Anh em đại chiến đòi từ mặt vì tranh chấp ‘cái ao’
Tôi nói xây nhà thờ họ phải có số đỏ mới xây nên xảy ra cãi vã. Ông chú họ chi 3 hăng hái cậy quyền nói anh tôi không ra gì rồi đòi “từ mặt nhau”. Chưa hết ông ấy còn đuổi anh em tôi ra khỏi họ. Anh tôi tuyên bố không họ mạc gì nữa.
Chẳng là họ nhà tôi gồm có 03 chi, rất không may là chi 1 nhà tôi ông bác Trưởng mất sớm (bị giặc pháp bắn tháng 11 năm 1951 lúc đó mới 39 tuổi) và có hai cô con gái. Bố tôi là em lại có hai người con trai. Anh tôi và tôi.
Các chị con bác tôi đã lấy chồng đến năm (không nhớ rõ năm khoảng 1980 – 1982) khi bác gái mẹ các chị mất, thì họ chuyển bát Hương nhà bác Trưởng về nhà tôi để mẹ tôi và anh trai tôi cúng coi như thừa kề trưởng họ cúng giỗ Tổ.
Đến năm không còn HTX toàn xã nữa, thì các ao chuyển về cho các hộ sử dụng, nhà bác tôi có cái ao to mới xảy ra tranh chấp, chị con bác tôi lấy chồng cùng xóm lại ở luôn tại đất của bác, sau khi được giải thích về hương hỏa thì chị tôi cũng nguôi ngoai không tranh chấp nữa, thế là cả họ thu ao về khoán cho một nhà trông coi thả cá.
Hàng năm thì họ thu (tô) về để cúng giỗ Tổ (có khoảng 79 đến 80 hộ thường là từ 13 đến 15 mâm cỗ, mỗi ông đóng 10.000 đồng) còn lại là quỹ họ chi, chuyện cãi cọ qua ăn giỗ, uồng rượu như tuần báo là có nhiều rồi.
Ảnh minh họa
Đến nay các dòng họ trong làng xây nhà thờ họ, trong họ bàn nhiều về việc xây nhà thờ họ. Anh trai tôi năm nay 69 tuổi, còn có các ông chú họ ở chi 2 và chi 3 ít tuổi hơn ông anh tôi mới 64 – 67 tuổi yêu cầu anh tôi bán lại cho cái ao nhỏ khoảng 300 m2 ngay cạnh ao to của bác tôi mà họ đang thả cá.
Anh tôi đồng ý bán lấy 200 triệu, các ông chú không nghe, trưởng họ mà bán đắt thế… Tôi nói xây nhà thờ họ phải có số đỏ mới xây, thế là bàn chuyện mang tên ai ? Ở sổ đỏ đất ao đó, đã xảy ra chuyện cãi vã. Ông chú họ chi 3 hăng hái nhất cậy quyền chú nói anh tôi không ra gì rồi đòi “từ mặt nhau”. Chưa hết ông ấy còn đuổi anh, em tôi ra khỏi họ. Anh tôi tức quá tuyên bố không họ mạc gì nữa. Anh tôi nói: Tôi trưởng họ không đuổi các ông thì thôi, coi như chia chi ra, chi nào về chi ấy. Thế là chị họ tôi làm đơn đòi lại ao, vì ao là của chi 1 không thể chi khác được. Hiện UBND xã đã mời đại diện họ và chị họ tôi đến UBND xã họp để hòa giải.
Video đang HOT
Bà chị họ và anh trai tôi đang mong tôi về cùng giải quyết việc họ, nhất thiết là chia chi họ ra và đòi ao là của chi 1 …. (còn 4 tháng nữa tôi về hưu rồi).
Rất mong các Luật gia tư vấn giúp tôi.
Hòa An (Tuyên Quang)
Chào bạn,
Thứ nhất: Về việc đứng tên chung Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất.
Điều 220 Bộ luật dân sự 2005 quy định về tài sản thuộc ở hữu chung của cộng đồng như sau:
“1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, làng, bản, buôn, sóc, cộng đồng tôn giáo và các cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thoả mãn lợi ích chung hợp pháp của cả cộng đồng.
2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thoả thuận hoặc theo tập quán, vì lợi ích của cộng đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
3. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất.”
Theo thông tin bạn cung cấp thì mảnh đất tranh chấp trên là mảnh đất thuộc sở hữu chung của các thành viên trong họ thuộc chi của bạn nên theo quy định trên mỗi người trong dòng họ của chi bạn là một chủ sở hữu và mỗi người đều có quyền sử dụng định đoạt đối với tài sản chung đó. Việc sử dụng, định đoạt đối với mảnh đất trên phải có sự quyết định của tất cả những người đồng sở hữu nên khi xảy ra tranh chấp thì cũng cần có những người đồng sở hữu có mặt để giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, mảnh đất trên chưa có sổ đỏ, trong trường hợp này, cả họ chi của bạn có thể làm sổ đỏ đứng tên của tất cả những người đồng sở hữu theo quy định tại Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013: “Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.”
Theo quy định trên, những người đồng sở hữu cấp chung một giấy chứng nhận quyền sở dụng đất cho một người đại diện .
Thứ hai: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Nếu có tranh chấp về quyền sử dụng đất hay ao thì được giải quyết căn cứ theo Điều 203 Luật Đất Đai 2013 tại UBND hoặc Tòa án có thẩm quyền.
(Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.)
Hạnh Thúy
Theo_VietNamNet
Cty Tu Tạo nói về tranh chấp với Chủ tịch trường Lômônôxốp
Chủ tịch HĐQT Trường Tiểu học Lômônôxốp liên tiếp có những hành động "khiêu khích" trong quá trình xảy ra tranh chấp đất đai.
Ông Nguyễn Vinh Tâm, chủ tịch HĐQT Trường Tiểu học Lômônôxốp, chém trọng thương ông Nguyễn Đoàn Bộ (trú tại Tổ dân phố Tháp, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm), nhân viên bảo vệ của công ty Cổ phần Tu tạo và Phát triển nhà, khi 2 bên xảy ra tranh chấp lô đất thuộc Khu đô thị mới Mễ Trì Hạ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. PV báo Đời sống & Pháp luật đã liên hệ với ông Nguyễn Thế Văn, Giám đốc dự án công ty Cổ Phần Tu tạo và Phát triển nhà, để làm rõ những thông tin liên quan.
Ông Bộ với vết thương nghiêm trọng do ông Tâm dùng dao chém.
Ông Văn cho biết, lô đất kí hiệu TH tranh chấp giữa 2 bên là do công ty Cổ Phần Tu tạo và Phát triển nhà thực hiện giải phóng mặt bằng và quản lí. Sau đó, lãnh đạo thành phố Hà Nội có chủ trương giao lại lô đất này cho Trường Tiểu học Lômônôxốp và để cho cả 2 bên tự thỏa thuận mức tiền để chuyển giao. Phía công ty đã nghiêm chỉnh chấp hành các phương án đền bù theo quy định chung của nhà nước, đồng thời đã gửi 2 văn bản đến Trường Tiểu học Lômônôxốp mời đến bàn bạc và giải quyết nhưng nhà trường không hề trả lời, cũng như tiến hành gặp mặt để bàn bạc với công ty để giải quyết vấn đề, ông Văn cho hay.
Trước khi chém trọng thương bảo vệ của công ty, ông Nguyễn Vinh Tâm đã 3 lần liên tiếp phá khóa, dỡ bỏ hàng rào quây quanh lô đất trên để thực hiện thi công. Tuy nhiên, những hành đồng này đều bị phía công ty Cổ Phần Tu tạo và Phát triển nhà ngăn cản và mời lực lượng Công an phường đến lập biên bản, ghi nhận hành vi sai trái của ông chủ tịch Trường Tiểu Học Lômônôxốp.
Đến ngày 7/1, ông Tâm tiếp tục dẫn một nhóm người lạ mặt xông vào lô đất trên nhưng bị bảo vệ của công ty ngăn cản, giữa hai bên xảy ra mâu thuẫn và có những hành động xô xát. Ông Tâm đã dùng dao thép vuông, to bản, chém trọng thương ông Bộ. Sau khi thực hiện hành vi trên, ông Tâm đã bỏ trốn khỏi hiện trường, bỏ mặc ông Bộ trong tình trạng nguy kịch, được người dân đưa đi cấp cứu.
Ông Văn cho hay, sau khi ông Bộ bị thương, công ty Cổ Phần Tu tạo và Phát triển nhà đã tiến hành thăm hỏi, hỗ trợ cho ông và gia đình theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, phía ông Tâm vẫn tỏ ra "im lặng", không đến thăm hỏi và có các hỗ trợ, đền bù chi phí điều trị cho người bị hại. Theo của giám đốc dự án, ông Tâm cho rằng hành vi của mình chỉ là tự vệ, không hề trái pháp luật!?
Ngay sau nắm bắt thông tin, UBND quận Nam Từ Liêm đã có công văn hỏa tốc đề nghị 2 bên tuân thủ các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, đến ngày 8/1, ông Tâm vẫn tiếp tục dẫn người xông vào phá khóa và tiến hành lễ khởi công, mặc dù Trường Tiểu Học Lômônôxốp chưa có đầy đủ các thủ tục theo đúng quy định pháp luật. Công ty Cổ Phần Tu tạo và Phát triển nhà sẽ nộp đơn khởi kiện ông Tâm lên tòa án để được luật pháp phân giải và bảo vệ quyền lợi chính đáng của công ty.
Nhân Văn - Nguyễn Tuyết
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Bị đơn Keangnam "trốn" tòa? Liên tiếp trong các ngày 7, 11, 14/1, TAND TP. Hà Nội đưa ra xét xử phúc thẩm 3 vụ khách hàng kiện chủ đầu tư Keangnam Vina. Tuy nhiên, cả 3 phiên tòa đã bị hoãn do bị đơn Keangnam Vina vắng mặt. Tranh chấp giữa Keangnam và khách hàng tại Dự án Keangnam Landmark kéo dài từ năm 2011 đến nay...