Ảnh độc nhà thờ Công giáo lớn nhất Việt Nam 50 năm trước
Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Huế là một trong những nhà thờ Công giáo to lớn và tráng lệ vào bậc nhất ở Việt Nam. Cùng xem loạt ảnh hiếm về nhà thờ này nửa thế kỷ trước, khi công trình mới được xây dựng.
Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Huế đang được xây dựng, 1961. Ảnh: John Dominis/ Life. Nhà thờ này được khởi công vào tháng 1/1959 và khánh thành vào tháng 8/1962 theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Mỹ Lộc.
Mặt tiền nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế năm 1970-1971. Ảnh: Joe Robertson. Kiến trúc của nhà thờ là sự tổng hòa kiến trúc Đông – Tây, dựa trên việc tuân thủ những quy tắc truyền thống của một nhà thờ Công giáo La Mã.
Mặt sau của nhà thờ nhìn từ trên cao, năm 1969. Mặt bằng kiến trúc chính của nhà thờ sâu 70m, bề ngang từ 15-37 m. Hành lang hai bên dài 26 m, rộng 4,2m, mái nhà thờ cao 32m. Chính giữa nhà thờ là tháp chuông gồm ba tầng, đỉnh chóp cao 53m.
Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế nhìn từ cánh đồng An Cựu, 1963. Trong chiến sự Mậu Thân 1968, công trình này may mắn khi hầu như không bị hư hại do đạn bom.
Video đang HOT
Góc nhìn từ trên cao về nhà thờ, năm 1970-1971. Cho đến nay, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở Huế vẫn giữ được những nét kiến trúc nguyên bản, là một trong những nhà thờ Công giáo to lớn và tráng lệ vào bậc nhất ở Việt Nam.
Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Huế và khu vực lân cận, khoảng cuối thập niên 1960.
Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Huế năm 1966. Ảnh: Nowell Nelms.
Nhà thờ nhìn từ một xe quân sự Mỹ, 1969. Ảnh: Robert and Linda Buckalew
Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế năm 1970.
Một góc Cố đô Huế năm 1970-1971 nhìn từ máy bay, với Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế nổi bật ở giữa bức ảnh. Ảnh: Joe Robertson.
Theo kienthuc.net.vn
Italia thắt chặt quy định du lịch
Để ngăn chặn việc quá tải du lịch ảnh hưởng đến các cảnh quan quốc gia, Italia đã thắt chặt nhiều quy định về du lịch.
Cuộc biểu tình ở Venice sau khi một tàu du lịch lao vào một chiếc thuyền du lịch nhỏ hơn và một cầu cảng, làm 4 người bị thương Ảnh: GETTY IMAGES
Trong những năm trở lại đây, nhiều nước châu Âu phải đối mặt với vấn đề quá tải du lịch. Các điểm đến nổi tiếng như Barcelona (Tây Ban Nha), Amsterdam (Hà Lan)... đều chịu các sức ép và bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy, chính quyền của nhiều nước bắt đầu thực hiện một số hoạt động mềm mỏng như giới hạn số lượng giường ngủ mà các khách sạn có thể cung cấp nhằm kiểm soát lượng du khách hiện đang gia tăng nhanh chóng.
Phạt cao nhất 500 euro
Tuy nhiên, thành phố Venice (Italia) một trong những địa điểm nổi tiếng đối với khách du lịch lại đưa ra các quyết định "mạnh tay" khi siết chặt các quy tắc liên quan đến du lịch, đồng thời đưa ra một số điều luật mới nhằm kiểm soát các hoạt động của du khách. Tính đến thời điểm hiện tại, theo thống kê, mỗi ngày thành phố Venice chào đón hơn 60.000 du khách, con số áp đảo so với lượng cư dân khoảng 55.000 người nơi đây. Điều này đã gây nhiều phiền toái đối với người dân, đồng thời tạo ra những căng thẳng liên miên cho các quan chức thành phố.
Vào tháng 5 năm nay, Venice đã triển khai thí điểm một số quy định nghiêm ngặt liên quan đến các hoạt động du lịch của khách thập phương. Bộ quy tắc này tiếp tục được sửa đổi và bổ sung các điều luật mới với mục đích ngăn chặn triệt để các hành vi làm tổn hại đến cơ sở vật chất công cộng cũng như ảnh hưởng đến đời sống của người dân nơi đây. Các biện pháp trừng phạt thể hiện lập trường cứng rắn của nhà chức trách thành phố đối với các khách du lịch có những hành vi không phù hợp. Theo đó, các vi phạm nhỏ lẻ sẽ bị phạt ở mức 25 euro, trong khi những vi phạm nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến mức phạt tối đa là 500 euro.
Theo quy định mới, du khách có thể bị phạt nếu có các hành vi như xả rác hoặc ăn nhẹ trên mặt đất ở nơi công cộng. Thậm chí một số hoạt động như ngồi hoặc nằm trước các cửa hàng, di tích lịch sử và các cây cầu cũng có thể khiến các du khách lĩnh án phạt tương đương. Bơi lội, tắm và mặc các trang phục không phù hợp như bikini trên địa bàn thành phố cũng hoàn toàn bị cấm. Trong khoảng thời gian từ 8 giờ tối đến 8 giờ sáng, chính quyền thành phố Venice cũng nghiêm cấm uống rưụ bia, ngay cả khi diễn ra các lễ hội ngoài trời hoặc cuối tuần.
Nhiều "khu vực đặc biệt"
Venice cũng bắt đầu đề ra một số "khu vực đặc biệt" trong địa bàn đô thị. Đây là những khu vực có thể được sử dụng để thực hiện các hoạt động bị giới hạn. Du khách có thể nhận biết các khu vực đặc biệt này theo các biển hiệu có màu đen và trắng tương đương. Những khu vực này thường bao gồm nhà ga, sân bay, nơi trung chuyển của một số phương tiện giao thông công cộng khác như bến phà, bãi đỗ xe. Ngược lại, Venice cũng xếp một số địa điểm vào danh sách "được bảo tồn đặc biệt" bao gồm nhà thờ, tòa nhà của hệ thống phòng thủ pháo đài Mestre, công viên trung tâm, quảng trường Ferretto và các khu vực lân cận, Quảng trường Mercato, Sant'Antonio cùng nhiều địa điểm khác.
Việc chiếm dụng các khu vực công cộng cũng hoàn toàn bị liệt vào danh sách cấm. Theo đó, điều luật mới nhấn mạnh: "không một cá nhân hoặc tổ chức nào được phép lấn chiếm phần đất công cộng tại cùng một địa điểm trong hơn hai ngày". Quy định mới này nhắm trực tiếp đến các trung tâm tổ chức du lịch thường có ý định tổ chức các hội trại nhỏ hoặc tiệc tùng thâu đêm phục vụ du khách. Bên cạnh đó, khách du lịch theo nhóm tự túc tại Venice cũng bị cấm thực hiện một số hoạt động cụ thể sau đây: "Dựa vào mặt tiền các cửa hàng; tổ chức dã ngoại; nuôi chim bồ câu; thực hiện các hoạt động mua bán ngay trên đường phố; đạp xe ở trung tâm thành phố; gắn các móc khóa vào thành cầu hay thậm chí là đứng yên trên cầu".
Các quy tắc ứng xử mới được biết đến với tên gọi Daspose là một trong những bước tiến mạnh mẽ nhất để kiểm soát lượng khách du lịch áp đảo đặt chân đến Venice mỗi năm cũng như loại bỏ các hành vi không phù hợp. Venice hiện cũng đang nghiên cứu để đưa ra một khoản phí dành cho những khách du lịch lữ hành trong ngày, dự kiến sẽ được thực thi vào tháng 9 năm nay. Theo đó, mỗi khách du lịch balo tới Italia sẽ phải chịu mức thuế tiêu chuẩn là 3 euro. Mức phí này dự tính sẽ được tăng lên 8 euro kể từ tháng 1.2020 và lên 10 euro vào mùa cao điểm.
Trong thời gian vừa qua, nhiều du khách đến Italia do chưa ý thức được các thay đổi quan trọng đã bị ảnh hưởng không nhỏ. Vào tháng 7 năm nay, hai khách du lịch người Đức đã phải nhận mức phạt hành chính lên tới 1.000 USD và bị trục xuất do dựng bếp lò để pha cà phê sáng trên bậc thang của một đài tưởng niệm 400 năm tuổi. Hành động này của các du khách được cho là vi phạm quy định về bảo tồn và phát triển trung tâm thành phố, một quy định mới được sửa đổi và bổ sung.
THỤC LINH
Theo baovanhoa.vn
6 thị trấn xinh đẹp đang 'cầu xin' thêm người đến sống Nhiều nơi trên thế giới đang trải qua sự suy giảm dân số vì vô số lý do. Để cải thiện tình hình, nhiều thị trấn buộc phải thực hiện các biện pháp giúp thu hút cư dân mới. Ảnh: Matador Network. 1. Đảo Arranmore, Ireland: Tồn tại từ thời tiền sử, đến nay, hòn đảo vẫn giữ những nét đẹp nguyên sơ,...