Anh em CEO Địa ốc Alibaba Nguyễn Thái Luyện khai về số tiền 2.500 tỷ
Quá trình điều tra, anh em Nguyễn Thái Luyện và Nguyễn Thái Lĩnh khai báo về khoản tiền 2.500 tỷ đồng đã lừa đảo chiếm đoạt của hơn 6.700 khách hàng.
Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vẫn đang mở rộng điều tra vụ anh em Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT) – Nguyễn Thái Lĩnh (Giám đốc công ty CP địa ốc Alibaba) lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Dư luận đang rất quan tâm số tiền mà địa ốc Alibaba chiếm đoạt lên đến 2.500 tỷ đồng của 6.700 khách hàng đã đi đâu?
Ngay giai đoạn đầu điều tra vụ án, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã phong toả một số tài sản ngân hàng của công ty địa ốc Alibaba, của Nguyễn Thái Luyện, Nguyễn Thái Lĩnh. Về số tiền trong các tài khoản phong toả này, hiện cơ quan Công an chưa tiết lộ. Động thái này của Công an nhằm góp phần vào việc khắc phục hậu quả của vụ án.
CEO địa ốc Alibaba Nguyễn Thái Luyện có khai báo bước đầu về khoản tiền 2.500 tỷ đồng đã chiếm đoạt của khách hàng
Nguyễn Thái Lĩnh, Giám đốc địa ốc Alibaba chỉ thực hiện theo chỉ đạo của anh trai Nguyễn Thái Luyện
Ngoài ra thời điểm bắt giữ Luyện, Lĩnh cũng như khám xét hàng loạt trụ sở, văn phòng giao dịch của công ty Alibaba và trụ sở các công ty con, cơ quan Công an đã thu giữ lượng tang vật khủng.
Theo thống kê số tang vật này gồm: 376 thùng tài liệu là những chứng từ sổ sách của Alibaba, các công ty con; hơn 9 tỷ đồng tiền mặt, 257 miếng kim loại màu vàng, 20 thỏi kim loại màu vàng đang được giám định, 3 xe ô tô các loại, 40 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các khu đất ở nhiều tỉnh, thành…
Nhưng nguồn thông tin từ cơ quan Công an tiết lộ, số tang vật tài sản thu giữ, số tiền trong các tài khoản ngân hàng… không đáng kể bao nhiêu so với số tiền 2.500 tỷ đồng mà Nguyễn Thái Luyện và bộ sậu Alibaba đã chiếm đoạt của khách hàng. Vậy phần lớn số tiền đó đã đi đâu? được sử dụng như thế nào?
Đường đi của nghìn tỷ chiếm đoạt
Nguồn thông tin cho hay, ngay khi bắt giữ anh em Nguyễn Thái Luyện, Nguyễn Thái Lĩnh, cơ quan Công an đã tập trung khai thác và 2 ông này bước đầu khai báo về đường đi của số tiền đã chiếm đoạt của các nạn nhân.
Video đang HOT
Phần lớn tiền khách hàng đóng vào, ông Luyện chỉ đạo cho người thân, nhân viên thân tín dùng để mua đất nông nghiệp ở nhiều nơi và dùng chi trả lãi suất cho khách hàng. Bởi rất nhiều khách hàng hám lợi bị Alibaba đưa vào tròng kinh doanh bất động sản đa cấp.
Ban đầu, Alibaba mời chào khách hàng đầu tư mua đất với rất rẻ so với thị trường, mỗi lô có giá khoảng 300 – 400 triệu, tùy vị trí “dự án”. Tiếp đó, một trong các công ty con của Alibaba đứng ra ký hợp đồng thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với khách hàng.
Tiền khách hàng đóng vào, Luyện chỉ đạo đi thu gom đất nông nghiệp ở nhiều tỉnh thành để lập dự án ma, tiếp tục đưa khách hàng khác vào tròng
Trong đó thể hiện cụ thể số lô, diện tích ở “dự án” do Alibaba tự đặt. Trong hợp đồng này, công ty con của Alibaba yêu cầu khách hàng thanh toán làm 2 đợt. Đợt 1 là ngay sau ký hợp đồng (95% giá trị lô đất), đợt 2 thanh toán 5% giá trị lô đất và nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với nhiều khách hàng trước đây, thời hạn công ty bàn giao đất là 12 tháng, còn gần đây chỉ còn 6 tháng.
Sau khi ký hợp đồng thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thanh toán tiền, khách hàng sẽ ký tiếp “hợp đồng quyền chọn” với Alibaba. Trong hợp đồng này, Alibaba đưa ra 4 phương án để khách hàng lựa chọn.
Một là, Alibaba thuê lại đất của khách hàng với giá thuê 2%/tháng trên tổng giá trị nền đất, thời gian thuê là 12 tháng, chỉ áp dụng cho các trường hợp thanh toán 95% giá trị nền đất.
Hai là, Aliabba mua lại của khách hàng với chênh lệch 30% sau 12 tháng.
Ba là, Alibaba mua lại với chênh lệch 38% sau 15 tháng.
Và bốn là, thanh toán 50% và trả góp 3 triệu đồng/tháng, lãi suất 0% và Alibaba sẽ mua lại với chênh lệch 38% sau 15 tháng, khi thanh toán đủ 95% giá trị nền đất.
Khách hàng sẽ nhận được lãi suất tương ứng với 1 trong các quyền chọn trên.
Một loại hợo đồng mà khách hàng phải ký với địa ốc Alibaba
Do đó, anh em Luyện – Lĩnh khai phần lớn tiền khách hàng đóng vào thì sử dụng để mua đất nông nghiệp vẽ “dự án ma” tiếp tục lừa người khác và để trả lãi cho các khách hàng tham gia vào sau. Ngoài ra có những khoản trích từ tiền khách hàng, Luyện sử dụng để dùng cá nhân, mua ô tô các loại để sử dụng nhằm tạo ra thanh thế, uy tín cho tên tuổi cá nhân và cho bộ sậu Alibaba.
CEO địa ốc Alibaba còn khai báo, dòng tiền khách hàng đóng vào luôn luôn phải… xoay vòng. Có phần để duy trì hoạt động của “tập đoàn”, lập ra hàng loạt chi nhánh, trả lương cho đội ngũ nhân viên để phục vụ cho việc kinh doanh, bán các dự án “ma”.
Hay như các khoản khác, mà điển hình là thưởng ô tô, các vật phẩm để khích lệ tinh thần nhân viên, thưởng tiền mặt cho nhân viên khi lôi kéo người khác tham gia vào, đều được bộ sậu Alibaba sử dụng từ khoản tiền chiếm đoạt của khách hàng.
Cơ quan điều tra xác định, Nguyễn Thái Luyện có xuất phát điểm là công ty có vốn “ảo” 100 triệu đồng. Chính thức giữa năm 2016, ông đã dựng nên địa ốc Alibaba kinh doanh mua bán, môi giới bất động sản theo hình thức đa cấp.
2.500 tỷ đồng chiếm đoạt được của khách hàng, địa ốc Alibaba đã trót đầu tư mua các lô đất nông nghiệp để vẽ dự án “ma”, hiện chưa bán được. Và có những khoản dùng để trả lãi cho khách hàng, để vận hành Alibaba và hệ thống các công ty con.
Khi Bộ Công an phong toả tài khoản mới đây, Luyện và các lãnh đạo Alibaba vẫn triển khai các dự án ma, lỳ lợm, bất chấp pháp luật. Theo Luyện, mục đích là tiếp tục đưa khách hàng vào tròng, để có dòng tiền… xoay vòng, chứ nếu không “đế chế” Alibaba sẽ… sụp đổ.
Linh An – Phương Anh
Theo vietnamnet
Khách hàng bị mê hoặc bởi miếng "bánh vẽ" của Công ty cổ phần địa ốc Alibaba
Suốt mấy ngày qua, các khách hàng bị Công ty cổ phần địa ốc Alibaba lừa đảo đã đến cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh trình báo, cung cấp thông tin tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án.
Ông Nguyễn Văn S. (Sn 1957, ngụ quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh), bức xúc: "Để thực hiện hành vi lừa đảo, Luyện đã đánh vào lòng tham của nhiều người, bằng cách cùng người của mình vẽ ra một viễn cảnh giúp khách hàng giàu lên nhanh chóng. Khách hàng mua đất nền tại các dự án của Alibaba sẽ được chia lại khoản lợi nhuận lớn lên đến 38%/năm. Người khác tham gia cùng mua, thì khoản lợi nhuận của khách hàng sẽ được tăng theo cấp số nhân.
Với cách thức lấy tiền của người mua sau đem trả lợi nhuận cho người mua trước, nên Luyện ngày càng kéo nhiều người tham gia với con số hiện tại lên đến cả nghìn người".
Đông đảo khách hàng đến Công ty cổ phần địa ốc Alibaba yêu cầu rút vốn sau khi Luyện bị bắt
"Tôi là khách hàng thân thuộc của Công ty cổ phần địa ốc Alibaba, và được Luyện trực tiếp mời xuất hiện thường xuyên tại các chương trình, dự án do công ty tổ chức nhằm tăng niềm tin cho các khách hàng đến mua sau. Ban đầu, tôi đầu tư hơn 100 nền với hàng tỷ đồng. Sau khi biết mình bị lừa, tôi rút dần và còn khoảng 8 nền với số tiền gần 3 tỷ đồng. Khách hàng bị lừa nhiều còn do có niềm tin vào mối quan hệ rộng trong xã hội của Luyện.
Nhìn vào tủ trưng bày, khách hàng thấy quà lưu niệm, kỷ vật của lãnh đạo cấp trung ương tặng Luyện. Ngoài ra, Luyện còn "đạo đức" với khách hàng mà không đặt mình ở vị trí một Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba như, dẫn xe vào cổng công ty cho khách, bưng đồ ăn sáng, nước uống...khiến ai cũng ngợi khen về cách sống đạo đức này", ông S, nhấn mạnh.
Hai anh em Luyện-Lĩnh tại thời điểm bị bắt
Còn anh Trần Văn C. (ngụ quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) bày tỏ vui mừng. Anh C, cho biết: "Tôi may mắn khi đã kịp đòi lại tiền trước khi công ty bị cơ quan chức năng điều tra, phong tỏa tài khoản. Sau khi mua mua dự án bánh vẽ của công ty này, tôi mới biết mình bị lừa. Tôi dính bẫy vì sự quan tâm ân cần của các nhân viên bán hàng đã được Luyện đào tạo. Sáng nào, tôi cũng nhận được một lời chúc ngày mới an lành và hỏi thăm về ăn uống, ức khỏe và gia đình. Sau đó, là những lời thạm gia dự án này nọ của công ty để lấy lãi suất cao. Tôi đến công ty thì được dẫn xe, mời mọc ăn sáng, uống nước...trò chuyện thân mật như những người thân trong gia đình".
Anh C. nói: "Nghe tư vấn có thể mua đất với giá rẻ, tôi rất thích. Họ hứa hẹn sẽ có sổ đỏ, thủ tục pháp lý đầy đủ. Do vậy, tôi cùng em ruột đã đầu tư 700 triệu vào một dự án đất nền ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhân viên bán hàng công ty này hứa là sau 12 tháng sẽ có sổ đỏ, nhưng chờ hoài vẫn không thấy hồi âm. Nóng ruột, tôi đã đến công ty hỏi. Họ không nói giật tiền của mình nhưng cứ hứa hẹn để kéo dài thời gian. Cứ mỗi lần tôi hỏi, nhân viên luôn trấn an như, anh cứ để đó, chắc chắn sẽ có lời hơn lãi suất của ngân hàng nhiều mà. Cứ như vậy mà họ hẹn đến mấy lần. Sau đó, nhận thấy tình hình không ổn, thời gian kéo dài hơn 1 năm mà sổ đỏ vẫn không có, đất sở hữu lại ở xa. Tôi quyết tâm đến công ty để lấy lại tiền vào tháng 12/2018. Sau hơn 4 tiếng đồng hồ trao đổi, công ty Alibaba mới chịu hoàn trả tiền gốc".
Theo anh Nguyễn Hồng Điệp, người chuyên mua bán bất động sản, phân tích: Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba chỉ là đơn vị phân phối, ăn hoa hồng từ chủ đất. Tuy nhiên, họ lại sẵn sàng trả lợi nhuận lên đến 45%/15 tháng để nhằm lôi kéo khách hàng.
Hiện nay, tiền hoa hồng môi giới mỗi dự án cao nhất cũng chỉ 8-10%/tổng giá trị dự án. Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba lấy đâu ra tiền để trả cho khách hàng cao hơn nhiều. Như vậy, nếu không phải là lấy của những khách hàng sau trả cho khách hàng trước ?
Thời gian qua, nhiều tỉnh thành phía Nam siết chặt quản lý đối với Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba để chặn đứng những dự án ma khiến doanh nghiệp này không thể làm hạ tầng và chào bán công khai mua bán các dự án. Bên cạnh đó, nhiều khách hàng phát hiện ra mô hình kinh doanh như "đa cấp" nhiều rủi ro này thì sẽ đồng loạt đến hạn thanh lý rút tiền. Khi đó, Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba sẽ rơi vào cơn khủng hoảng thực sự vì dòng tiền cạn kiệt, thu không đủ bù chi.
Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh, cho biết: Những ngày qua, Công an các đơn vị, địa phương luôn túc trực tiếp nhận các nạn nhân của Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần địa ốc Alibaba) và Nguyễn Thái Lĩnh (Tổng giám đốc) để điều tra về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Chúng lập ra Công ty cổ phần địa ốc Alibaba và các công ty thành viên đã thu gom mua số lượng lớn đất nông nghiệp (trong đó có một số rất ít đất ở tại nông thôn) giao cho các cá nhân đứng tên và tự "vẽ" ra nhiều dự án không có thật tại một số tỉnh phía Nam.
Các dự án này chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép cho làm dự án...rồi tổ chức quảng cáo là đất dự án để bán cho các khách hàng với số lượng hàng ngàn người và số tiền thu được lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
Theo Đức Mừng (Công an nhân dân)
Vụ Chủ tịch và Tổng giám đốc Alibaba bị bắt: Luật sư nói gì? "Nếu cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền kết luận các bị can trong vụ án có hành vi chiếm đoạt tài sản của các bị hại với giá trị trên 500 triệu đồng hoặc trường hợp khác sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định", luật sư nhận định. Bị can Nguyễn Thái Lĩnh - Ảnh: Bộ Công...