Anh đặt IS ngang hàng với Nga
Trên trang Mirror ngày 19/5, hạm trưởng HMS Elizabeth, ông Simon Petitt tuyên bố chỉ cần 2 tàu sân bay của Anh đủ để khiến Nga và IS sợ hãi.
“Các tàu sân bay mới giống như một vũ khí chiến lược sau hạm đội tàu ngầm hạt nhân hùng mạnh. Nó hoàn toàn có thể được sử dụng để tiêu diệt IS và khiến Nga khiếp sợ.
Mọi người đã từng nhìn thấy sự hiệu quả của tàu sân bay Mỹ trong chiến tranh vùng Vịnh 1991, khi các chiến đấu cơ có thể thâm nhập sau vào mọi khu vực của Iraq. Giờ đây với 2 tàu sân bay HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales, Anh cũng hoàn toàn có thể làm việc này”, hạm trưởng Simon Petitt tuyên bố.
Để thực hiện tham vọng của mình, Anh có kế hoạch chi tới 12 tỷ bảng (18,3 tỷ USD) để trang bị 138 chiếc tiêm kích tàng hình F-35. Kế hoạch mua 138 chiếc F-35 được Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne cho biết. Theo đó, đến năm 2023, Không quân Hoàng gia Anh sẽ được biên chế 24 chiếc máy bay chiến đấu F-35 JSF và 2 chiếc tàu sân bay mới.
“Đến năm 2023, chúng tôi sẽ triển khai những chiếc máy bay này trên các tàu sân bay”, ông Osborne nói và cho biết thêm, trong thời gian dài hơn, Chính phủ Anh sẽ đặt mua 138 tiêm kích F-35 để đáp ứng nhiệm vụ chống khủng bố.
Mô hình 2 chiếc tàu sân bay cùng tiêm kích F-35 của Anh.
Video đang HOT
Bộ trưởng George Osborne khẳng định, các máy bay này sẽ đáp ứng nhu cầu của Anh trong cuộc chiến chống khủng bố tại Trung Đông trong ít nhất 50 năm tới. Ông Osborne khẳng định: “Chúng ta sẽ hoàn toàn sẵn sàng cho các hoạt động quân sự tại điểm nóng này”.
Trong khi đó trang Sputnik cho biết, với bản kế hoạch dài hơi cực lớn này cho thấy tham vọng và sự trỗi dậy rất lớn của người Anh, đặc biệt khi London đồng thời xây dựng kế hoạch đóng mới 2 tàu sân bay mới.
Cụ thể, tiêm kích F-35 sẽ là đầu tàu sức mạnh cho thế hệ tiếp theo của lực lượng Hải quân hoàng gia Anh. Theo đó, F-35 sẽ trở thành chiến đấu cơ chủ lực được trang bị trên tàu sân bay của Anh bên cạnh những trực thăng chiến đấu và một số loại trực thăng săn ngầm, máy bay vận tải, cảnh báo sớm.
Hình ảnh phác họa mô phỏng tàu sân bay hiện đại của Anh đang vận hành xuất hiện trên nhiều trang mạng quân sự quốc tế gần đây, đặc biệt giới truyền thông Mỹ và phương Tây đánh giá rất cao sức mạnh mới của người Anh, đồng thời khẳng định, London đang dần lấy lại vị thế của một cường quốc trên biển thông qua việc tiến hành đóng mới 2 chiếc tàu sân bay hiện đại cỡ lớn.
Báo chí Mỹ cũng cho biết thêm, hiện tại tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, hiện đã gần hoàn thiện và đây là cở sở London cần đẩy nhanh hoạt động mua F-35.
Dù được xem là những đồng minh thân cận của nhau nhưng rõ ràng Washington không hề muốn London “lớn” quá nhanh, bằng chứng là trên tờ VOA đã có bài viết phân tích sức mạnh Hải quân của Anh đồng thời cảnh báo Mỹ nên có những kế sách thích hợp không để cho London có nhiều cơ hội để đẩy nhanh tốc độ phát triển quân sự của mình nhằm bảo đảm một hậu phương vững chắc cho người Mỹ.
Lớp tàu sân bay Queen Elizabeth gồm tàu HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales sẽ lực lượng tàu chiến lớn nhất từng được đưa vào phục vụ trong Hải quân Hoàng gia Anh. Với lượng giãn nước 65.000 tấn, cùng lực lượng máy bay chiến đấu thế hệ mới và trực thăng tiên tiến, nó được kì vọng sẽ là chủ lực của Hải quân Hoàng gia trong tương lai.
Lớp Queen Elizabeth có kích thước lớn hơn gấp 3 lần so với tàu sân bay Invincible đang phục vụ trong Hải quân Anh. Tàu có lượng giãn nước toàn tải 65.000 tấn, dài 280m, rộng 70m, tầm hoạt động 8.000-10.000 hải lý.
Theo_Báo Đất Việt
TQ ngang ngược nói 40 nước ủng hộ lập trường về Biển Đông
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 20/5 ngang nhiên tuyên bố hơn 40 nước ủng hộ lập trường của Bắc Kinh với vụ kiện do Philippines khởi xướng về tranh chấp ở Biển Đông.
Trước thời điểm Tòa án trọng tài thường trực (ở Hà Lan) chuẩn bị ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện do Philippines khởi xướng, Bắc Kinh đang gia tăng những tuyên bố phản đối hoặc lôi kéo các nước về phía họ, theo Reuters.
"Theo tôi được biết, đến nay hơn 40 quốc gia đã ra tuyên bố hoặc bày tỏ quan điểm của họ qua nhiều phương tiện. Ngày càng nhiều nước đã thể hiện sự ủng hộ lập trường của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói ngày 20/5.
Bà Hoa còn ngang ngược tuyên bố rằng, bất kỳ quốc gia nào "không thiên vị" đều sẽ ủng hộ Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. Ảnh: AP
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuần này cho biết, họ đã nhận được sự ủng hộ từ các nước như Burundi, Slovenia, Niger, Mozambique... Từ khi Philippines tuyên bố khởi kiện năm 2013, Trung Quốc đến nay khăng khăng không tham gia quá trình phân xử, đồng thời khẳng định mọi tranh chấp đều chỉ giải quyết qua các cuộc hội đàm song phương.
Từ đầu năm 2016, Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến dịch ngoại giao toàn cầu nhằm đạt được sự ủng hộ của các nước trước khi Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết về Biển Đông thời gian tới.
Ngày 28/4, ngay giữa quan chức ngoại giao cấp cao ASEAN (SOM) - Trung Quốc ở Singapore, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân cảnh báo việc ASEAN đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về vụ kiện sẽ là "một động thái mạo hiểm" và Bắc Kinh sẽ phản đối.
Ông Lưu đồng thời khẳng định lập trường của Trung Quốc là không chấp nhận phán quyết của toà trọng tài và gọi đây là một "động thái nhằm chống lại Bắc Kinh".
Trước đó, ngày 23/4, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thông báo đạt thỏa thuận riêng với Lào, Campuchia và Brunei về Biển Đông, đồng thời nói tranh chấp không ảnh hưởng đến quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN.
Giới quan sát nhận định động thái này nhằm tìm cách chia rẽ ASEAN, khi Trung Quốc lo ngại việc ASEAN sẽ đưa ra tuyên bố chung liên quan đến phán quyết của tòa án về vụ kiện Philippines, mà dự đoán là sẽ bất lợi cho Bắc Kinh.
Theo Zing News
Phiến quân IS nhận trách nhiệm vụ máy bay Ai Cập rơi Truyên thông đưa tin, phiên quân IS đa tuyên bô nhân trach nhiêm vu may bay Ai Câp rơi ơ biên Đia Trung Hai hôm 19/5. Truyên thông đưa tin, phiên quân IS đa tuyên bô nhân trach nhiêm vu may bay Ai Câp rơi ơ biên Đia Trung Hai hôm 19/5. Tơ Réalités đưa tin, phiên quân IS đã nhận trách vu...