Anh dỡ bỏ hoàn toàn mọi biện pháp phòng dịch COVID-19 tại vùng England
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 21/2 đã công bố kế hoạch sống chung với COVID-19 của chính phủ, theo đó mọi biện pháp hạn chế phòng dịch, gồm yêu cầu tự cách ly đối với người mắc COVID-19, sẽ được dỡ bỏ tại vùng England từ ngày 24/2.
Một điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Farnworth, Tây Bắc vùng England. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại London, quy định bắt buộc những người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 và những người tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 phải tự cách ly sẽ hết hiệu lực từ ngày 24/2. Tuy nhiên, những người này vẫn được khuyến cáo nên tự cách ly trong 5 ngày và tránh tiếp xúc với những người dễ bị tổn thương.
Từ ngày 24/2, chính phủ cũng sẽ chấm dứt việc truy vết tiếp xúc thông thường và không yêu cầu những người tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 phải xét nghiệm hàng ngày trong 7 ngày nếu như họ đã tiêm chủng đầy đủ.
Từ ngày 1/4, Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) sẽ ngừng việc cung cấp miễn phí bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 và xét nghiệm PCR, ngoại trừ đối với những người trên 80 tuổi, những người dễ bị tổn thương và bệnh nhân tại các nhà dưỡng lão. Việc xét nghiệm hai lần một tuần cho nhân viên và học sinh không triệu chứng ở hầu hết các cơ sở giáo dục và chăm sóc trẻ em, cũng như việc xét nghiệm hàng loạt tại trường học sẽ kết thúc từ ngày 1/4.
Với việc dỡ bỏ mọi hạn chế phòng dịch, đeo khẩu trang, kể cả trên các phương tiện giao thông công cộng, giờ đây không còn là quy định bắt buộc. Thay vào đó, các doanh nghiệp và cá nhân sẽ tự quyết định cách tiếp cận phòng dịch, đồng nghĩa với việc các rạp hát và cửa hàng vẫn có thể yêu cầu nhân viên và khách hàng đeo khẩu trang. Chính phủ cũng khuyến cáo người dân tiếp tục đeo khẩu trang trong không gian kín và đông người nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Video đang HOT
Từ ngày 1/4, chính phủ cũng hủy bỏ yêu cầu hộ chiếu vaccine, tuy nhiên vẫn để ngỏ khả năng áp dụng quy định này cho các doanh nghiệp, rạp hát và các địa điểm công cộng khác.
Theo quy định mới, việc điều tra số liệu các ca mắc COVID-19 của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) vẫn tiếp tục được duy trì nhằm theo dõi sự phát triển của virus SARS-CoV-2 trong khi các phòng thí nghiệm sẽ duy trì năng lực xét nghiệm để ứng phó với các biến thể mới.
Phát biểu tại cuộc họp báo của chính phủ tối 21/2, Thủ tướng Johnson nhận định đất nước đã vượt qua thời kỳ đỉnh dịch do biến thể Omicron, với số ca mắc mới và nhập viện đang giảm, và đất nước hiện có thể hoàn thành “quá trình trở lại bình thường” trong khi vẫn duy trì các kế hoạch dự phòng để ứng phó khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại. Ông cũng không loại trừ khả năng có thể tái áp dụng các biện pháp hạn chế khi xuất hiện các biến thể mới.
Giám đốc y tế vùng England – Giáo sư Chris Whitty cho biết việc chấm dứt các biện pháp hạn chế phòng dịch là một quá trình “thay đổi dần dần, ổn định trong một khoảng thời gian”. Ông cho biết số người mắc biến thể Omicron vẫn ở mức “rất cao” và kêu gọi những người mắc COVID-19 vẫn nên tự cách ly để tránh lây nhiễm cho những người khác.
Trong khi đó, Cố vấn khoa học của chính phủ Patrick Vallance cảnh báo virus sẽ tiếp tục phát triển trong vài năm tới và không có gì đảm bảo rằng các biến thể trong tương lai sẽ ít nghiêm trọng hơn Omicron. Ông cho rằng điều quan trọng là quốc gia phải duy trì một hệ thống giám sát virus nhằm theo dõi các mối đe dọa mới và đảm bảo khả năng nhanh chóng “tăng cường” trở lại các biện pháp phòng chống dịch để bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương.
Chính phủ Anh sẽ tiếp tục duy trì chương trình tiêm chủng trong tương lai, đảm bảo nguồn cung vaccine có thể chống lại nhiều biến thể trong một mũi tiêm, hiện đang trong quá trình thử nghiệm. Cùng ngày, chính phủ cũng công bố bắt đầu từ tháng tới, những người từ 75 tuổi trở lên và những người dễ bị tổn thương sẽ được tiêm mũi vaccine thứ tư, 6 tháng sau khi tiêm mũi tăng cường. Những người bị suy giảm miễn dịch cũng sẽ được tiêm mũi bổ sung, đối với nhiều người sẽ là mũi thứ 5.
Người Anh thận trọng về kế hoạch bỏ quy định tự cách ly đối với người mắc COVID-19
Chính phủ Anh dự kiến sẽ chấm dứt quy định tự cách ly tại nhà đối với những người dương tính với virus SARS-CoV-2 tại vùng England vào cuối tháng 2 này, đồng thời dừng thực hiện xét nghiệm COVID-19 miễn phí cho người dân.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại London, Anh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Liệu những thay đổi này sẽ ảnh hưởng thế nào đến người dân? Họ sẽ phải đối mặt với những nguy cơ gì trong bối cảnh đối với nhiều người, các quy định phòng dịch vẫn rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ bản thân trước nguy cơ nhiễm COVID-19.
Một khảo sát gần đây cho thấy người dân Anh đã ít thận trọng hơn trong việc bảo vệ mình trước nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Kết quả khảo sát do YouGov thực hiện cho thấy, người dân Anh có thái độ thiếu thận trọng nhất trong số 25 quốc gia và vùng lãnh thổ liên quan đến việc hạn chế tụ tập nơi đông người, chạm đồ vật tại khu vực công cộng, hay tiếp xúc trực tiếp với du khách nước ngoài.
Cụ thể, chỉ có 15% số người dân tham gia khảo sát khẳng định họ hạn chế tiếp xúc với du khách quốc tế, 26% hạn chế chạm vào đồ vật ở khu vực công cộng và tránh tiếp xúc nơi đông người là 47%. Đáng chú ý, chỉ có 36% số người được hỏi khẳng định nỗ lực cải thiện vấn đề vệ sinh cá nhân.
Mặc dù số người đi làm và sử dụng phương tiện giao thông công cộng vẫn thấp so mức trước đại dịch, song lượng người "đổ" đến các cửa hàng để mua hàng hóa đã trở lại mức bình thường. Mặc dù vậy, số ca mắc, tử vong và nhập viện đã giảm nhẹ trong nhiều tuần qua kể từ khi làn sóng dịch tại Anh đạt đỉnh vào tháng 1/2022. Giáo sư David Spiegelhalter thuộc Đại học Cambridge nhận định vào đầu năm 2022, tổng số ca tử vong do bệnh về đường hô hấp thấp hơn so với các năm trước khi đại dịch bùng phát.
Thống kê cho thấy trong 5 tuần đầu tiên của năm nay, có 11.484 ca tử vong do các bệnh về đường hô hấp, tính cả 4.500 bệnh nhân COVID-19. Con số này vẫn thấp hơn so với con số gần 40.000 người tử vong do bệnh đường hô hấp trong 5 tuần đầu tiên của năm 2021 và cũng thấp hơn so với con số trong cùng kỳ của các năm 2015, 2017 và 2018.
Trong khi đó, một cuộc khảo sát khác được thực hiện đối với các nhà lãnh đạo y tế do Liên đoàn Dịch vụ y tế quốc gia tiến hành, cho thấy gần 80% người trả lời muốn duy trì dịch vụ xét nghiệm miễn phí cho người dân, trong khi 75% muốn duy trì biện pháp tự cách ly đối với bệnh nhân COVID-19.
Theo kế hoạch, Chính phủ Anh ngày 21/2 sẽ công bố điều chỉnh mới trong chính sách phòng dịch như một phần trong chiến lược sống chung với COVID-19, trong đó có việc dỡ bỏ quy định tự cách ly đối với người mắc COVID-19 và cho phép họ tự do đến cửa hàng, sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Tuy nhiên, nhiều người không hoan nghênh việc nới lỏng. Cô Laura Beattie, 31 tuổi, cho rằng người mắc COVID-19 ở khắp mọi nơi và việc ngừng thực hiện quy định tự cách ly là điều gây lo lắng. Laura sống ở Stretford, Greater Manchester. Cô bị xơ nang và đang chờ ghép phổi. Cô đã không rời khỏi nhà trong 13 tháng nước Anh áp đặt các biện pháp hạn chế.
Cô Kate McIntosh, 33 tuổi, đến từ Cumbria, cũng ở trong tình trạng tương tự. Cô mắc chứng viêm mạch máu hiếm gặp và phải uống thuốc điều trị, do vậy cô bị suy giảm hệ miễn dịch. Mặc dù đã tiêm 4 mũi vaccine phòng COVID-19, song các xét nghiệm kháng thể cho thấy cơ thể cô chưa tạo ra miễn dịch. Cô McIntosh đã từng 3 lần bị viêm phổi do bị cảm lạnh, do vậy nếu mắc COVID-19, cô có nguy cơ cao bị chuyển nặng. Theo cô McIntosh, việc dỡ bỏ một số quy định phòng dịch cơ bản sẽ tước đi tấm lưới an toàn đối với những người thực sự dựa vào đó để sống sót.
Lượng vitamin D trong cơ thể liên quan tình trạng bệnh COVID-19 Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Israel đã phát hiện "khác biệt rõ rệt" về nguy cơ mắc COVID-19 thể nặng giữa những người có đủ lượng vitamin D trong cơ thể trước khi nhiễm virus và những người không có đủ loại vitamin này. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại trung tâm y...