Ảnh “độc” từ biên giới, biển đảo Việt Nam
Sau thời gian phát động cuộc thi ảnh với chủ đề “Biên giới-Biển đảo Việt Nam”, Ban tổ chức giải đã trao giải cho các tác phẩm xuất sắc và triển lãm 179 tác phẩm.
Cuộc thi ảnh nghệ thuật về đề tài “Biên giới-Biển đảo Việt Nam” được phát động trên toàn quốc từ 15/3/2012-31/7/2012 với sự tham gia của 3.013 tác phẩm ảnh dự thi của 253 tác giả thuộc 63 tỉnh thành trên toàn quốc.
Từ ngày 2 đến ngày 6/10/2012 tại 45 Tràng Tiền, Hà Nội, Ban tổ chức giải gồm Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH,TT&DL), Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Sở VH,TT&DL Hà Nội đã tổ chức triển lãm 179 tác phẩm được đánh giá cao trong cuộc thi.
Những tác phẩm này là “minh chứng có giá trị quan trọng về lịch sử, tác động mạnh mẽ, sâu sắc đối với tư tưởng, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở trong và ngoài nước, đồng thời là nguồn cổ vũ, động viên lớn cho đồng bào các dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân, bộ đội biên phòng, Hải quân, đang ngày đêm xây dựng, bảo vệ trọn vẹn lãnh thổ quốc gia và khẳng định chủ quyền Biên Giới-Biển đảo Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm”.
Sau đây là một vài tác phẩm trong buổi triển lãm:
Bộ ảnh: Một ngày trên đảo Trường Sa của tác giả Trần Hồng – Hà Nội.
Ngày nghỉ bộ đội trồng rau, nuôi lợn, cải thiện bữa ăn của tác giả Ngọc Sơn – Bắc Ninh
Bộ ảnh: “Hải đội 7, lữ đoàn tàu chiến 170 vùng 1 Hải quân bảo vệ biển đảo Tổ Quốc”-tác phẩm đạt giải ba của tác giả Minh Nhật – Hải Phòng.
Video đang HOT
Tác phẩm: “Dầu khí-năng lượng của Đất nước” đạt giải nhì của tác giả Nguyễn Ngọc Bảo – TP HCM
Bộ đội 82 giúp dân ở Mường Nhé, Nguyễn Tuấn Huy – Hà Nội
Y Tý-Xa nhỏ vùng biên – Minh Đạo – Hà Nội
Tuần tra biên giới – Đinh Văn Tưởng – Hà Nội
Công nghệ mới – Hà Quốc Thái – Tiền Giang
Theo ANTD
Những lý do khiến phim thần tượng Đài Loan thoái trào
Nếu không nhìn nhận và thay đổi cách làm một cách triệt để và sáng tạo, e rằng phim thần tượng Đài sẽ "thất thủ" trên chính sân nhà.
Đài Loan được biết đến như "quê hương" của dòng phim thần tượng đình đám một thời. Kể từ Vườn Sao Băng (2000), màn ảnh nhỏ xứ Đài luôn là lựa chọn số 1 cho teen với những tác phẩm thần tượng nổi tiếng như: Hoàng tử ếch, Định mệnh, Hana Kimi, Thơ ngây, Định mệnh anh yêu em, Anh hùng du côn, Trạm kế tiếp hạnh phúc... Thế nhưng, mấy năm trở lại đây, phim thần tượng Đài Loan đã ngày càng thoái trào và bị lép vế so với các drama Hàn, Nhật. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Cảnh trong Định mệnh
Cảnh trong Thơ ngây
Mô-tip phim cũ, nhiều tình tiết bất hợp lý
Dễ thấy, các phim thần tượng Đài Loan từ trước đến giờ thường đi theo mô-tip hoàng tử và lọ lem phổ biến. Một chàng trai hoàn hảo từ đầu đến chân hội tụ các đặc điểm: Đẹp trai, tài giỏi, giàu có và lạnh lùng chắc chắn sẽ "đổ rầm" trước một cô gái bình thường, có phần ngốc nghếch và... dở hơi nhưng trong lòng luôn ấm áp. Mô-tip này đã được "áp dụng" từ... hơn 10 năm nay nên không thể thành công mãi được. Giống như một món ăn, dù ngon đến mấy thì ăn mãi cũng ngán, nên khán giả xem đi xem lại mô-tip này suốt thì cũng thấy nhàm.
Love keeps going
Hơn nữa, phim Đài còn có một điểm đặc trưng dễ nhận biết là có rất nhiều tình tiết... phi hợp lý. Các chi tiết này thường được "nêm" vào để tăng tính hài hước cho phim. Tuy nhiên, chiêu này chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của dòng phim thần tượng. Càng về sau, các đoạn khôi hài này chỉ càng giống những "trò lố" gây loãng mạch phim. "Hạt sạn" này dễ dàng gặp phải ở một số bộ phim gần đây như: Skip Beat, Absolute Boyfriend, Love Keeps Going...
Cảnh trong Skip Beat
Diễn viên kém đa dạng
Thành công của những lứa phim thần tượng đầu tiên đã lăng xê cho tên tuổi của hàng loạt ngôi sao trẻ xứ Đài như F4, Từ Hy Viên, Minh Đạo, Trần Kiều Ân, Hạ Quân Tường, Dương Thừa Lâm, Vương Tâm Lăng... Đã có thời những ngôi sao thần tượng Đài Loan "làm mưa làm gió" trên toàn châu Á.
Cảng trong Trạm kế tiếp của hạnh phúc
Cảnh trong Hoàng tử ếch
Tuy nhiên, các nhà làm phim và công ty quản lý đã mắc sai lầm to lớn khi cho họ liên tục xuất hiện trong các bộ phim thần tượng với những vai diễn "na ná" nhau. Hơn nữa, các nhà làm phim cũng "kém chăm chỉ" trong việc tuyển chọn những gương mặt mới nên thành ra dàn diễn viên trong phim Đài Loan rất kém đa dạng. Chỉ ngần ấy ngôi sao, hết tái hợp lại cặp đôi chéo, thế là xong một bộ phim. Cũng giống như đối với mô-tip cũ, khán giả cứ suốt ngày ngắm nhìn các "trai xinh gái đẹp" nổi tiếng từ "đời tám hoánh" nào yêu đi yêu lại trên màn ảnh thì đương nhiên cũng muốn... chuyển kênh.
Poster Anh hùng du côn
Phim Hàn lấn át
Đài Loan không còn chiếm vị trí độc tôn trong dòng phim thần tượng nữa khi bị cạnh tranh bởi hàng loạt nước như Hàn, Nhật, Thái Lan, Philippine... Điều đáng nói là khi chất lượng phim của các "đối thủ" cứ không ngừng nâng cao, phù hợp với thị hiếu khán giả theo thời gian thì phim Đài cứ... dậm chân tại chỗ.
Hana Kimi phiên bản Đài
và Hana Kimi phiên bản Hàn
Trong đó, phim Hàn có lẽ là đối thủ "bá đạo" nhất. Sự đa dạng về thể loại, nội dung cũng như dàn diễn viên khiến cho phim Hàn không bao giờ bị "lỗi mốt". Đặc biệt, khi xu hướng xem phim của khán giả hiện tại là bớt "sến", bớt phi lý hóa và không chỉ "săm soi" vào tình yêu nam nữ thì phim Hàn cũng giảm thiểu đáng kể các tác phẩm thần tượng. Có thể thấy ngay những bộ phim thần tượng đi theo lối này như Mary Stayed Out All Night, Love Rain, Dream High 2, To the Beautiful You... đều không đạt mấy thành công.
Những "cải tiến" sai lầm
Trước sự thoái trào rõ rệt của dòng phim thần tượng nước nhà, các nhà làm phim cũng nhận biết rõ nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, giải pháp họ đưa ra lại chưa được mấy sáng suốt, thậm chí còn "thảm họa" hơn. Họ giải quyết vấn đề kịch bản bằng việc... liên tục chuyển thể từ truyện tranh giải quyết vấn đề diễn viên thiếu đa dạng bằng cách... mượn luôn mấy diễn viên Hàn về "góp vui"...
Cảnh trong Vườn sao băng
Cảnh trong Định mệnh anh yêu em
Tưởng rằng cách giải quyết thế sẽ "vẹn cả đôi đường" khi vừa "tạm ok" được các vấn đề nội bộ, vừa "dựa hơi" được làn sóng Hallyu của nước bạn. Nhưng ai dè, cách làm này lại "phản chủ" khi càng khiến khán giả quay lưng lại với phim Đài hơn. Có thể thấy rõ điều này qua thất bại của các tác phẩm: Chàng quản gia, Skip Beat, Absolute Boyfriend... Thậm chí, nhiều khán giả Đài Loan còn tức giận với chiêu thức "sính ngoại" này khi diễn viên Đài Loan hoàn toàn lép vế trước diễn viên Hàn Quốc ngay trong chính tác phẩm của nước mình.
Chàng quản gia
Absolute Boyfriend
Kết
Phim thần tượng Đài Loan đã từng rất thành công trong việc chinh phục teen châu Á, nhưng thời hoàng kim của nó lại trôi đi quá nhanh chóng. Tuy vậy, không phải là phim Đài không có tác phẩm nổi trội nào trong những năm gần đây. Những bộ phim "lạ" như Office Girls, In Time With You, Miss Rose... giống như những làn gió mới thổi vào dòng phim thần tượng và thu hút sự quan tâm của người xem. Phải chăng, cải tiến phim theo các tác phẩm này mới chính là con đường mà các nhà làm phim Đài Loan nên đi?
Theo Tiin
Sao nam Cbiz hóa gái đẹp mỹ miều Nhờ công nghệ photoshop, nhiều nam tài tử Hoa ngữ bỗng chốc được biến đổi giới tính trở thành phận nữ nhi duyên dáng hơn cả những kiều nữ thực sự. Nam diễn viên "Họa bì" Trần Khôn Kim Thành Vũ với trang phục cổ trang trong "Hồng Lâu Mộng" Ngôi sao "Hiêm Viên Kiếm" - Hồ Ca Mỹ nam "Tiếu ngạo giang...