Anh đạt thỏa thuận thương mại hậu Brexit với nhiều thành viên Khu vực Kinh tế châu Âu
Ngày 4/6, Bộ trưởng Thương mại quốc tế Anh Liz Truss thông báo nước này đã đạt được thỏa thuận thương mại với Na Uy, Iceland và Liechtenstein, qua đó giúp giảm thuế cho nông sản và thực phẩm của Anh nhập khẩu vào các nước này.
Anh đạt thỏa thuận thương mại với nhiều thành viên Khu vực Kinh tế châu Âu. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Truss nêu rõ: “Thỏa thuận hôm nay sẽ tạo ra lực đẩy lớn trong hoạt động thương mại của chúng ta với Na Uy, Iceland và Liechtenstein, tăng cường quan hệ kinh tế trị giá 21,6 tỷ bảng Anh (tương đương 30,5 tỷ USD), đồng thời đảm bảo việc làm và sự thịnh vượng trên toàn nước Anh”.
Về phần mình, Thủ tướng Na Uy Erna Solberg khẳng định thỏa thuận sẽ thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa hai nước. Theo số liệu thống kê, trong năm 2020, kim ngạch thương mại Na Uy – Anh đạt 20,4 tỷ bảng Anh (28,81 tỷ USD), đưa Na Uy trở thành đối tác thương mại lớn thứ 13 của Anh. Ở chiều ngược lại, London là đối tác thương mại hàng đầu của Oslo, chủ yếu nhờ xuất khẩu khí đốt.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Iceland Gudlaugur Thor Thordarson cho biết thỏa thuận thương mại mới với Anh có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng của Iceland.
Na Uy, Iceland, Liechtenstein đều là thành viên của Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) và có quyền tiếp cận thị trường chung của Liên mimh châu Âu (EU). Kể từ khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit vào ngày 31/12/2020, giữa các nước này và Anh chỉ có các thỏa thuận thương mại song phương tạm thời.
Dự kiến, cuối tháng này, Anh sẽ ký kết một thỏa thuận thương mại với Australia. London cũng đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Tìm thấy thi thể người đàn ông cùng con gái 2 tuổi trong vụ lở đất ở Na Uy
Ngày 3/1, cảnh sát Na Uy cho biết đã tìm thấy thêm hai thi thể trong vụ lở đất kinh hoàng xảy ra rạng sáng 30/12/2020 tại làng Ask ở phía Bắc thủ đô Oslo, nâng tổng số người thiệt mạng trong vụ việc lên 7 người.
Nhân viên cứu hộ nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ lở đất ở Gjerdrum, phía Bắc thủ đô Oslo, Na Uy, ngày 2/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Cảnh sát Na Uy cho biết các nạn nhân mới nhất là một người đàn ông cùng con gái 2 tuổi. Hiện vẫn còn 3 người mất tích và có 5 nhóm cứu hộ vẫn đang làm việc tại hiện trường. Dù khó khăn, nhưng công tác cứu hộ đang tiến triển tích cực. Cảnh sát hy vọng có thể tìm thấy thêm người sống sót.
Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền địa phương đã sơ tán 1.000 người trong tổng số 5.000 dân tại thị trấn. Nhà chức trách đã cấm tất cả máy bay hoạt động tại khu vực này đến 15h ngày 4/1 để đẩy mạnh công tác tìm kiếm.
Trận lở đất xảy ra vào rạng sáng 30/12/2020 ở thị trấn Gjerdrum, cách thủ đô Oslo 25 km về phía Bắc, khiến 10 người bị thương và 10 người mất tích. Ngoài ra, trên 1.000 người đã được sơ tán đến nơi an toàn. Thủ tướng Na Uy Erna Solberg có mặt tại hiện trường đã gọi đây là vụ sạt lở "nghiêm trọng nhất" từ trước đến nay tại nước này.
Trước đó, một đoạn băng video ghi lại hiện trường cho thấy cả một sườn đồi sạt lở, đổ ập xuống ngôi làng Ask thuộc thị trấn Gjerdrum. Ít nhất 9 tòa nhà bị bùn đất cuốn trôi, nhiều nhà cửa bị phá hủy và vùi lấp. Theo Cục Quản lý tài nguyên nước và năng lượng Na Uy (NVE), đây là vụ lở đất lớn nhất trong thời gian gần đây ở Na Uy, xét về số lượng nhà dân bị ảnh hưởng và số người phải sơ tán.
Nghị định thư Bắc Ireland: Nỗi đau thêm dài của các doanh nghiệp? 5 tháng sau khi chính thức rời khỏi "mái nhà chung" châu Âu, thỏa thuận hậu Brexit liên quan đến vùng Bắc Ireland giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã vấp phải sự phàn nàn từ giới kinh doanh. Robin Mercer, chủ sở hữu khu vườn lớn nhất Belfast là Hillmount Garden Centre, cho biết nếu trước kia quá...