không muốn nói là yếu kém, bạc nhược. Vũ khí quân Thanh sử dụng cũng không thể so bì với độ hiện đại của quân Anh cả về tầm xa, tốc độ nạp đạn và sức công phá.
Tháng 7.1840, quân Anh đánh chìm 13 tàu chiến Trung Quốc, chiếm đảo Chu Sơn làm căn cứ. Đầu năm 1841, người Anh tấn công pháo đài Hổ Môn ở Quảng Đông. Đô đốc hải quân trấn thủ Hổ Môn là Quan Thiên Bồi cho đốt tàu và thả trôi về phía hạm đội Anh để phóng hỏa nhưng vô dụng. Hổ Môn với hơn 300 khẩu pháo nằm trong vòng vây của quân Anh, nhà Thanh kinh sợ.
Quân đội Trung Quốc dưới thời nhà Thanh thất bại nhanh chóng trước quân Anh (ảnh minh họa)
Giữa tháng 1.1841, quân Anh đột kích pháo đài Sa Giác, Đại Giác ở Quảng Đông, tiêu diệt 11 chiến thuyền nhà Thanh. Ngày 26.1.1841, Anh tổng công kích pháo đài Hổ Môn, Đô đốc Quan Thiên Bồi quyết chiến tới cùng và tử trận. Quân Anh phá hủy pháo đài này. Một ngày sau đó, Hoàng đế Đạo Quang tuyên chiến với nước Anh.
Tháng 10.1841, quân Anh đã chiếm được Ninh Ba (thuộc tỉnh Chiết Giang). Tháng 3.1842, nhà Thanh chia quân 3 đường, muốn chiếm lại Ninh Ba nhưng bị đánh bại hoàn toàn. Quân Anh được thể, cứ đánh tràn ra mãi, tới tháng 8.1842 đã áp sát Nam Kinh.
Nhà Thanh lúc này đã mất hết tinh thần chiến đấu, chỉ mong cầu hòa, bèn cử người sang đàm phán với quân Anh. Hiệp ước Nam Kinh được ký kết. Lâm Tắc Từ sau đó bị đổ lỗi và cách chức. Ông khẩn thiết xin hoàng đế chú trọng canh tân đất nước, cải thiện quốc phòng và bài trừ ma túy nhưng Đạo Quang gạt bỏ.
Nhà Thanh chấp nhận bồi thường toàn bộ chiến phí, thuốc phiện cho Anh. Hong Kong được chuyển giao cho Anh. Mở các cảng lớn cho thương nhân Anh buôn bán tự do. Lợi ích của Anh phải được đặt lên hàng đầu trong quá trình nhà Thanh tiến hành giao thương với bất kỳ quốc gia nào khác. Tổng cộng nhà Thanh phải bồi thường cho Anh hơn 2.000 vạn lạng bạc. Thuốc phiện sau đó cũng được buôn bán hợp pháp ở Trung Quốc.
Sự thất bại trong chiến tranh thuốc phiện đánh dấu quá trình suy thoái và diệt vong của nhà Thanh. Trung Quốc lúc này không còn là cường quốc hàng đầu châu Á nữa mà nằm dưới sự kiểm soát, chèn ép của phương Tây, đặc biệt là Anh.
Thất bại trong chiến tranh thuốc phiện cũng mở ra thời kỳ được giới sử gia gọi là "bách niên quốc sỉ" (mối nhục trăm năm của đất nước) khi Trung Quốc liên tục bị các nước phương Tây, Nhật Bản can thiệp và xâm chiếm lãnh thổ, theo Sohu.
Mỹ đổi ý về văn bản liên quan COVID-19 ở LHQ, Trung Quốc 'thấy sốc và đáng tiếc' Một nhà ngoại giao Trung Quốc mới đây tố Mỹ bất ngờ thay đổi sau khi ủng hộ bản dự thảo nghị quyết của HĐBA LHQ về đối phó với dịch bệnh COVID-19. Nhà ngoại giao Trung Quốc nói họ "cảm thấy sốc và đáng tiếc" khi Mỹ bất ngờ thay đổi ý định, trong khi đó Mỹ phủ nhận và nói chưa...