Anh đưa chiến đấu cơ tới gần Syria
6 chiến đấu cơ Typhoon của không quân Anh vừa được triển khai tới một căn cứ ở đảo Síp, trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang quanh Syria.
Chiến đấu cơ Typhoon. Ảnh minh họa: RexFeatures
“Đây hoàn toàn là một biện pháp thận trọng và mang tính đề phòng để bảo vệ quyền lợi của Anh và khu vực có chủ quyền do Anh quản lý, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong vùng”, AFP dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Anh hôm nay cho biết.
Bộ cũng cho hay 6 chiến đấu cơ Typhoon được triển khai tại căn cứ Akrotiri ở đảo Síp sẽ không tham gia bất cứ hành động quân sự trực tiếp nào chống lại Syria.
Tuy nhiên, việc triển khai này sẽ làm dấy lên nghi ngờ rằng một hành động quân sự chống chế độ của tổng thống Syria Bashar al-Assad sắp diễn ra, trước cả khi quốc hội Anh thảo luận về biện pháp can thiệp.
Trong khi đó, có thông tin cho rằng Nga đang cử một tàu tuần dương tên lửa và một tàu chống ngầm tới phía đông Địa Trung Hải. Hải quân Nga cho biết kế hoạch củng cố đội tàu nhỏ ở Địa Trung Hải bằng các thành phần thuộc Hạm đội Phương Bắc là một phần của “sự thay đổi luân phiên thường kỳ”, không liên quan tới cuộc khủng hoảng đang ngày một nghiêm trọng ở Syria.
Video đang HOT
Trọng Giáp
Theo VNE
Phân tích thế trận tấn công bằng tên lửa của Mỹ vào Syria
Ngày 27-8, các nhà lãnh đạo quân sự phương Tây và Ả-rập đã đạt được "sự đồng thuận" về việc can thiệp quân sự tại Syria, dựa vào cáo buộc chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công dân thường.
"Điều quyết định là nếu cộng đồng quốc tế buộc phải hành động tại Syria, thì biện pháp đối phó có trách nhiệm và bền vững nhất sẽ là các cuộc tấn công tên lửa hạn chế," quan chức giấu tên này cho biết sau một cuộc gặp giữa các quan chức quốc phòng phương Tây và Ả-rập tại thủ đô Amman của Jordan.
Cuộc hội đàm giữa các nhà lãnh đạo quân sự do Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey chủ trì, đã đồng ý chuẩn bị tiến hành cuộc tấn công này ngay trong tuần này, quan chức Jordan cho biết thêm, nhưng không cho biết cụ thể là vào thời điểm nào.
Trong khi đó, phát ngôn viên của Thủ tướng Anh David Cameron cho biết, quân đội Anh đang soạn thảo kế hoạch tấn công quân sự và hải quân nước này đang trong tư thế sẵn sàng tấn công tên lửa vào các mục tiêu tại quốc gia Ả-rập này.
Ngoại trưởng Anh William Hague cho rằng, phương Tây có thể tấn công Syria ngay cả khi không có sự ủng hộ đầy đủ của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Dự kiến, Quốc hội Anh sẽ bỏ phiếu vào ngày 29-8 về việc chính phủ Anh sẽ phản ứng như thế nào đối với cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học hồi tuần trước ở ngoại ô thủ đô Damascus.
Lực lượng của Mỹ, Anh, Pháp vây quanh Syria
Anh được cho là đã và đang triển khai máy bay chiến đấu và máy bay vận tải quân sự đến căn cứ không quân của họ tại Đảo Síp, nằm trên Địa Trung Hải, gần Syria.
Hiện tại, một chiếc tàu ngầm hạt nhân của Anh được cho là đang hoạt động tại khu vực này, trong khi một lực lượng đặc nhiệm gồm tàu sân bay HMS Illustrious và 2 khinh hạm đã đến Địa Trung Hải để tham gia diễn tập. Nếu hành động quân sự được phê chuẩn, thì đợt tấn công tên lửa đầu tiên có thể sẽ được bắt đầu trong vòng 1 tuần.
Các quan chức quốc phòng Mỹ cũng cho biết, nhiều tàu khu trục đã được triển khai tại phía Đông Địa Trung Hải sẽ được sử dụng để tấn công Syria khi có lệnh của Tổng thống Barack Obama.
Nếu cần thêm hỏa lực, thì 2 chiếc tàu sân bay của Hải quân Mỹ đang hoạt động tại Hồng Hải và Vịnh Persian cũng có thể tham gia không kích, và các căn cứ không quân tại Thổ Nhĩ Kỳ và Đảo Síp cũng có thể được sử dụng.
Biên đội tàu sân bay HMS Illustrious của Anh đã có mặt tại Địa Trung Hải
Pháp cũng có thể hỗ trợ cuộc tấn công này, với sự tham gia của tàu sân bay Charles de Gaulle hiện đang đồn trú tại Toulon ở phía Tây Địa Trung Hải và các máy bay chiến đấu Raffale và Mirage xuất phát từ căn cứ không quân Al-Dhahra ở các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất.
Bên cạnh các cuộc tấn công tên lửa, các nhà lãnh đạo quân sự đến từ 10 nước phương Tây và Ả-rập còn cân nhắc một chiến dịch trên không nhằm vô hiệu hóa không quân Syria và thiết lập vùng cấm bay. Bất cứ hành động quân sự nào đều phải được các nguyên thủ quốc gia thông qua.
Theo các nguồn tin ngoại giao, trước đó, các bên đã bị chia rẽ về cách phản ứng, với việc Mỹ và Ả-rập Xê-út ủng hộ các cuộc tấn công tên lửa hạn chế trong khi Anh và Pháp muốn can thiệp quy mô lớn hơn.
Theo ANTD
Người bị nạn ở Anh được cứu hộ thế nào? Lực lượng Cứu hộ và Tìm kiếm (SARF) của Không quân Hoàng gia Anh (RAF) luôn sẵn sàng đáp ứng cứu trợ 24h trong ngày trong nước và trên toàn thế giới. SARF ra đời với vai trò chính là cứu hộ nhân viên của Không quân Hoàng gia Anh, nhưng trong thời bình, lực lượng này còn tham gia giải cứu các...