Ảnh độc: Khó nhận ra đây là hồ Tây, hồ Trúc Bạch 32 năm trước
Diện mạo của hồ Tây và hồ Trúc Bạch ở Hà Nội năm 1990 khác ngày nay đến không ngờ. Cùng cảm nhận điều này qua loạt ảnh do một du khách quốc tế thực hiện.
Cổng chùa Trấn Quốc, Hà Nội năm 1990. Lúc này lối vào chùa Trần Quốc chỉ là lối mòn nhỏ mọc đầy cỏ dại băng qua hồ Tây . Ảnh: Diligam_te Flickr.
Khu vực nhà hàng bánh tôm Hồ Tây ở đường Thanh Niên, bên bờ hồ Trúc Bạch. Đỉnh tháp chuông nhà thờ Cửa Bắc thấp thoáng phía xa.
Người lao công quét rác trên đường, phía ngoài nhà hàng bánh tôm hồ Tây.
Video đang HOT
Một góc bờ hồ Trúc Bạch.
Người thợ sửa xe đạp hành nghề bên hồ Trúc Bạch với hành trang rất đơn sơ.
Lúc này một số phần của hồ Trúc Bạch được ngăn lại làm nơi nuôi cá.
Người dân chèo thuyền kayak thư giãn trên hồ Trúc Bạch năm 1990.
Cậu bé chèo thuyền thúng trên hồ.
Cậu bé chèo thuyền thúng trên hồ.
Góc sân mộc mạc của một ngôi đền/chùa khu vực hồ Tây.
Hương mùa hạ
Người ta thường nhắc đến hương của mùa hạ mà chưa ai định nghĩa được chính xác.
Hương mùa hạ thật đặc trưng với vị mặn mòi của sóng biển, với hương các loài hoa của mùa hè đưa theo gió, hương đất dậy lên sau mỗi trận mưa rào... Hương mùa hạ nơi đất Hà Thành có một phong vị rất riêng, dẫu bạn đi xa bao lâu khi trở về cũng dễ dàng nhận ra.
Hương mùa hạ nơi đây được mỗi người cảm nhận theo một cách rất riêng. Một người bạn đã viết: "Mùa hè có mùi gì nhỉ? Khi tôi nghĩ đến mùa hè, tôi nghĩ đến mùi hương của các loài hoa. Có rất nhiều thứ để nhớ về mùa hè nhưng có một thứ mùi mà tôi rất ấn tượng. Đó là mùi của hoa sen khi hè về... Mùa sen tháng 6 nơi hồ Tây ngát hương... trong veo và thật yên bình". Đúng vậy, ở Hà Nội, thấy sen là thấy mùa hạ tới. Những đóa sen Tây Hồ khoe mình trong nắng sớm, tỏa mùi hương thanh tao khiến tâm hồn ta nhẹ nhõm đến lạ thường. Vào mùa này, người Hà Nội thường cùng nhau lên mạn hồ Tây, cùng uống trà sen, thưởng hoa ngay tại đầm sen. Còn gì thú vị hơn khi ta vừa trải tầm mắt trên đầm sen rộng mênh mông, ngắm những đóa sen trắng, sen hồng, ẩn hiện giữa lá sen xanh ngắt, vừa thưởng thức chén trà sen với làn hương tinh tế, vừa sẻ chia vài ba câu chuyện với bạn bè, tri kỷ. Khi về, hầu như ai cũng mua bó sen tươi chính gốc Tây Hồ về cắm trong nhà. Hương sen thoang thoảng theo ta cả vào trong giấc ngủ an yên.
Hà Nội có những khoảng lặng yên bình đến không ngờ. Sáng sớm, khi vỉa hè còn vắng bóng người qua, vài tia nắng khe khẽ trải trên những ngõ nhỏ, góc phố thân quen, những chiếc xe đạp chở đầy sen hồng, sen trắng đã theo chân người bán vào tới nội thành.
Mùa hạ tới, người Hà Nội thường mua hoa sen đầu mùa dâng cúng tổ tiên và trưng nơi phòng khách, phòng làm việc. Những bông sen Tây Hồ cánh cum cúp, phớt hồng được người yêu hoa cắm kèm với lá sen xanh nõn, đài sen non điệu đà trong lọ gốm mộc mạc. Đây quả là một sự kết hợp tinh tế trong thú chơi hoa của người Hà Nội.
Không ồn ã, những ngôi chùa cổ kính nơi đất Hà Thành vào mùa này luôn phảng phất hương hoa đại. Ở Hà Nội, ngôi chùa nào cũng trồng vài ba cây đại đỏ, đại trắng. Khi hạ tới, hoa đua nhau bung nở, hương của hoa quyện cùng hương trầm ngan ngát trong gió. Trong nắng mùa hạ, ta có thể dễ dàng bắt gặp các bé theo mẹ lên chùa thường tìm nhặt những bông hoa đại vừa rụng xuống đất, còn tươi nguyên để cài lên tóc, kết vòng hoa đeo vào cổ, vào tay. Ngắm những nụ cười trẻ thơ vô ưu tỏa sáng cùng hoa đại, ta bất giác trút bỏ mọi phiền não, sân si trong tâm.
Thật có lỗi nếu nhắc đến mùi hương mùa hạ của Hà Nội mà bỏ quên hoa sấu. Những đóa hoa trắng ngà, rụng đầy trên phố mỗi khi hạ về. Sáng sớm hoặc đêm khuya, ta hãy lặng "nghe" hương vị chua chua dìu dịu vấn vương theo mỗi bước chân, mỗi vòng bánh xe mỗi khi đi trên phố Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo, Trần Phú... Mùi hương bình dị của hoa sấu nằm sâu trong ký ức bao thế hệ, chỉ chờ được đánh thức mỗi khi hạ về.
Hương mùa hạ nơi Hà thành là vậy, nhẹ nhàng, phảng phất, thanh tao nhưng khiến ai đó mãi luyến lưu, chưa xa đã nhớ...
Hồ Tây, Quảng An và Hà Nội ngày nay Từ một hồ tự nhiên, hồ Tây đang biến thành một hồ đô thị, theo nghĩa là đồng thời xảy ra sự suy giảm đa dạng sinh học, đô thị hóa cảnh quan, suy giảm chất lượng nước. Nói cách khác, hồ đang dần chỉ còn là một vũng nước lớn, được bao bọc bởi bê tông của đô thị... Hồ Tây ......