Anh em ruột phải sống nhờ máu người khác
Khuôn mặt hai con tái nhợt vì mất máu, chị Đỗ Thị Hiền lần nào đưa con nhập viện cũng lo âu không biết khi nào có máu để truyền.
Người mẹ chỉ dám thở phào khi kim truyền được gắn vào tay con, sức sống dần trở lại nhờ từng giọt máu được truyền vào cơ thể.
Chị Hiền ở Yên Bái, suốt 17 năm đằng đẵng đưa con đi viện. Hai con của chị là Phạm Anh Tuấn 19 tuổi và Phạm Ngọc Ánh 11 tuổi, đều bị bệnh suy nhược chức năng tiều cầu. Đây là một bệnh rối loạn chảy máu di truyền hiếm gặp, hai anh em Tuấn thường xuyên chảy máu khó cầm và bị mất máu.
Hai anh em Tuấn và Ánh phải sống chung với bệnh suy nhược chức năng tiểu cầu. Ảnh: Lê Phương.
Phát hiện bệnh vào lúc 14 tháng tuổi, Tuấn đã trải qua nhiều lần thập tử nhất sinh. Nặng nhất là năm 2005, Tuấn bị chảy máu cam ồ ạt, nôn ra máu và xuất huyết tiêu hóa. Hình ảnh đứa con bé bỏng đầm đìa máu đang ở giữa ranh giới sinh tử vẫn như còn vẹn nguyên trong tâm trí chị Hiền.
“Khi 5 tuổi, cháu phải đi cấp cứu, máu chảy ra từ mũi, miệng và đi ngoài ra máu. Cháu nằm bất động, da và môi trắng nhợt không còn chút máu đến các bác sĩ cũng phải lắc đầu”, chị Hiền nhớ lại. Lúc đó, bệnh viện hết cả máu và tiểu cầu. Bố cháu vội vàng đi từ Yên Bái xuống Hà Nội hiến máu để truyền cho con, các bác sĩ bảo bố là vị cứu tinh của con, nếu không có bố thì con cũng bỏ mạng.
Video đang HOT
Lần lữa mãi không dám có thêm con, 8 năm sau chị Hiền mới có thai và sinh cháu Phạm Ngọc Ánh. Thật không may Ánh cũng cùng chung số phận như anh. Gần 10 năm nay, hai anh em cùng điều trị tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.
Suy nhược tiểu cầu là một bệnh rối loạn di truyền tiểu cầu. Thể điển hình thấy hiện tượng xuất huyết ngoài da do xuất huyết giảm tiểu cầu. Đôi khi có chảy máu đường tiêu hóa. Tuy nhiên bệnh thường được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân bị chảy máu không cầm do một nguyên nhân khác như nhổ răng, chảy máu kinh nguyệt kéo dài, chảy máu đường tiêu hóa kéo dài, chảy máu cam. Ngoài ra, bệnh còn được phát hiện do trong gia đình có người bị bệnh di truyền về máu. Bệnh không có điều trị đặc hiệu. Bệnh nhân cần truyền khối tiểu cầu nếu chảy máu nhiều.
Chị Đỗ Thị Hiền chăm sóc con đang tiếp máu tại bệnh viện. Ảnh: Nguyễn Việt.
Căn bệnh này khiến anh em Tuấn và Ánh tháng nào cũng phải vào viện truyền tiểu cầu và khối hồng cầu, phải sống nhờ vào nguồn máu hiến. Đến nay, Tuấn và Ánh đã truyền bao nhiêu đơn vị chế phẩm máu, chị Hiền cũng không đếm nổi nữa. Máu đã trở thành nguồn sống của hai anh em, là niềm hy vọng, nỗi chờ mong của bố mẹ các em.
“Trước kia bố hiến máu cứu con, còn bây giờ người hiến máu là cứu tinh của các con”, chị Hiền chia sẻ.
Người làm mẹ lúc nào cũng lo xa, sợ con không có máu, không có tiểu cầu để truyền. Nỗi lo ấy lại càng lớn hơn vào dịp Tết và dịp hè – khi nguồn người hiến máu rất khan hiếm.
Lãnh đạo Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết, chỉ tính riêng 3 tháng cuối năm, trước và sau Tết Nguyên đán (từ tháng 12/2019 – tháng 2/2020), Viện cần khoảng 80.000 đơn vị máu để phục vụ cho nhu cầu cấp cứu và điều trị của 170 bệnh viện tại 25 tỉnh, thành phố.
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương kêu gọi những người đủ điều kiện sức khỏe, đặc biệt là người nhóm máu O và nhóm máu A, tham gia hiến máu để phục vụ cấp cứu và điều trị vào dịp cuối năm.
Trương Hằng
Theo VNE
Uống rượu liên tục suốt mấy chục năm, người đàn ông suýt mất mạng vì đủ thứ bệnh
Lo lạm dụng rượu nhiều năm, ông Nguyễn Văn Đ., sinh năm 1964 suýt mất mạng do xuất huyết tiêu hóa nặng.
Vừa qua, Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã can thiệp thành công cho một người bệnh bị xơ gan, xuất huyết tiêu hóa nặng do uống rượu suốt mấy chục năm.
Kỹ thuật này giải quyết triệt để tình trạng chảy máu ở bệnh nhân bị xơ gan, giảm tối đa nguy cơ chảy máu tiêu hóa tái phát và giảm tử vong do mất máu.
Ông Đ. xuất huyết tiêu hóa nặng suýt mất mạng.
Người bệnh Nguyễn Văn Đ, sinh năm 1964, trú tại Cổ Tiết - Tam Nông - Phú Thọ nhập viện trong tình trạng bị xuất huyết tiêu hóa nặng và shock phải truyền số lượng máu nhiều. Sau khi nội soi cho thấy người bệnh bị giãn tĩnh mạch thực quản độ III và giãn tĩnh mạch dạ dày nặng, nội soi đã thắt búi giãn nhưng nguy cơ chảy máu tái phát rất cao, tiên lượng xấu.
Sau can thiệp 1 ngày, sức khỏe người bệnh đã dần hồi phục, người bệnh có thể đi lại và sinh hoạt bình thường.
Theo BS Trần Quang Lục, kỹ thuật TIPS là kỹ thuật can thiệp xâm lấn tối thiểu, điều trị và dự phòng chảy máu tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản hoặc tĩnh mạch dạ dày ở người bệnh xơ gan.
Đây là một trong những phương pháp can thiệp khó mà rất ít các bệnh viện có thể thực hiện được, đòi hỏi đội ngũ bác sỹ có trình độ chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm, đòi hỏi phải có sự tập trung cao độ, sử dụng nhiều vật tư, vật liệu can thiệp và dự phòng được những tình huống khó phát sinh trong quá trình can thiệp.
Các bác sĩ cảnh báo, uống nhiều rượu gây tổn hại nghiêm trọng đối với sức khỏe: Rượu làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng, ung thư miệng; Uống rượu nhiều khi đói gây viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày. Bởi khi dạ dạ trống rỗng thì tỷ lệ hấp thụ rượu chậm lại nhưng không dừng lại; Khi rượu đi vào cơ thể, mạch máu giãn ra làm cơ thể mất nhiệt, huyết áp bị giảm có thể mất mạng.
Theo baogiaothong
Nữ bệnh nhân nôn ồ ạt 1 lít máu tươi được cứu sống trong 5 phút Đang trên đường được đưa từ Cà Mau lên BV Chợ Rẫy (TP HCM), nữ bệnh nhân bất ngờ nôn ra 1 lít máu tươi nên người nhà đưa vào BV ở Cần Thơ và được bác sĩ cứu sống trong 5 phút. Ngày 4/11, BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ vừa cứu một nữ bệnh nhân...