Anh điều tra loạt vụ tấn công tại nhiều đền thờ ở Birmingham
Ngày 21/3, lực lượng cảnh sát chống khủng bố đã tiến hành cuộc điều tra sau khi nhận được thông báo 5 đền thờ tọa lại tại nhiều khu vực khác nhau ở thành phố Birmingham của Anh bị tấn công trong đêm.
Cảnh sát Anh làm nhiệm vụ tại thành phố Manchester ngày 1/1/2019. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Cảnh sát khu vực Tây Midlands cho biết đã nhận được báo cáo về một người đàn ông dùng búa tạ đập vỡ cửa sổ của một đền thờ ở phía Bắc thành phố vào lúc 2h30 sáng cùng ngày (theo giờ địa phương). Chưa đầy 1 giờ sau, cảnh sát cũng nhận được thông báo về một vụ tấn công tương tự tại một đền thờ gần đó. Lực lượng an ninh sau đó đã tiến hành tuần tra và phát hiện thêm một số thiệt hại tại hai đền thờ khác.
Đến khoảng 10h sáng, họ tiếp tục nhận được báo cáo về vụ tấn công thứ năm và đền thờ này cũng đã bị đập vỡ kính cửa sổ. Cảnh sát cho biết đang điều tra theo hướng các vụ tấn công này “có liên quan với nhau”, song nói rằng vẫn đang điều tra động cơ gây rối này.
Hiện các nhà điều tra đang làm việc tại hiện trường để xác định chứng cớ và kiểm tra camera an ninh. Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid nhận định các vụ tấn công này “thực sự rất đáng quan ngại”, khẳng định “những hành vi gây thù hằn tuyệt đối không bao giờ được chấp nhận trong xã hội của chúng ta”.
Video đang HOT
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh dư luận thế giới chưa hết bàng hoàng trước vụ xả súng kinh hoàng tại hai đền thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch của New Zealand hồi tuần trước khiến 50 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Cảnh sát Anh đã tiến hành các cuộc tuần tra xung quanh các đền thờ ngay sau vụ thảm sát trên. Các nhóm chống phân biệt chủng tộc đã cảnh báo hiện tượng Islamophobia (tạm dịch là chứng cuồng căm ghét/sợ hãi đối với đạo Hồi) đang có xu hướng gia tăng tại Anh trong thời gian gần đây.
Theo thống kê năm 2011, khoảng 22% dân số ở Birmingham theo đạo Hồi. Một báo cáo do nhóm vận động chống phân biệt chủng tộc Hope Not Hate công bố hồi tháng trước cho thấy hơn 1/3 người dân Anh xem người Hồi giáo là “mối đe dọa đối với cuộc sống của người Anh”.
Phương Oanh (TTXVN)
Theo Tintuc
Số phận những tay súng IS bị bắt giữ sẽ đi về đâu?
Dù đã tuyên bố đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, song Mỹ và các quốc gia châu Âu vẫn đang phải đối mặt với những hệ lụy mà cuộc chiến dai dẳng chống IS để lại. Trong đó, việc xử lý những tay súng IS bị các lực lượng do Mỹ hậu thuẫn bắt giữ là một thách thức không nhỏ.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng đề nghị các quốc gia châu Âu nhận lại hơn 800 tay súng IS bị Mỹ bắt giữ tại Syria, nếu không Washington sẽ buộc phải phóng thích những đối tượng này.
Theo hãng tin RT, trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Donald Trump viết: "Mỹ đã đề nghị Anh, Pháp, Đức cũng như các đồng minh châu Âu khác nhận lại hơn 800 tay súng IS mà chúng tôi đã bắt giữ tại Syria và đưa chúng ra xét xử. "Vương quốc Hồi giáo" sắp sụp đổ. Một phương án khác không được tốt cho lắm là chúng tôi buộc phải thả chúng ra".
Các thành viên SDF tại khu vực Baghouz thuộc tỉnh Deir Ezzor, nơi được coi là cứ địa cuối cùng của IS ở Syria. Ảnh: AFP.
Bên cạnh đó, ông Donald Trump cho biết Mỹ không muốn những tay súng này tràn vào châu Âu sau khi được phóng thích, đồng thời nhấn mạnh nước Mỹ đã hành động và chi quá nhiều tiền bạc, nên giờ là lúc các quốc gia khác phải tiếp bước Washington và làm những phần việc trong khả năng của mình. "Chúng tôi sẽ rút lui sau khi giành chiến thắng 100% trước IS", người đứng đầu Nhà Trắng khẳng định.
Tuyên bố của ông Donald Trump được đưa ra trong bối cảnh Các lực lượng dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn cho biết đã tiến gần tới việc đánh bại hoàn toàn IS. Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Donald Trump gần đây cũng thông báo sẽ rút các binh sĩ Mỹ ra khỏi Syria, dù chưa đưa ra hạn chót cho kế hoạch này.
Cũng có thông tin cho rằng thời gian qua, các quan chức của Mỹ từng cảnh báo các quốc gia châu Âu về việc cần nhanh chóng tiếp nhận và đưa ra xét xử các phần tử thánh chiến xuất phát từ châu Âu rồi sau đó gia nhập hàng ngũ của IS. Trong số này có khoảng 800 tay súng bị các lực lượng do Mỹ hậu thuẫn bắt giữ.
Theo các số liệu thống kê của Liên hợp quốc, có tới 42.000 tay súng nước ngoài đến Iraq và Syria để chiến đấu cho IS, trong đó có khoảng 900 người từ Đức và 850 người từ Anh.
Vấn đề là trong khi Mỹ muốn "đẩy" những tay súng IS đi càng nhanh càng tốt, một số quốc gia châu Âu dường như lại đang gặp khó khăn trong cách thức xử lý những đối tượng này. Tháng 12 năm ngoái, tờ Washington Post đưa tin rằng, chính quyền tại những khu vực do SDF kiểm soát ở Syria không muốn nhận trách nhiệm "canh giữ và nuôi ăn ở" các phiến quân bị bắt giữ, và họ cũng không đủ khả năng tổ chức xét xử các đối tượng này. Các quan chức địa phương thì nói với báo giới rằng hiện có khoảng 900 tay súng từ 44 quốc gia đang bị giam giữ dưới sự hỗ trợ duy trì của các lực lượng Mỹ. Chính quyền Mỹ cảnh báo nếu thả tự do cho các thành viên IS và để chúng về nước mà không bị xét xử, số lượng các vụ tấn công khủng bố ở châu Âu có thể sẽ càng gia tăng.
Thế nhưng, CNN cho rằng hiện các quốc gia ở châu Âu vẫn lưỡng lự chưa tiếp nhận các tay súng IS bị bắt giữ, bởi họ không có đủ bằng chứng về việc những người này từng là thành viên IS để có thể tổ chức các phiên xét xử theo luật. Thậm chí, nội bộ chính phủ các nước châu Âu hiện vẫn tranh cãi về cách thức giải quyết số phận của những người bị tình nghi là phiến quân IS, cũng như người thân của họ đang trở về từ chiến trường Trung Đông. Chẳng hạn như Chính phủ Anh hiện đang đứng trước sức ép đòi cho phép những nữ thiếu niên mang thai từng chiến đấu trong hàng ngũ của IS trở về xứ sở sương mù.
Alex Younger, người đứng đầu cơ quan tình báo MI6 của Anh cảnh báo những người Anh trở về từ các vùng lãnh thổ từng bị IS chiếm đóng có thể mang theo những kỹ năng và mối liên hệ "nguy hiểm tiềm tàng". Ông Alex Younger cho rằng, dù những người mang quốc tịch Anh có quyền được về nước, nhưng trong bối cảnh hiện tại, chính phủ nước này phải đặt yêu cầu về an ninh lên hàng đầu. Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid thì khẳng định sẽ quyết tâm ngăn chặn những người Anh từng ủng hộ các tổ chức khủng bố ở nước ngoài trở về nước.
TRUNG DŨNG
Theo QĐND
Ireland từ chối đối thoại về biên giới với Anh Ireland đã bác các đề nghị từ phía Chính phủ Anh về việc tiến hành đối thoại song phương liên quan việc sử dụng công nghệ để duy trì biên giới mở giữa Anh và Ireland sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit. Bộ trưởng Tài chính Ireland Paschal Donohoe. Ảnh: Reuters Trả lời kênh truyền...