Ảnh: Đốt pháo sáng, nhảy xuống sông cổ vũ hội đua thuyền ở Hà Nội
Lễ hội bơi Đăm với sự tham gia của hơn 100 tay chèo ở Hà Nội diễn ra sáng nay (26.4) gay cấn đến mức nhiều cổ động viên đã đốt pháo sáng, nhảy cả xuống sông để cổ vũ cho hăng.
Lễ hội Làng Đăm (bơi đăm) thuộc Phường Tây Tựu (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) diễn ra 5 năm một lần trong ba ngày 9, 10 và 11 tháng 3 Âm lịch. Trong đó, hoạt động thi đua thuyền bơi diễn ra từ ngày 9 đến sáng 11. Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến Thành hoàng làng Bạch Hạc Tam Giang – vị thần che chở, chăm lo việc nước nôi cho dân cày cấy.
Sáng 26.4, cuộc đua thuyền diễn ra trên khúc sông Thủy Giang ( sông Pheo) chảy qua làng với sự tham gia của hơn 100 tay chèo, 6 thuyền đua thuộc 3 thôn: Thượng, Trung, Hạ (mỗi thôn 2 thuyền, mỗi thuyền 25 tay chèo). Các cổ động viên cổ vũ nhiệt tình, đốt pháo sáng cổ vũ hăng hái chả kém gì cảnh tượng tại những trận đấu hấp dẫn tại giải bóng đá Vô địch Quốc gia khiến không khí vô cùng náo nhiệt.
Nhiều khán giả do hết chỗ đứng tại ven bờ sông Pheo liền đứng lên các khu nhà hai bên khúc sông để theo dõi, họ mang theo cờ, trống và kèn để cổ vũ đội của mình yêu thích.
Một số người còn nhảy xuống sông Pheo, mang theo cờ để cổ vũ thuyền bơi của thôn mình.
Nhiều màn đốt pháo sáng diễn ra dọc khúc sông Pheo khiến không khí vô cùng náo nhiệt.
Sáu thuyền bơi được đánh số thứ tự và phân biệt theo hình con linh vật ở mũi thuyền. Thuyền của thôn Thượng có mũi thuyền đầu con Hạc, thuyền thôn Trung con Long, thuyền thôn Hạ con Ly. Trang phục đội bơi từng thôn cũng khác nhau ở màu sắc.
Video đang HOT
Đầu năm 2018, lễ hội bơi Đăm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Quãng đường mà các đội thuyền đua phải thực hiện là 2.000 mét, bắt đầu từ miếu Tây Đăm vòng qua cột cờ rồi bơi ngược về nhà Thủy Tọa.
Từ 1 tháng trước khi vào cuộc đua chính thức, các đội tham gia đã tích cực luyện tập để đạt phong độ cao nhất lúc tranh tài. Tới ngày tranh tài, sự cạnh tranh diễn ra rất gay cấn tại từng khúc sông, nhiều tay chèo ghì nhau từng mét, khiến cuộc đua thuyền diễn ra rất hấp dẫn.
Mỗi thôn (miền) khi tham dự đều có nhóm cổ động viên hùng hậu, họ dùng kèn, trống, loa, la hét té nước cổ vũ hết mình cho đội nhà. Nhiều người còn trèo lên nóc nhà, cây cối… để cổ vũ đội nhà.
Các tay chèo miệt mài thi đấu để về đích nhanh nhất..
Nhiều khán giả đứng, ngồi đông đúc hai bên bờ sông Pheo khoảng 2km để theo dõi cuộc đua.
Ai cũng hồi hộp và mong đội của mình về nhất tại giải đua năm nay.
Kết quả, đội thôn Trung về nhất và giành giải nhất với giải thưởng 7 triệu đồng.
Khán giả đội thôn Trung vô cùng phấn khích, họ thổi kèn, đánh trống khắp làng Tây Tựu.
Theo Danviet
Hàng vạn người cổ vũ đua thuyền hội làng Đăm ở Hà Nội
150 tay bơi trên 6 "chiến thuyền" lướt như xé nước trên mặt sông Pheo trong sự cổ vũ cuồng nhiệt của hàng vạn người dân trong ngày khai hội làng Đăm (Từ Liêm, Hà Nội).
Hội làng Đăm diễn ra trong 3 ngày, từ 24 - 26/4/2018 (9 - 11/3 Âm lịch). Đây là lễ hội truyền thống đặc biệt với cuộc đua của những đội thuyền tranh tài suốt 3 ngày.
Cuộc đua thuyền luôn có sự cổ vũ cuồng nhiệt của hàng vạn người dân địa phương và du khách. Thanh niên làng Đăm với trang phục và phụ kiện không khác gì những cổ động viên bóng đá.
Dù 15h các tay bơi mới bắt đầu xuống thuyền song từ trước đó rất lâu, các cổ động viên đã có mặt thể hiện sự cuồng nhiệt.
Có 3 thôn Thượng, Trung, Hạ tham gia đua thuyền. Cuộc đua còn có tên gọi truyền thống là bơi Đăm, trong đó mỗi đội có hàng nghìn cổ động viên. Trong ảnh là những cổ động viên của thôn Thượng với hình chiếc cúp vàng đầy hy vọng.
150 tay bơi chia đều trên 6 thuyền, trong đó mỗi thôn có 2 thuyền.
Ngoài các tay bơi, trên thuyền còn có người phất cờ, người gõ lệnh, người gõ mõ, người múc nước, người cầm sào.
Năm nay, hội làng Đăm vinh dự được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Loạt hình ảnh dưới đây cho thấy sự tranh tài cuồng nhiệt của các đội bơi Đăm và sự cổ vũ hết mình của người dân.
Hữu Nghị
Theo Danviet
Kỳ thú Hạc đứng trên lưng Rùa y như linh vật chốn đình, chùa Ở ngôi chùa ấy có 3 ông rùa, duy chỉ có rùa nhỏ làm bạn với hạc, tình bạn thân thiết giữa đôi bạn đặc biệt từng thu hút người hiếu kỳ khắp nơi đổ về tham quan. Thú vị làm sao hình ảnh hạc bằng xương bằng thịt đứng trên lưng rùa y như linh vật chốn đình, chùa... Quang cảnh Phước...