Ảnh độc về thú hút thuốc phiện ở VN thời thuộc địa
Ngành công nghiệp thuốc phiện ở VN phát triển mạnh thời thực dân Pháp chiếm đóng. Thuốc phiện được phổ biến tới mọi tầng lớp dân chúng VN từ giàu tới nghèo.
Sau khi chiếm đóng Đông Dương, người Pháp đã tận dụng thói quen tiêu thụ thuốc phiện trong dân sở tại để phát triển ngành công nghiệp thuốc phiện nhằm đem lại nguồn thu cho chính quốc. Hoạt động kinh doanh thuốc phiện đã đem lại cho người Pháp những khoản lợi nhuận kếch sù mỗi năm. Vào năm 1881, một nhà máy sản xuất thuốc phiện lớn đã được người Pháp xây dựng trên đường đường Paul Blanchy ở trung tâm Sài Gòn. Theo thống kê, vào năm 1902, đã có 113,7 tấn thuốc phiện được bán ra ở Đông Dương, đem về cho người Pháp 27,1 triệu đồng, chiếm 25% tài khoản của Pháp ở Đông Dương. Vào năm 1914, lượng thuốc phiện bán ra giảm xuống còn 74,5 tấn, do giá thuốc phiện tăng nên Pháp vẫn thu được 35,6 triệu đồng, chiếm 37% tài khoản ở Đông Dương. Thuốc phiện đã được người Pháp sử dụng như một công cụ cai trị dân chúng, làm thui chột tinh thần đấu tranh chống thực dân ở Đông Dương. Dưới sự cai trị của thực dân Pháp, thuốc phiện phiện được phổ biến tới mọi tầng lớp dân chúng. Giới quý tộc, giàu có hút những loại thuốc phiện cao cấp bằng những bộ ống điếu được chế tác tinh xảo. Người lao động nghèo hút những loại thuốc phiện rẻ tiền. Trí thức thì chơi thuốc phiện kiểu trí thức. Phải đến năm 1954, việc sản xuất và sử dụng thuốc phiện mới bị cấm ở Việt Nam. Dù vậy, rất nhiều hình ảnh về thú vui “nàng tiên nâu” đã được ghi lại như bằng chứng về một thời kỳ lịch sử u ám của Việt Nam.
Sau khi chiếm đóng Đông Dương, người Pháp đã tận dụng thói quen tiêu thụ thuốc phiện trong dân sở tại để phát triển ngành công nghiệp thuốc phiện nhằm đem lại nguồn thu cho chính quốc.
Hoạt động kinh doanh thuốc phiện đã đem lại cho người Pháp những khoản lợi nhuận kếch sù mỗi năm.
Vào năm 1881, một nhà máy sản xuất thuốc phiện lớn đã được người Pháp xây dựng trên đường đường Paul Blanchy ở trung tâm Sài Gòn.
Theo thống kê, vào năm 1902, đã có 113,7 tấn thuốc phiện được bán ra ở Đông Dương, đem về cho người Pháp 27,1 triệu đồng, chiếm 25% tài khoản của Pháp ở Đông Dương.
Video đang HOT
Vào năm 1914, lượng thuốc phiện bán ra giảm xuống còn 74,5 tấn, do giá thuốc phiện tăng nên Pháp vẫn thu được 35,6 triệu đồng, chiếm 37% tài khoản ở Đông Dương.
Thuốc phiện đã được người Pháp sử dụng như một công cụ cai trị dân chúng, làm thui chột tinh thần đấu tranh chống thực dân ở Đông Dương.
Dưới sự cai trị của thực dân Pháp, thuốc phiện phiện được phổ biến tới mọi tầng lớp dân chúng.
Giới quý tộc, giàu có hút những loại thuốc phiện cao cấp bằng những bộ ống điếu được chế tác tinh xảo.
Người lao động nghèo hút những loại thuốc phiện rẻ tiền.
Trí thức thì chơi thuốc phiện kiểu trí thức.
Phải đến năm 1954, việc sản xuất và sử dụng thuốc phiện mới bị cấm ở Việt Nam.
Dù vậy, rất nhiều hình ảnh về thú vui “nàng tiên nâu” đã được ghi lại như bằng chứng về một thời kỳ lịch sử u ám của Việt Nam.
Theo_Kiến Thức
Thủ tướng Pháp khiến 77% dân chúng sốc
Thủ tướng Pháp Manuel Valls hôm 11/6 đã có một động thái nhằm chấm dứt tranh cãi quanh việc ông sử dụng máy bay của chính phủ để cùng hai con sang Berlin (Đức) dự trận chung kết bóng đá Champions League hồi cuối tuần qua.
Thủ tướng Pháp Manuel Valls.
Ông Valls nói rằng ông sẽ hoàn trả chi phí cho hai cậu con trai. "Để tránh bất kỳ sự mơ hồ hay nghi hoặc nào, tôi quyết định trả 2.500 Euro", ông Valls nói.
Trước đó, dư luận Pháp dậy sóng với vụ việc trên, khiến Tổng thống Francois Hollande phải đích thân bước vào văn phòng thủ tướng hôm 8.6 và giải thích rằng chuyến đi đó của ông Valls là sang gặp gỡ Liên đoàn Bóng đá Châu Âu (UEFA).
Chính phủ Pháp khẳng định ông Valls sang Berlin để bàn thảo về giải vô địch bóng đá Châu Âu 2016 sẽ được tổ chức tại Pháp, song chuyến đi này vẫn gây bức xúc bởi kinh tế Pháp vẫn trong cuộc khủng hoảng với tỷ lệ thất nghiệp trên 10%.
Vị thủ tướng sinh năm 1962 còn "đổ thêm dầu vào lửa" khi nói về niềm đam mê bóng đá của mình và khẳng định đã có được những phút giây tuyệt vời ở đó.
Ông Valls là một fan cuồng của Barca, tuy nhiên câu lạc bộ này đã thất bại nặng nề 3-1 trong "cuộc chiến" với Juventus của Italia hôm 6.6. Vì vậy, không chỉ phe đối lập, công chúng mà cả truyền thông Pháp với hai tờ báo lớn là Le Monde và Liberation đều lên tiếng chỉ trích.
"Chúng ta đều biết rằng hai cậu con trai của ông đều cùng đi Berlin... Vậy, điều nhỏ nhất là ông Valls nên làm là hãy hoàn trả chi phí", Thierry Mariani- một nhà lập pháp của Đảng Cộng hòa, phe đối lập- viết trên Twitter.
Một cuộc thăm dò dư luận thực hiện hôm 10.6 cho thấy 77% người dân Pháp bị sốc trước quyết định sử dụng máy bay chính phủ cho việc cá nhân của ông Valls. Các chính trị gia đối lập yêu cầu ông Valls xin lỗi và bồi hoàn chi phí chuyến đi của hai cậu con trai.
Tuy nhiên, tới tận ngày 11/6, ông Valls mới lên tiếng thừa nhận sai lầm của mình. "Nếu có cơ hội lần nữa, tôi sẽ không làm như vậy", ông Valls nói.
Theo laodong
Những phiên chợ quê nổi tiếng thế giới Mặc dù thực phẩm công nghiệp và siêu thị ngày càng có xu hướng bành trướng, nhưng chợ vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Cùng tìm hiểu những khu chợ nổi tiếng thế giới giữa lòng các thành phố hiện đại. Chợ Grand Central Một trong những điều thú vị khi đến du lịch ở thành phố Los Angeles, Mỹ là chợ Grand...