Anh đón tàu sân bay “khủng” của Mỹ
Tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt ngày 22/3 đến Anh trong hành trình nhằm biểu dương sức mạnh quân sự Mỹ và hiện không thể cập cảng nước bạn vì kích thước tàu quá lớn. Chuyến thăm được thực hiện giữa lúc đang có nhiều lo ngại về việc cắt giảm ngân sách quốc phòng của Anh.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt thả neo tại vịnh Stokes. (Ảnh:Telegraph)
RT ngày 23/3 đưa tin, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã đến Hamshire, Anh và hiện đang thả neo ngoài vịnh Stokes, do không thể vào cảng Portmouth vì kích thước tàu quá lớn.
Tàu USS Theodore Roosevelt, nặng 100.000 tấn và dài 333m, cùng với hơn 5.000 thủy thủ và tàu hộ tống Winston S Churchill, dự định sẽ ở lại Anh trong 5 ngày.
Video đang HOT
RT dẫn lời Ngài George Zambrellas, Đô đốc hải quân Anh hoan nghênh chuyến thăm của tàu Roosevelt, cho rằng đây là “sự phản ánh quan hệ đối tác gần gũi giữa 2 nước, và giá trị của sức mạnh biển trong sự nghiệp bảo vệ lợi ích chung”.
Chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt được thực hiện giữa lúc Mỹ và các đồng minh phương Tây đang lo ngại trước chính sách cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Anh.
Tuy vậy, Bộ trưởng quốc phòng Anh Michael Fallon đã tỏ ra tự tin với ngân sách quốc phòng hiện tại của Anh. Trả lời phỏng vấn tờTelegraph ngày 23/3 Bộ trưởng Fallon cho biết: “Dù sau những quyết định cắt giảm khó khăn, chúng ta vẫn có ngân sách quốc phòng lớn nhất ở EU, và đứng thứ hai ở NATO. Anh là 1 trong 4 nước đạt mục tiêu chi tiêu 2% GDP cho quốc phòng trong NATO, và chúng tôi sẽ tiếp tục đạt mục tiêu này trong năm nay cũng như năm tới”.
Trước đó, vào đầu tháng 3, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, Tướng Raymond Odierno đã bày tỏ quan ngại trước tình trạng cắt giảm chi tiêu quốc phòng của London, đồng thời cho hay những cắt giảm này đã buộc Washington phải khẩn trương xem xét lại số lượng binh sỹ Anh có thể được triển khai trong các cuộc xung đột.
Thoa Phạm
Theo Dantri/RT
Quân đội Mỹ, Ba Lan tổ chức tập trận bắn đạn thật
Ngày 4/3, binh lính Mỹ và Ba Lan đã khởi động các cuộc tập trận bắn đạn thật mang tên "Giải pháp Đại Tây Dương" ở miền Bắc Ba Lan trong khuôn khổ hoạt động của NATO
Các binh sĩ Mỹ và Ba Lan tham gia cuộc diễn tập (Ảnh: Dvidshub)
Các cuộc tập trận diễn ra tại trường bắn Drawsko Pomorskie với sự tham gia các binh lính thuộc Sư đoàn Cơ giới số 12 của Ba Lan.
Về phía Mỹ có khoảng 550 binh sĩ của Trung đoàn Thập tự chinh số 2 thuộc Lục quân Mỹ đóng tại Đức. Ngoài ra, còn có sự tham gia của các phương tiện tác chiến.
Các cuộc tập trận là một phần trong chiến dịch của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chứng tỏ cam kết của liên minh quân sự này đối với an ninh của khu vực.
Tập trận quân sự Mỹ - Ba Lan được khởi động lần đầu tiên vào tháng 4/2014 tại Ba Lan và các nước vùng Baltic. Mỹ dự kiến sẽ mở rộng các cuộc tập trận tương tự với các nước khác ở Đông Âu.
Người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Ba Lan Sean O'Hara cho biết việc tăng cường hiện diện của binh lính Mỹ dọc khu vực sườn Đông của NATO sẽ "kéo dài tối thiểu tới cuối năm 2015".
Vũ Anh
Theo Dantri/AP
Mỹ muốn gì ở Ukraina? "Mỹ không cần quan tâm tới hòa bình. Cái mà người Mỹ muốn là sử dụng chiến tranh ở Ukraina để gây trở ngại cho đối thủ địa chính trị, hòng kiềm chế Nga tập trung tiềm lực"... ... Đó là nhận định của George Friedman, một trong những nhà tư tưởng chiến lược nổi tiếng của Mỹ, khi nói về quan điểm...