Anh điều tra cơ quan tình báo chuyện dùng nhục hình
Ủy ban An ninh và Tình báo Quốc hội Anh (ISC) đã yêu cầu chính quyền Mỹ cung cấp bản đầy đủ của báo cáo tóm tắt về việc sử dụng các biện pháp nhục hình của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) để điều tra sự dính líu của các đặc vụ Anh trong chương trình này.
Ông Malcolm Rifkind
Guardian dẫn lời chủ tịch ISC Malcolm Rifkind cam kết ISC sẽ điều tra một cách vô tư và không ngại làm thủ tướng xấu hổ.
Ông cho biết sẽ đề nghị Mỹ trao những tài liệu liên quan tới Anh đã bị xóa trong báo cáo của CIA và ủy ban của ông sẽ đề nghị Thượng viện Mỹ và Chính phủ Mỹ cho phép tiếp cận các phần khác trong báo cáo của CIA trong quá trình điều tra về hoạt động của các cơ quan tình báo Anh.
Chủ tịch ISC khẳng định nếu cần thiết, ISC sẽ triệu tập các điệp viên, các bộ trưởng và cựu bộ trưởng để tìm hiểu sự thật. Ông cũng bày tỏ hy vọng báo cáo điều tra của ISC về vấn đề này sẽ hoàn tất trong năm tới.
Nếu phát hiện bất cứ chứng cứ vi phạm nào, ISC sẽ triệu tập các quan chức Công đảng như cựu Thủ tướng Tony Blair, người cầm quyền ở thời điểm xảy ra các cáo buộc về việc nghi can khủng bố bị tra tấn tàn bạo, để yêu cầu giải trình.
Nói đến quan ngại về việc ISC từng đưa ra hai báo cáo không chính xác do các cơ quan tình báo không cung cấp đầy đủ bằng chứng, ông Rifkind khẳng định điều này sẽ không lặp lại do luật mới buộc các cơ quan này phải nộp toàn bộ hồ sơ cho ISC.
Video đang HOT
“Ở Anh, nếu có thứ gì bị xóa thì chỉ có thể vì lý do an ninh quốc gia. Và nếu thủ tướng cố xóa một trong những báo cáo của chúng tôi chỉ để tránh mất mặt thì chúng tôi sẽ làm ồn ào vụ này lên. Chúng tôi hy vọng phía Mỹ cũng nhưng vậy” – Ông Rifkind cảnh báo.
Trước đó, phủ thủ tướng Anh thừa nhận lãnh đạo các cơ quan tình báo nước này đã đề nghị xóa một vài phần trong báo cáo của CIA về việc sử dụng nhục hình sau thảm họa khủng bố ngày 11-9-2001.
Phát ngôn viên của Thủ tướng Anh David Cameron khẳng định động thái này nhằm tránh gây tổn hại đến “an ninh quốc gia” chứ không phải để che đậy bất cứ cáo buộc nào về sự liên quan của London trong các hình thức tra tấn đã được sử dụng.
Từ nhiều năm nay, các cơ quan tình báo nội địa (MI5) và tình báo nước ngoài (MI6) của Anh từng bị cáo buộc đối xử tàn tệ với các đối tượng nghi là khủng bố. Tuy nhiên, lãnh đạo các cơ quan này luôn khẳng định không bao giờ sử dụng nhục hình để khai thác thông tin.
Theo Tuổi Trẻ
Trung Quốc hé lộ thông tin tra tấn tù nhân
Tòa án Trung Quốc vừa đưa ra xét xử một vụ án cảnh sát tra tấn nghi phạm khiến đối tượng tử vong.
Ngày 22/9, Tân Hoa Xã đưa tin về một vụ án hiếm hoi ở nước này khi 3 sĩ quan cảnh sát và 4 người có liên quan bị truy tố với tội danh tra tấn nghi phạm để lấy cung.
Cảnh sát Trung Quốc huấn luyện chống khủng bố
Trong số những nghi phạm bị tra tấn để lấy cung này, một người đã chết sau khi bị chích điện và bị đánh vào mặt và đầu bằng giày. Còn các nghi phạm khác thì bị cảnh sát đổ dầu mù tạc vào miệng để buộc họ phải khai thông tin.
Bảy vụ tra tấn trên xảy ra vào tháng 3/2013 tại đồn công an Daowai, thành phố Cáp Nhĩ Tân. 3 sĩ quan cảnh sát và 4 người khác được cảnh sát thuê để giúp đỡ điều tra đã bị kết tội và bị tuyên án tới 2 năm rưỡi tù.
Nhà chức trách Trung Quốc cho hay tình trạng tra tấn và ép cung đã được ngăn chặn hiệu quả trong 5 năm qua bằng các biện pháp được chính phủ đưa ra, chẳng hạn như tách riêng nghi phạm với người thẩm vấn, đặt camera trong phòng thẩm vấn và đưa ra quy định cho phép thẩm phán bác bỏ bằng chứng có được thông qua tra tấn.
Hồi tháng Tư, ông Zhao Chunguang, người chịu trách nhiệm giám sát các cơ sở giam giữ của cảnh sát Trung Quốc cho hay trong suốt 5 năm qua chưa xuất hiện bất cứ trường hợp tra tấn hay ép cung nào tại các nhà tù của nước này.
Thế nhưng tuyên bố này của ông Zhao có vẻ mâu thuẫn với thông tin do Tân Hoa Xã đưa ra về vụ xét xử cảnh sát có hành vi tra tấn.
Cảnh sát vũ trang Trung Quốc tuần tra trên đường phố
Tân Hoa Xã cho hay nghi phạm thiệt mạng sau khi bị tra tấn là một người họ Liang, bị cảnh sát bắt giam hôm 24/3 năm ngoái cùng một người khác vì bị nghi bán ma túy. Sĩ quan cảnh sát Wu Yan cùng 2 người không phải công an đã chích điện và đánh đập dã man nghi phạm này khiến ông ta thiệt mạng.
Một trường hợp khác là nghi phạm họ Zhai bị bắt vào ngày 7/3/2013 cũng vì bị nghi ngờ bán ma túy. Zhai cho biết các cảnh sát đã còng tay anh ta vào một chiếc ghế sắt và đấu dây điện thoại đời cũ vào ngón chân anh ta rồi quay số, khiến Zhai nhiều lần bị điện giật.
Tân Hoa Xã cho rằng theo luật pháp Trung Quốc, công an bị cấm tra tấn trong khi hỏi cung, và phải có ít nhất 2 nhân viên hỏi cung trong khi thẩm vấn. Những vụ tra tấn ở Cáp Nhĩ Tân phản ánh "tình trạng hỗn loạn trong quá trình hành pháp và làm tổn thương nghiêm trọng lòng tin của dân chúng đối với hệ thống tư pháp", Tân Hoa Xã nhận định.
Ông Hong Daode, giáo sư luật hình sự tại Đại học Luật và Khoa học Chính trị Trung Quốc nói: "Có vẻ như mức án mà tòa tuyên đối với các bị cáo còn quá nhẹ, và nó sẽ tạo tiền lệ xấu cho các trường hợp tra tấn sau này".
Trong khi đó, nhà nghiên cứu nhân quyền Maya Wang ở Hong Kong thì cho rằng cảnh sát Trung Quốc có thể tra tấn nghi phạm mà không lo bị trừng phạt vì "không có kênh độc lập nào để lắng nghe những lời tố cáo".
Ông Wang nói: "Cảnh sát phạm tội tra tấn thường ít khi phải chịu trách nhiệm về pháp lý, và khi bị đưa ra tòa, mức án mà họ phải nhận cũng nhẹ hơn rất nhiều so với mức độ nghiêm trọng của hành vi".
Theo Khampha
Sự thực về việc CIA tra tấn tù nhân? Tổng thống George Bush đã lên tiếng bảo vệ hành vi ép cung tù nhân bằng các hình thức dã man sau khi Thượng viện Mỹ công bố báo cáo về việc tra tấn trong các nhà tù bí mật của CIA, trong thời kỳ chiến tranh Iraq và Afghanistan. Kỹ thuật thẩm vấn bịt mặt dội nước gây ngạt của CIA CIA...