Ảnh độc: Nhật Bản đánh lừa quân đồng minh thế nào trong CTTG2?
Trong Chiến tranh thế giới 2, chiêu đánh lừa quân đồng minh của Nhật Bản được sử dụng và đạt được một số hiệu quả nhất định.
Chiêu đánh lừa quân đồng minh của Nhật Bản
trong Chiến tranh thế giới 2 độc nhất vô nhị. Trong đó, Nhật Bản đã tạo ra những máy bay, xe tăng, thậm chí là lập đội quân giả để đánh lừa quân đồng minh. Trong ảnh là máy bay ném bom 4 động cơ của Nhật Bản làm từ gỗ , tre. Bức ảnh này được nhiếp ảnh gia người Mỹ chụp vào thời điểm cuối Chiến tranh thế giới 2.
Một xe tăng giả của quân đội Nhật Bản được bố trí ở Iwo Jima. Bức ảnh này được chụp sau khi quân đồng minh đánh chiếm được Iwo Jima từ tay Nhật Bản tháng 3/1945.
Một máy bay giả của Nhật Bản được đặt tại sân bay ở Okinawa ngày 16/4/1945. Nhật Bản bố trí các vũ khí giả như vậy nhằm phô trương sức mạnh, khiến quân đồng minh đánh giá sai về sức mạnh quân sự của nước này.
Video đang HOT
Binh sĩ Mỹ kiểm tra một máy bay giả của Nhật Bản ở Okinawa ngày 16/4/1945.
Nhật Bản “chế tạo” rất nhiều máy bay giả để đánh lừa quân đồng minh. Những chiếc máy bay dỏm này được bố trí ở Okinawa.
Quân đội Nhật Bản cũng tạo ra những người lính bù nhìn trên chiến trường.
Một lính Mỹ đứng bên cạnh một xe tăng làm từ gỗ của quân đội Nhật Bản được phát hiện ở Okinawa.
Máy bay giả của Nhật Bản được sản xuất nhìn khá giống máy bay thật.
Đây cũng là một vũ khí giả khác của Nhật Bản dùng để đánh lạc hướng hoặc đe dọa quân địch được quân đồng minh phát hiện vào năm 1945.
Một phương tiện giả được sản xuất công phu của Nhật Bản dùng để đánh lừa quân đồng minh trong chiến tranh.
Theo_Kiến Thức
Nga ngừng sử dụng đường băng chính ở căn cứ Hmeimim
Ảnh vệ tinh của Airbus Defence and Space đã cho thấy, một chữ "X" lớn, thường được sử dụng để ám chỉ một đường băng không hoạt động, đã được sơn ở cuối đường băng phía tây căn cứ không quân Hmeimim tại Syria.
Những bức ảnh này được chụp từ hôm 29-3 và đến ngày 15-4, vẫn chưa có bất kì dấu hiệu nào cho thấy nó được trở lại hoạt động. Đây là đường băng thường được Nga sử dụng rất nhiều kể từ khi bắt đầu chiến dịch không kích vào tháng 9-2015. Đường băng này thích hợp cho những máy bay tốc độ cao hoặc máy bay vận tải hạng nặng như An-124.
Trước khi Nga đến đây, đường băng này thường xuyên được sử dụng làm nơi đón các máy bay chở khách của sân bay quốc tế Basel al-Assad do quân đội Syria chỉ đặt trực thăng ở căn cứ Hmeimim.
Ảnh vệ tinh chụp căn cứ Hmeimim tại Syria
Nga đã tuyên bố rút phần lớn máy bay vào hôm 14-3. Các ảnh vệ tinh cho thấy toàn bộ phi đội 12 chiếc Su-25 đã rời đi vào ngày 20-3, ngoài ra, 11 máy bay Su-24M và 5 chiếc Su-34 cũng đã trở về căn cứ ở Nga.
Hiện nay Nga vẫn giữ lại đây ít nhất 11 chiếc Su-24M, 5 chiếc Su-34, 4 chiếc Su-30SM và 4 chiếc Su-35. Để bù lại những máy bay đã rời đi, Nga triển khai các trực thăng tấn công như Mi-28N, Ka-52. Những trực thăng này được phát hiện có mặt tại Hmeimim từ ngày 17-3.
Ngoài ra, ảnh vệ tinh của Airbus Defence and Space còn cho thấy ít nhất 4 trực thăng Ka-52 và 3 chiếc Mi-28N đã được triển khai đến căn cứ không quân Al-Shayrat ở tỉnh Homs vào hôm 31-3.
Theo_An ninh thủ đô
Máy bay Yak-130 của Nga "đắt như tôm tươi" Myanmar và một số quốc gia thuộc Mỹ Latinh và Bắc Phi đang muốn mua máy bay huấn luyện Yakovlev Yak-130 của Nga. Đó là thông tin được người đứng đầu Phòng Hợp tác Quốc tế Tập đoàn Kỹ thuật Quốc gia Nga Rostec ông Viktor Kladov cung cấp cho hãng tin RIA Novosti. Ông Kladov nói với hãng thông tấn RIA Novosti...