Anh em ruột sa lưới vì phát tán tin nhắn ‘rác’
Cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Nam và tỉnh Gia Lai vừa khởi tố vụ án, bắt giam 3 đối tượng: Phạm Đức An (1992, trú H. Hiệp Đức, Quảng Nam), Đỗ Quốc Chinh (1990) và Đỗ Quốc Bảo (1995, cùng trú H. Hòa Vang, Đà Nẵng) về hành vi: ‘Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, viễn thông’.
Điều đáng nói, các đối tượng được một người Trung Quốc thuê phát tán tin nhắn rác với nội dung phản cảm, trong đó Chinh và Bảo là hai anh em ruột.
Đỗ Quốc Chinh và Phạm Đức An cùng máy tính và thiết bị giả trạm BTS hoạt động trên xe ô-tô.
Sau thời gian theo dõi, mật phục, tối 21-3, tại khu vực đường Nguyễn Hoàng (P. An Sơn, TP Tam Kỳ, Quảng Nam), tổ công tác Công an tỉnh Quảng Nam phối hợp các đơn vị chức năng tỉnh Quảng Nam kiểm tra ô-tô BKS 92A- 061.97 do Phạm Đức An điều khiển, chở Đỗ Quốc Chinh. Tại thời điểm kiểm tra, trên xe có 1 laptop đang hoạt động và các thiết bị khác, nghi vấn là thiết bị giả mạo trạm phát BTS (trạm phát sóng viễn thông). Kiểm tra máy tính, lực lượng chức năng phát hiện 1 phần mềm đang chạy thể hiện các thông số các mạng di động tại vị trí xe ô-tô đang đỗ.
Cùng thời gian trên, Công an tỉnh Gia Lai phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, bắt quả tang đối tượng Đỗ Quốc Bảo khi đối tượng này đang đỗ xe trên đường Nguyễn Tất Thành (TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) để vận hành thiết bị giả mạo trạm BTS phát tán tin nhắn rác. Làm việc với cơ quan Công an, đối tượng Bảo khai nhận từ ngày 14-3, Bảo sử dụng thiết bị giả mạo trạm BTS để phát tán tin nhắn rác có nội dung khiêu dâm kèm đường link các trang website. Thông qua đó, Bảo dẫn dụ người dùng trên địa bàn TP Pleiku truy cập, tải các ứng dụng có nội dung đồi trụy, từ đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Điều tra mở rộng, Đỗ Quốc Chinh cho biết, thông qua quen biết một người đàn ông quốc tịch Trung Quốc đã nhận 1 máy tính và 2 thiết bị giả trạm BTS các nhà mạng từ người này để phát tán tin nhắn quảng cáo qua SMS bằng phần mềm Teminal. Người này cũng đã hướng dẫn cách cài đặt, cách thức phát tán tin nhắn cho Chinh. Quy ước 10.000 tin nhắn được gửi đi, người này sẽ trả cho Chinh 500.000 đồng qua ví tiền ảo USDT. Sau khi cài đặt và thực hiện phát tán tin nhắn thành công, Chinh đã hướng dẫn cho em ruột là Đỗ Quốc Bảo thực hiện. Các đối tượng đã thực hiện việc phát tán tin nhắn đến các thuê bao di động tại các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam và TP Đà Nẵng. Chinh cũng thuê và hướng dẫn Phạm Đức An thực hiện việc này và trả công cho An 400.000đồng/10.000 tin nhắn được phát tán. Từ khi thực hiện hành vi sử dụng thiết bị lập trạm BTS giả để phát tán tin nhắn SMS đến nay, Chinh được người đàn ông Trung Quốc trả khoảng 5.000 USDT, tương đương 110 triệu đồng, trong đó Chinh đã chuyển cho Bảo và An mỗi người 30 triệu đồng.
Đối tượng Đỗ Quốc Bảo và thiết bị giả mạo trạm BTS phát tán tin nhắn rác để lừa đảo.
Thượng tá Phạm Văn Sơn- Trưởng phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao- Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam xuất hiện nhiều tin nhắn rác, quảng cáo được gửi đến thuê bao di động của người dân, việc này đã gây phiền toái nhiều cho người dân, ảnh hưởng đến ANTT trên địa bàn.
“Chúng tôi nhận thấy việc này có dấu hiệu của hành vi xâm nhập trái phép mạng máy tính, viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác nên đã vào cuộc điều tra. Qua đấu tranh nhận thấy, các đối tượng có phương thức thủ đoạn rất tinh vi, chuyên nghiệp, thiết bị kỹ thuật hiện đại, cách thức phạm tội lần đầu tiên xảy ra tại địa phương. Các đối tượng cảnh giác cao, sử dụng xe ô-tô để di chuyển khi thực hiện hành vi, liên tục thay đổi địa điểm để né tránh sự theo dõi của lực lượng chức năng. Tuy nhiên, bằng các biện pháp nghiệp vụ và sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan nên Công an Quảng Nam đã kịp thời triệt phá hoạt động của các đối tượng trên”, Thượng tá Sơn chia sẻ.
Hiện vụ việc đang được cơ quan Công an tiếp tục điều tra, mở rộng. Qua đây, cơ quan Công an khuyến cáo người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tuyệt đối không truy cập vào các ứng dụng, đường link lạ không rõ nguồn gốc; không cung cấp thông tin cá nhân, tên và tài khoản đăng nhập các trang mạng xã hội cho các đối tượng trên không gian mạng; cảnh giác trước các chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Kịp thời trình báo cơ quan Công an nơi gần nhất trong trường hợp bị đối tượng lợi dụng không gian mạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Cận cảnh rừng Đắk Nông tiếp tục bị 'thảm sát'
Hàng trăm cây rừng bị đốn hạ, nằm ngổn ngang trên nhiều ngọn đồi ở tỉnh Đắk Nông. Hiện số vụ phá rừng và diện tích rừng thiệt hại đang 'nóng' ở tỉnh này.
Trao đổi với PV Thanh Niên mới đây, lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Nông cho biết, hiện tình trạng chặt phá rừng diễn biến rất phức tạp trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt tại lâm phần quản lý của Công ty TNHH MTV Đắk N'Tao (viết tắt Công ty Đắk N'Tao) quản lý nằm trên địa bàn H.Đắk Song và H.Đắk Glong.
Video đang HOT
Những ngày giữa tháng 3, PV Thanh Niên theo chân tổ công tác của Công ty Đắk N'Tao thực hiện tuần tra, kiểm soát và bảo vệ rừng thuộc địa bàn đơn vị này quản lý. Tại khu vực xã Quảng Sơn (H.Đắk Glong), chúng tôi ghi nhận rất nhiều cánh rừng bị chặt phá và đốt trụi. Đây là khu vực rừng do Công ty Đắk N'Tao quản lý, rộng khoảng 4.000 ha; trong đó hiện có khoảng 2.700 ha đất có rừng, phần diện tích còn lại đều bị người dân lấn chiếm làm nương rẫy.
Hàng trăm cây rừng bị đốn hạ. Ảnh XUÂN LÂM
Tại khu vực tiểu khu 1668 (xã Quảng Sơn), hàng trăm cây rừng đã bị đốn hạ. Nhiều cây rừng có đường kính hàng chục cm chết khô, nằm ngổn ngang giữa đồi. Theo quan sát của PV, cây rừng đều bị đốt trụi chứ không có dấu hiệu cưa xẻ để khai thác gỗ. Kế đó là lán trại của một gia đình dân tộc H'Mông được dựng lên, nhằm chuẩn bị cho việc canh tác sau khi có đất sản xuất từ việc chặt phá rừng.
Ông Phùng Văn Kiên, Phó giám đốc Công ty Đắk N'Tao thừa nhận, tình trạng chặt phá rừng trên địa bàn đang rất "nóng". Hiện khu vực rừng thuộc xã Quảng Sơn đang hình thành 3 nhóm dân di cư tự do sinh sống và canh tác.
Cây rừng bị cưa hạ. Ảnh XUÂN LÂM
"Chặt phá rừng để làm nương rẫy rất "nóng" và phức tạp. Chúng tôi phải làm việc ngày đêm nhưng vẫn không thể ngăn chặn hết việc phá rừng", ông Kiên nhìn nhận, rồi khẳng định việc hàng trăm hộ dân lấn chiếm và sinh sống trên đất rừng khiến việc kiểm soát gặp khó khăn. "Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương phải cùng vào cuộc, có biện pháp giải tỏa, di dời người dân ra khỏi rừng. Chỉ khi đó tình trạng phá rừng mới có thể kiểm soát", ông Kiên nêu quan điểm.
Theo thống kê mới nhất, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông xảy ra 61 vụ phá rừng trái phép, diện tích rừng thiệt hại gần 14,8 ha. Còn trong năm 2022, Đắk Nông xảy ra 333 vụ phá rừng trái phép, với diện tích rừng thiệt hại gần 68 ha.
Hàng trăm cây rừng bị đốn hạ trên diện tích hàng ngàn mét vuông (ở xã Quảng Sơn, H.Đắk Glong). Đây là khu vực rừng do Công ty TNHH MTV Đắk N'Tao quản lý, bảo vệ. Ảnh XUÂN LÂM
Cây rừng bị đốt trụi. Theo các cơ quan chức năng, tình trạng dân di cư tự do và lấn chiếm, chặt phá rừng rất phức tạp ở tỉnh Đắk Nôn. Ảnh XUÂN LÂM
Cây rừng bị đốn hạ nằm ngổn ngang trên một ngọn đồi. Ảnh XUÂN LÂM
Cây rừng bị đốn hạ và đốt cháy. Theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Đắk N'Tao, hiện khu vực xã Quảng Sơn, nơi đơn vị quản lý, bảo vệ rừng đang hình thành 3 nhóm dân di cư tự do sinh sống và canh tác.Ảnh XUÂN LÂM
"Chặt phá rừng để làm nương rẫy rất "nóng" và phức tạp. Chúng tôi phải làm việc ngày đêm nhưng vẫn không thể ngăn chặn hết việc phá rừng", ông Phùng Văn Kiên, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Đắk N'Tao cho biết. Ảnh XUÂN LÂM
Theo thống kê mới nhất, từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông xảy ra 61 vụ phá rừng trái phép, diện tích rừng thiệt hại gần 14,8 ha. Ảnh XUÂN LÂM
Làm việc với Bộ NN-PTNT mới đây, ông Ngô Thanh Danh, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông cũng nhìn nhận, tình trạng dân di cư tự do ở tỉnh còn nhiều. Do đó, việc phá rừng, chiếm đất cũng nhiều, đã trải qua nhiều thời kỳ . Ảnh XUÂN LÂM
Trong năm 2022, Đắk Nông xảy ra 333 vụ phá rừng trái phép, với diện tích rừng thiệt hại gần 68 ha
Rất nhiều thủ đoạn chặt phá cây rừng, như cưa nửa thân, đợi gió thổi cây ngã; khoan lỗ rồi bỏ thuốc diệt cỏ vào để cây chết...
Xót xa khi hàng trăm cây rừng bị đốn hạ ở Đắk Nông
Những mầm sống giữa "cánh rừng chết"
Mầm sống giữa "cánh rừng chết"
Một lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Nông cho biết: "Dân phá rừng mỗi lần một ít, có thể chỉ vài chục mét vuông nên rất khó để xử lý hình sự. Từ đầu năm 2023 đến nay, chúng tôi cũng chuyển hồ sơ vài trường hợp để phía công an điều tra. Tuy nhiên, việc xác định thiệt hại rừng thường phức tạp. Chưa kể các đối tượng phá rừng rất manh động, sẵn sàng chống trả lực lượng bảo vệ rừng"
Số cây rừng ít ỏi còn lại liệu có trở thành "nạn nhân" kế tiếp?
Khu vực rừng bị chặt phá, đốt trụi nhiều khả năng sẽ "biến" thành nương rẫy
Chặt nửa thân rồi đợi cây... tự ngã đổ
Cưa hạ, đốt trụi cây rừng ngay "mặt tiền" con đường đất
Phía xa xa là một nhóm dân cư đang hình thành. Theo các cơ quan chức năng, phải có biện pháp di dời, giải tỏa dân di cư tự do ra khỏi rừng thì mới kiếm soát tốt việc chặt phá rừng . Ảnh XUÂN LÂM
Xử lý nghiêm minh, triệt để sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm Ngày 17/2, Công an TP Hồ Chí Minh tổ chức họp báo thông tin về vụ án "Môi giới hối lộ", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Giả mạo trong công tác", "Sản xuất, mua bản, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật", "Xâm nhập trái phép mạng máy tính,...