Anh đưa tăng mạnh hơn Abrams đến Baltic
Anh sẵn sàng điều 1.000 binh sĩ cùng xe tăng mạnh nhất của mình đến Baltic theo kế hoạch tăng cường quân sự của NATO để đối phó Nga.
“Chúng tôi đang cân nhắc tăng cường hiện diện ở các quốc gia Baltic và dọc sườn phía đông châu Âu trong hội nghị thượng đỉnh sắp tới”, tờ The Times (Anh) dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Michael Fallon cho biết.
Dù Bộ trưởng Michael Fallon không tiết lộ sẽ đưa dòng tăng nào đến Baltic nhưng theo nhận định của Tạp chí Focus (Đức), xe tăng mạnh nhất hiện nay của Anh chính là Challenger 2.
Nếu thực sự Challenger 2 được điều đến Baltic thì đây sẽ là cơn ác mộng với đối tượng bị nó tấn công. Bởi theo bảng xếp hạng của Focus năm 2015, tăng Challenger 2 đứng trên cả tăng huyền thoại của Mỹ là Abrams, ăn đứt tăng T-90 của Nga, khiến tăng AMX-56 của Pháp lép vế…
Tạp chí Focus cho rằng, điều làm nên sức mạnh của Chanlenger 2 là bởi chúng được trang bị công nghệ giáp phòng vệ Chobham tối tân (hợp kim siêu cứng titan cacbua và tungsten bên cạnh gốm và thép truyền thống), lớp giáp này được đánh giá là có khả năng vô hiệu hóa hầu hết các loại đạn, tên lửa chống tăng trên thế giới.
Video đang HOT
Tạp chí Focus dẫn một bài viết được đăng tải trên BBC năm 2003 cho biết, một chiếc Challenger 2 trúng khoảng 70 phát đạn chống tăng RPG ở thành phố Basra Iraq nhưng tổ lái vẫn an toàn.
Ngoài khả năng tự bảo vệ, Challenger 2 được trang bị hỏa lực cực mạnh. Challenger 2 trang bị pháo nòng xoắn L30 cỡ 120mm có thể bắn được khá nhiều loại đạn xuyên giáp như: đạn xuyên dưới cỡ nòng có cánh đuôi APFSDS L23; đạn APFSDS L26 (với đầu đạn uran làm giàu cấp độ thấp); đạn khói L34WP để giảm thiểu tầm nhìn của đối phương.
Trên tháp pháo xe còn được trang bị súng máy L94A1 cỡ 7,62mm bên trái pháo 120mm. Súng đạt tốc độ bắn 520-550 phát/phút có thể quét sạch một tiểu đội bộ binh trong vòng chưa tới 10 giây. Ngoài ra, trên nóc xe được lắp một súng máy L37A2 cỡ 7,62mm nhưng không được tích hợp giá điều khiển tự động.
Challenger 2 được trang bị nhiều hệ thống điện tử hiện đại, trong đó có bộ xử lý đặc biệt cho phép tối ưu hóa cho xạ thủ trên xe, đồng thời giúp chỉ huy và pháo thủ có thể quan sát cùng lúc một mục tiêu. Điều này là một trong những tính năng mới mà chưa có loại xe tăng nào trên thế giới có được.
Kíp lái xe trang bị một số thiết bị ngắm quan sát mục tiêu gồm: kính ngắm SAGEM VS 580-10 với thiết bị đo xa lae (của trưởng xe); kính ngắm TOGS II (dành cho pháo thủ) cho phép hiển thị hình ảnh nhiệt để có thể ngắm bắn một cách chính xác va tac chiên trong moi điêu kiên.
Để di chuyển cỗ xe tăng nặng 62,5 tấn, dài 8,3m, nhà sản xuất Vicker Defence Systems trang bị cho Challenger 2 động cơ diesel Perkins CV-12 TCA Condor công suất 1.200 mã lực cho phép di chuyển trên đường bằng phẳng với tốc độ 56km/h. Với thùng nhiên liệu sức chứa 1.592 lít đủ cung cấp cho Challenger 2 phạm vi chiến đấu 500km.
Theo_Báo Đất Việt
NATO tăng quân đến Baltic, truyền thông cảnh báo phản ứng của Moscow
Mỹ và các đồng minh NATO đang chuẩn bị triển khai 4 tiểu đoàn, khoảng 4.000 binh sĩ, tới Ba Lan và các nước vùng Baltic.
Truyền thông Nga ngày 30/4 dẫn thông tin từ The Wall Street Journal đưa tin cho biết, Mỹ và các đồng minh NATO đang chuẩn bị triển khai 4 tiểu đoàn, khoảng 4.000 binh sĩ, tới Ba Lan và các nước vùng Baltic.
The Wall Street Journal dẫn nguồn tin cấp cao từ phương Tây cho biết, động thái này là một phần của nỗ lực tăng cường bảo vệ đường biên giới với Nga của NATO trong bối cảnh Moscow "gia tăng các hoạt động quân sự" về phía các nước Baltic.
Ảnh Rian.
Các nguồn tin cho biết, hai tiểu đoàn trong đó sẽ do Mỹ đóng góp, số còn lại đến từ Đức và Vương quốc Anh.
Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Wark đã xác nhận kế hoạch trên trong chuyến thăm Brussels và nói rằng việc tăng cường hiện diện quân sự của NATO là nhằm để đối phó với sự gia tăng hoạt động của Nga trong khu vực.
"Nga đã tiến hành vô số cuộc tập trận đột xuất ngay tại biên giới với sự tham gia của lượng lớn binh sĩ. Theo quan điểm của chúng tôi, có thể gọi đó là hành vi cực kỳ khiêu khích", Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Wark nói trong chuyến thăm Brussels.
Người đứng đầu Tiểu ban các lực lượng hải quân trong Hạ viện Mỹ, Randy Forbes trước đó cũng lên tiếng cho rằng Mỹ cần phải tăng cường hiện diện quân sự tại châu Âu sau sự cố máy bay chiến đấu của Nga áp sát tàu khu trục Mỹ Donald Cook tại Biển Baltic.
Trong tháng 2 năm 2016, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, cho biết các bộ trưởng quốc phòng của 28 nước thành viên NATO tại cuộc họp ở Brussels tán thành đề nghị để tăng cường sự hiện diện quân sự của liên minh ở Đông Âu, Đông Địa Trung Hải và Biển Đen.
Ông cũng nói rằng các quyết định cụ thể về sự hiện diện tăng cường trên biên giới phía đông sẽ được thực hiện tại hội nghị thượng đỉnh của liên minh ở Warsaw vào tháng 7 năm 2016.
Theo Tổng thư ký NATO, việc mở rộng sự hiện diện quân sự sẽ được thực hiện trên cơ sở luân phiên và mở rộng cơ sở hạ tầng hậu cần cần thiết.
Sau đó, ông Stoltenberg nói rằng Mỹ đã quyết định kế hoạch để tăng sự hiện diện của các lực lượng của mình ở châu Âu. Trước đó, tờ Daily Telegraph của Anh cho biết, theo kế hoạch, các tiểu đoàn gồm 500-1000 lính từ Mỹ, Anh và Đức có thể sẽ được triển khai đến Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Romania và Bulgaria.
Bình luận về động thái trên, TV Zvezda dẫn lại lời của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong một cuộc phỏng vấn nói rằng Nga luôn luôn tìm kiếm sự phát triển quan hệ với NATO và không có ý định kích động các hoạt động quân sự.
Tuy nhiên, trong trường hợp NATO tăng cường hiện diện quân sự đến khu vực sát biên giới của Nga, Moscow chắc chắn sẽ đáp trả bằng các biện pháp quân sự, TV Zvezda lưu ý thêm.
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
Cách lập luận của NATO đặt vũ khí khủng ở Baltic Nhằm đối phó với những nguy cơ tiềm tàng từ phía Nga, NATO đã liên tiếp công bố những kế hoạch tăng cường phòng thủ của mình tại sườn Đông. Theo Interfax ngày 19/1, NATO đang xem xét khả năng bổ sung các hệ thống phòng không cho các quốc gia vùng Baltic nhằm đối phó trước những diễn biến mới. Theo Phó...