Ảnh động vật: Khỉ đầu chó bắt cóc sử tử con
Khỉ đầu chó bắt cóc sử tử con, đàn ếch giao phối tập thể dưới hồ,…là những hình ảnh động vật đẹp nhất tuần qua.
Khỉ đầu chó bắt cóc sử tử con và mang lên cây trong vườn quốc gia Kruger, Nam Phi. (Nguồn Guardian)
Ngựa gặm cỏ dưới bình minh trên đồng cỏ ở Hampshire, Anh. (Nguồn Guardian)
Ngựa đứng dưới bầu trời phủ kín khói cháy rừng gần thành phố Canberra, Australia. (Nguồn Guardian)
Chim mòng biển kiếm ăn tại thành phố Kuwait City, Kuwait. (Nguồn Guardian)
Hổ dẫn đàn con đi dọc con đường trong vườn quốc gia Dudhwa, Ấn Độ. (Nguồn Guardian)
Bướm chúa nằm dưới vũng nước trong khu bảo tồn El Rosario ở Mexico (Nguồn Guardian)
Đàn ngựa hoang kiếm ăn trên đồng cỏ ở De Slufter, Texel, Hà Lan. (Nguồn Guardian)
Chim sẻ thông đậu trên cây hoa anh đào ở Cheshire, Anh. (Nguồn Guardian)
Những con ếch giao phối dưới hồ ở Eugi, Tây Ban Nha. (Nguồn Guardian)
Hải ly nghỉ ngơi trên bờ sông ở Devon, Anh. (Nguồn Guardian)
Chim ruồi đậu trên cây mận với hoa nở rộ ở thành phố Nghi Xương, Trung Quốc. (Nguồn Guardian)
Các nhân viên bảo tồn động vật bắt cá heo hồng để nghiên cứu ở trong khu bảo tồn Mamiraua ở Amazonas, Brazil.
Hà Vũ
Theo kienthuc.net.vn/Guardian
Bí ẩn hàng triệu xác ướp chim trong hầm mộ Ai Cập
Nghiên cứu này đã lấy mẫu DNA từ 40 xác ướp trong 6 hầm mộ khác nhau của Ai Cập.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy người Ai Cập cổ đại đã bắt giữ, thuần hóa tạm thời các loài chim hoang dã để ướp xác chúng trong các nghi lễ thời cổ đại.
Trong nhiều hầm mộ của Ai Cập có chứa xác ướp những đàn chim, đặc biệt là những loài chim được cho là có ý nghĩa thiêng liêng của châu Phi. Những xác ướp này được đựng trong các lọ nhỏ, quan tài bé và xếp chồng lên nhau.
Với số lượng đã thu được lên đến cả triệu xác ướp chim, các học giả nghiên cứu từ lâu đã đưa ra giả thiết rằng người Ai Cập phải nuôi các loài chim như một thú nuôi được thuần dưỡng để đáp ứng nhu cầu ướp xác của mình.
Hàng triệu xác ướp chim trong các hầm mộ ẩn chứa nhiều bí ẩn
Nhưng trong một nghiên cứu mới đây, các nhà di truyền học đã cho biết giả thiết trên hoàn toàn sai lầm. Tất cả số chim trên đều được bắt ngoài tự nhiên thay vì được nuôi sinh sản.
Nếu các loài chim được nuôi dưỡng trong các trang trại thì việc lai cận huyết giữa chúng là điều khó tránh khỏi nhưng những kết quả DNA cho thấy không có điều này xảy ra.
Nhiều khả năng người Ai Cập cổ đại sau khi bắt chim từ tự nhiên chỉ nuôi dưỡng chúng trong thời gian ngắn hạn trước khi biến chúng thành các xác ướp trong nghi lễ của cộng đồng.
Nghiên cứu này đã lấy mẫu DNA từ 40 xác ướp trong 6 hầm mộ khác nhau của Ai Cập. Những xác ướp chim này có niên đại khoảng 2.500 năm trước.
Kết quả cho thấy những con chim sống trong môi trường hoang dã gặp số phận giống nhau. Các kết quả từ mẫu DNA có thể đưa ra giả thiết về nguồn gốc của các loài chim cổ đại cũng như mối liên hệ của chúng tới hiện nay.
Tuy nhiên, vẫn có những chuyên gia không đồng tình với kết quả trên khi cho rằng việc bắt cả triệu con chim để ướp xác trên khắp Ai Cập cổ đại mà chỉ dựa vào săn bắt là điều không khả thi.
Ai Cập cổ đại được ví như một nhà máy ướp xác các loài chim và vì thế cần một sự bền vững trong nguồn cung cho việc này. Chính vì thế, nuôi dưỡng chúng như gà, lợn ở thời hiện đại hợp lý hơn là chỉ săn bắt.
Việc kết quả DNA không cho thấy sự sinh sản cận huyết có thể là do có những cá thể hoang dã vào các trang trại kiếm ăn, giao phối giúp tránh việc cận huyết.
Hiện vẫn có những bàn luận xung quanh các kết quả này.
Anh Minh
Theo baodatviet.vn
Chim cánh cụt jackass có "quy tắc ngôn ngữ" giống... loài người Những "bài hát" réo rắt của chim cánh cụt jackass châu Phi được phát hiện tuân theo những quy tắc cực kỳ phổ biến của ngôn ngữ loài người. Chim cánh cụt châu Phi (Spheniscus demersus) mang biệt danh là "chim cánh cụt jackass" vì chúng giao tiếp thông qua tiếng rít, giống như con lừa. Trong một nghiên cứu mới, các nhà...