Anh dỡ bỏ bốt điện thoại công cộng
Sự phổ biến của điện thoại di động khiến các bốt công cộng ngày càng vắng vẻ. Nhiều trạm đã được dỡ bỏ, cải tiến và bán cho người dân để làm nơi trưng bày nghệ thuật, thư viện hay thậm chí là quán bar.
Các bốt điện thoại đỏ là biểu tượng quen thuộc trên các đường phố London (Anh). Đây cũng là địa điểm chụp ảnh ưa thích của rất nhiều du khách đến nước này. Tuy nhiên, Công ty viễn thông Anh (BT) đang phải dỡ bỏ hàng loạt trạm điện thoại do chúng hầu như không được dùng đến.
Hàng loạt bốt điện thoại dòng K6 đã được đưa khỏi trung tâm thị trấn Warwick (Warwickshire, Anh). Sự phổ biến của điện thoại di động đã khiến các bốt công cộng này ngày càng trở nên vắng vẻ.
Các bốt điện thoại công cộng đang được dỡ bỏ. Ảnh: Guardian
Video đang HOT
BT từng có đợt gỡ bỏ trạm điện thoại lớn vào năm 2008. Chúng không biến mất hoàn toàn mà được cải tiến thành các ki-ốt bởi công ty điện thoại X2 Connect, sau đó bán lại cho người dân với giá khởi điểm 1.950 bảng (gần 61 triệu đồng).
Phiên bản đầu tiên của bốt điện thoại công cộng ngày nay – K2 được thiết kế bởi Giles Gilbert Scott. Scott cũng là người làm cầu Waterloo và Nhà máy điện Battersea. Bản K6 được ra mắt năm 1936 để kỷ niệm 25 năm trị vì của vua George V. Đến năm 1968, cả nước Anh đã có hơn 70.000 chiếc được lắp đặt.
Có trạm bị cây cối phủ kín, trong khi trạm khác lại biến thành quầy bar. Ảnh: Guardian
Đến giữa thập niên 80, BT đã bán hàng nghìn trạm điện thoại công cộng cho cá nhân. Và từ năm 2008 tới nay, họ bán thêm 1.800 bốt nữa cho các địa phương với giá chỉ 1 bảng thông qua một chương trình khuyến khích đặc biệt. Những trạm điện thoại cải tiến này được dùng làm nơi trưng bày nghệ thuật, thư viện công cộng, triển lãm, trung tâm thông tin và nơi đặt thiết bị khử rung tim đã cứu sống rất nhiều người. Thậm chí, người dân tại Shepereth ở Cambidgeshire còn biến các ki-ốt này thành quán bar một đêm có tên Dog and Bone.
Năm 2002, cả nước Anh có 92.000 trạm điện thoại công cộng. Tuy nhiên, theo người phát ngôn của BT, hiện nước này chỉ còn 51.500 trạm công cộng, trong số đó có 11.000 là có màu đỏ truyền thống. Số lượng này sẽ giảm mạnh trong tương lai do nhu cầu ngày càng ít đi.
Tuy nhiên, Acle Canakci, một sinh viên tại Oxford cho biết dù có điện thoại di động, cô vẫn dùng bốt công cộng mỗi tuần một lần để gọi về nhà ở Thổ Nhĩ Kỳ. Acle không muốn dùng máy bàn tại gia đình mình đang trọ, và gọi điện thế này cũng rẻ hơn rất nhiều. Cô nói: “Bốt điện thoại công cộng vẫn có vai trò rất quan trọng, vì đâu chỉ có người Anh sống ở đây. Có rất nhiều người tới Anh để học tập, làm việc hay du lịch, và họ rất cần những dịch vụ như thế này”.
Theo VNE
New York biến bốt điện thoại thành điểm phát Wi-Fi
Dự án này sẽ giúp thành phố 8 triệu dân tận dụng được những bốt điện thoại công cộng đã bỏ không do sự phổ biến của điện thoại di động.
Các bốt điện thoại ở New York sắp sửa được "hồi sinh". Ảnh: Gigaom.
Những chiếc hộp lớn đặt dọc các con đường đã từng là một biểu tượng văn minh của thành phố New York (Mỹ). Tuy nhiên, khi sóng di động phát triển, điện thoại trả tiền dần rơi vào quên lãng và khiến các bốt điện thoại này thành vô dụng.
Tuy nhiên, một dự án mới đây của chính quyền thành phố sẽ giúp chúng trở nên hữu ích hơn. Theo đó, một công ty viễn thông sẽ chịu trách nhiệm biến các bốt điện thoại cũ kỹ thành những điểm phát Wi-Fi miễn phí. Chi phí cho mỗi điểm là khoảng 2.000 USD và sẽ có 10 bốt điện thoại ở trung tâm được lắp đặt đầu tiên.
New York có đến khoảng 13.000 bốt điện thoại công cộng.
Thành phố được mệnh danh "Quả táo lớn" hiện đã có độ phủ sóng Wi-Fi miễn phí khá rộng, ngay tại các địa điểm công cộng như các công viên, trường học, thư viện...
Theo VNE
Bốt điện thoại kỳ quặc khắp thế giới Với hình dạng của chú cá, não người hay mèo Hello Kitty... những bốt điện thoại này thu hút ánh mắt tò mò của người đi đường. Bốt điện thoại có chân được nghệ sĩ Juarez Fagundes sáng tác trong triển lãm nghệ thuật Call Parade ở Sao Paulo, Brazil ngày 7/7. Bốt điện thoại hình đầu chú mèo Hello Kitty ở một...