Anh em Thaksin ôm nhau tại sân bay Pháp
Cựu thủ tướng Thái Yingluck Shinawatra hôm qua ôm chầm lấy anh trai Thaksin, khi bà xuống sân bay ở thủ đô Paris.
Anh em Thaksin ôm nhau tại sân bay Pháp
Bà Yingluck hôm qua đoàn tụ cùng anh trai Thaksin tại sân bay ở Paris, sau khi rời thủ đô Bangkok cùng con trai. Phát biểu trước các phóng viên, bà yêu cầu quyền riêng tư. “Hãy để tôi có chuyến đi nghỉ cùng con trai. Làm ơn hãy nói chuyện khi tôi trở về vào tháng 8″, Bangkok Post dẫn lời bà Yingluck nói.
Cựu thủ tướng Yingluck dự kiến trở về Thái Lan vào ngày 10/8. Trước đó bà tiết lộ về kế hoạch thăm Pháp, Anh, Đức, Bỉ và Mỹ. Đây là lần đầu tiên bà Yingluck rời Thái Lan kể từ sau cuộc đảo chính quân sự ngày 22/5.
Giới bình luận nghi ngờ về việc bà Yingluck sẽ trở về Thái đúng thời hạn để tham gia cuộc chiến pháp lý tại tòa án hay sẽ sống lưu vong giống anh trai. Báo giới nước này thử kiểm tra với hãng hàng không bà Yingluck chọn đi, nhưng được biết bà chỉ mua vé một chiều tới châu Âu. Một nguồn tin cho hay, có thể bà và những người đi cùng sẽ mua vé chiều về sau hoặc họ đã mua sẵn vé về từ các hãng hàng không khác.
Tuy nhiên, điều chắc chắn nhất là bà sẽ dự sinh nhật lần thứ 65 của anh trai Thaksin ở Pháp vào ngày mai. Ông Thaksin bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự năm 2006 và sống lưu vong ở nước ngoài từ năm 2008 để tránh án tù vì tội tham nhũng.
Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia cho biết, bà Yingluck trước đó xin phép đi nghỉ cùng con trai tại châu Âu từ ngày 20/7 tới 10/8. Đề nghị này của bà được chấp thuận vì bà không còn tham gia chính trị kể từ sau khi quân đội giành quyền kiểm soát chính phủ.
Video đang HOT
Theo Xahoi
Thái Lan: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo sau tình trạng thiết quân luật?
Quân đội Thái Lan ngày 20/5 đã bất ngờ tuyên bố tình trạng thiết quân luật nhằm phục hồi trật tự sau nhiều tháng khủng hoảng chính trị - một động thái mà các nhà quan sát miêu tả là "một cuộc đảo chính trên thực tế"
Các binh sĩ Thái tại thủ đô Bangkok trong ngày áp dụng tình trạng thiết quân luật.
Căn nguyên của cuộc khủng hoảng
Trong nhiều năm qua, Thái Lan đã chứng kiến sự chia rẽ chính trị sâu sắc giữa tầng lấp lao động, phần lớn là ở khu vực nông thôn, vốn ủng hộ cựu Thủ tướng sống lưu vong Thaksin Shinawatra, và tầng lớp trung lưu và giàu có thành thị thân hoàng gia vốn phản đối ông Thaksin.
Mối bất hòa dai dẳng đã leo thang trong những tháng gần đây thành một cuộc khủng hoảng chính trị, trong đó các cuộc biểu tình của phe đối lập chống chính phủ đã làm 28 người chết và hàng trăm người bị thương.
Tình hình đã xấu đi nghiêm trọng kể từ đầu tháng này khi tòa án hiến pháp phế truất Thủ tướng Yingluck Shinawatra - em gái ông Thaksin - và 9 thành viên nội các, làm suy yếu đáng kể chính phủ do đảng Puea Thai của bà Yingluck dẫn đầu.
Những người biểu tình đối lập đang kêu gọi thành lập một chính phủ không qua dân bầu để giám sát tiến trình cải cách nhằm chống tham nhũng và hạn chế sự ảnh hưởng của ông Thaksin, trong khi những người thuộc phe áo đỏ ủng hộ chính phủ cảnh báo về một cuộc nội chiến nếu chính phủ tạm quyền bị thay thế.
Việc quân đội giành quyền kiểm soát các đài truyền hình, bất ngờ thông báo tình trạng thiết quân luật với cả nước và triển khai các binh sĩ tại Bangkok đã làm gợi nhớ tới cuộc đảo chính quân sự hồi năm 2006 nhằm lật đổ ông Thaksin.
Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) tại New York, Mỹ đã gọi việc áp dụng tình trạng thiết quân luật là "một cuộc đảo chính trên thực thế", bày tỏ lo ngại sự kiểm soát đối với quyền tự do ngôn luận.
Mặc dù tuyên bố thiết quân luật giúp quân đội có nhiều quyền lực hơn nhưng chính phủ trên thực tế vẫn nắm quyền, dù quyền lực đã bị giảm bớt.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Các nhà quan sát chính trị vẫn chia rẽ về tương lai chính trường Thái Lan, nói thêm rằng tình hình vẫn rất mong manh, khó dự đoán, và phụ thuộc nhiều vào những điều sẽ xảy ra trong những ngày tới.
"Tôi nghĩ những điều chúng ta đang nhìn thấy là sự khởi đầu cho một cuộc đảo chính. Đó là điều chắc chắn", Pavin Chachavalpongpun, từ Trung Tâm nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Kyoto (Nhật Bản), nhận định.
"Điều đó nằm trong kế hoạch của quân đội nhằm tạo ra một tình thế không thể kiểm soát được để hợp pháp hóa động thái này", ông Pavin nói thêm.
Tuy nhiên, chuyên gia Gavan Butler từ Đại học Sydney, tin rằng quân đội chỉ hành động để duy trì trật tự và rằng vẫn còn hi vọng về các cuộc bầu cử mới dự kiến diễn ra vào tháng 6.
Giới phân tích cho rằng tương lai giờ đây sẽ phục thuộc vào việc liệu quân đội và các lực lượng khác có thay thế chính phủ hay không, hiện do Thủ tướng tạm quyền Niwattumrong Boonsongpaisan dẫn đầu.
Các phương án tiềm tàng bao gồm việc bổ nhiệm một thủ tướng không qua dân bầu - như yêu cầu của những người biểu tình chống chính phủ - nhằm điều hành đất nước cho tới khi các cuộc bầu cử được tổ chức.
Tuy nhiên, phe áo đỏ đã cảnh báo rằng việc thay thế chính phủ bằng một ban lãnh đạo không qua dân bầu có thể vượt qua giới hạn đỏ, gây ra một cuộc nội chiến. Phe áo đỏ cho tới nay vẫn im lặng đối với việc tuyên bố tình trạng thiết quân luật và họ chưa coi đó là một cuộc đảo chính.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Quân đội Thái Lan công bố hiến pháp tạm thời Tập đoàn quân sự cầm quyền Thái Lan vừa công bố một hiến pháp tạm thời cho phép quân đội giữ lại nhiều quyền hành rộng rãi. Quốc vương Thái Lan đã chính thức chấp thuận hiến pháp tạm thời trong một buổi lễ với Tướng Prayuth Chan-ocha (trong ảnh). Hiến pháp tạm thời của Thái Lan sẽ hợp thức hóa cuộc đảo...