Anh đạt giới hạn viện trợ vũ khí cho Ukraine
Một quan chức Anh cho biết nước này đã “hết thiết bị quốc phòng để viện trợ cho Ukraine và các nước khác nên can thiệp cùng gánh thêm gánh nặng”.
Anh đã viện trợ nhiều vũ khí cho Ukraine ngay từ đầu cuộc xung đột với Nga. Ảnh: unian.ua
Tờ Telegraph ngày 3/10 dẫn lời một quan chức quân sự cấp cao giấu tên của Anh cho biết, London đã cạn kiệt nguồn cung cấp thiết bị quốc phòng mà nước này có thể hỗ trợ cho Ukraine.
Quan chức này nói: “Anh đã hết thiết bị quốc phòng để quyên góp cho Ukraine và các nước khác nên can thiệp và gánh thêm gánh nặng”.
Theo nguồn tin của Telegraph, London sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Kiev nhưng không có khả năng Anh cung cấp thêm xe tăng và vũ khí phòng không cho Ukraine.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp thiết bị cho Ukraine, nhưng những gì họ cần bây giờ là những thứ như khí tài phòng không và đạn pháo và chúng tôi đã cạn kiệt tất cả những thứ đó”.
Nguồn tin của Telegraph cho biết gánh nặng cung cấp hàng tỷ USD viện trợ cho Ukraine không chỉ thuộc về Anh, lập luận rằng mặc dù London đã quyên góp số lượng vũ khí và tiền bạc đáng kể nhưng nước này vẫn cần sự hỗ trợ từ các đồng minh.
Quan chức này giải thích rằng Anh đã cung cấp cho Ukraine nhiều hệ thống tên lửa chống tăng, phòng không và đạn dược thiết yếu. Nhưng trữ lượng của những vũ khí này hiện đang cạn kiệt nghiêm trọng.
Ông lưu ý nguồn cung cấp xe tăng của quân đội Anh rất thiếu, chỉ có một số ít xe tăng được gửi đi trong khi vẫn phải bảo đảm an ninh quốc gia.
Video đang HOT
Kể từ tháng 2/2022, Anh đã cung cấp cho Ukraine hơn 12.000 vũ khí chống tăng, 300.000 viên đạn pháo, hàng nghìn tên lửa phòng không và pháo tự hành.
Hơn 23.500 quân nhân Ukraine đã được huấn luyện chiến đấu tại các căn cứ quân sự trên khắp nước Anh, được hướng dẫn về các kỹ năng bao gồm xử lý vũ khí và sơ cứu trên chiến trường. Vào tháng 8/2023, 900 lính thủy đánh bộ Ukraine đã hoàn thành khóa huấn luyện ở Anh, thực hành tiến hành các cuộc đột kích bãi biển và các hoạt động đổ bộ.
London thực sự đã rất “hào phóng” trong việc hỗ trợ vũ khí cho quân đội Ukraine. Ngay cả tên lửa Storm Shadow tầm xa cũng được London chuyển cho Kiev và Bộ Quốc phòng Anh đã quyết định viện trợ cả xe tăng Challenger 2 cho Ukraine.
Nhưng nguồn cung cấp đắt tiền không mang lại kết quả như mong đợi. Tên lửa Storm Shadow ban đầu đã tấn công được hậu phương của Nga. Ngay sau đó, hệ thống phòng không của Nga đã tìm ra cách bắn hạ chúng, và không quân Nga đã rất thành công trong việc phá hủy các kho chứa loại đạn này.
Mọi chuyện còn trở nên tồi tệ hơn với xe tăng Challenger 2. Từ lâu, những phương tiện chiến đấu này đã được đánh giá cao. Nhưng khi tham chiến, phương tiện bọc thép này lại bị quân đội Nga tiêu diệt một cách dễ dàng. Các thông tin về chiếc xe tăng Challenger 2 đầu tiên bị thiệt hại đã gây sốc cho công chúng Anh đến mức London bắt đầu suy nghĩ kỹ về khả năng viện trợ tiếp theo. Và rõ ràng là họ đã quyết định rằng “sẽ tốt hơn khi giữ lại ít nhất một thứ gì đó cho riêng mình”.
Lầu Năm Góc âm thầm gửi vũ khí từ Israel cho Ukraine
Lầu Năm Góc đang khai thác một kho đạn dược khổng lồ nhưng ít được biết đến của Mỹ ở Israel để giúp đáp ứng nhu cầu cấp bách về đạn pháo của Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Trang bị đủ đạn dược cho quân đội Ukraine là một phần trong nỗ lực lớn hơn do Mỹ dẫn đầu nhằm tăng sức mạnh chiến đấu tổng thể. Ảnh: NYT
Theo tờ New York Times, kho dự trữ này cung cấp vũ khí và đạn dược cho Lầu Năm Góc sử dụng trong các cuộc xung đột ở Trung Đông. Mỹ cũng đã từng cho phép Israel tiếp cận kho vũ khí trong trường hợp khẩn cấp.
Cuộc xung đột Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tiêu hao lớn về pháo khi mỗi bên dùng hàng nghìn quả đạn pháo mỗi ngày. Ukraine đã cạn đạn dược cho vũ khí thời Liên Xô và phần lớn đã chuyển sang bắn pháo, đạn do Mỹ cũng như các đồng minh phương Tây khác tài trợ.
Các nhà phân tích quân sự cho biết pháo là xương sống của hỏa lực chiến đấu trên bộ đối với cả Ukraine và Nga. Kết quả của cuộc chiến có thể phụ thuộc vào việc bên nào hết đạn pháo trước. Khi các kho dự trữ ở Mỹ đang cạn dần và các nhà sản xuất vũ khí Mỹ chưa thể theo kịp tốc độ ở Ukraine, Lầu Năm Góc đã chuyển sang hai nguồn cung cấp đạn pháo thay thế: một ở Hàn Quốc, một ở Israel.
Trước đây, chưa có thông tin nào về việc dùng đạn pháo ở hai nước này cho xung đột Ukraine. Việc vận chuyển hàng trăm nghìn quả đạn pháo từ hai kho dự trữ trên để giúp Ukraine cho thấy hạn chế riêng của Mỹ và tính chất nhạy cảm ngoại giao của hai đồng minh quan trọng của Mỹ. Hàn Quốc và Israel đã công khai cam kết không gửi viện trợ quân sự sát thương cho Ukraine.
Israel đã liên tục từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine vì sợ làm tổn hại đến quan hệ với Nga và ban đầu bày tỏ lo ngại nếu Lầu Năm Góc rút vũ khí từ kho dự trữ trên lãnh thổ mình. Các quan chức Israel và Mỹ cho biết khoảng một nửa trong số 300.000 quả đạn dành cho Ukraine đã được chuyển đến châu Âu và cuối cùng sẽ được chuyển thông qua Ba Lan.
Một phân tích của Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại cho rằng nếu Ukraine tiếp tục nhận được nguồn cung cấp đạn dược ổn định, đặc biệt là pháo, cũng như phụ tùng thay thế, thì họ sẽ có cơ hội tốt để giành lại nhiều lãnh thổ hơn.
Đạn bên trong một khẩu pháo tự hành gần Kreminna, Ukraine. Ảnh: NYT
Trang bị đủ đạn pháo cho quân đội Ukraine là một phần trong nỗ lực lớn hơn do Mỹ đứng đầu nhằm tăng sức mạnh chiến đấu tổng thể cho Ukraine.
Mỹ cho đến nay đã gửi hoặc cam kết gửi cho Ukraine hơn 1 triệu quả đạn 155 mm. Một quan chức cấp cao Mỹ cho biết một phần đáng kể trong số đó đến từ các kho dự trữ ở Israel và Hàn Quốc. Các nước phương Tây khác như Đức, Canada, Estonia và Italy, đã gửi đạn pháo 155 mm tới Ukraine.
Quân đội Ukraine sử dụng khoảng 90.000 viên đạn pháo mỗi tháng, gấp khoảng hai lần so với tốc độ sản xuất của Mỹ và các nước châu Âu cộng lại. Phần còn lại phải đến từ các nguồn khác, gồm các kho dự trữ hiện có hoặc mua thương mại.
Các quan chức Lầu Năm Góc nói rằng họ phải đảm bảo rằng ngay cả khi họ vũ trang cho Ukraine thì các kho dự trữ của Mỹ không giảm xuống mức thấp nguy hiểm. Theo hai quan chức cấp cao của Israel, Mỹ đã cam kết với Israel rằng họ sẽ bổ sung những gì đã lấy từ các kho trên lãnh thổ Israel và sẽ ngay lập tức vận chuyển đạn dược tới trong trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng.
Năm ngoái, khi Lầu Năm Góc lần đầu tiên nêu ý tưởng rút vũ khí ra khỏi kho dự trữ ở Israel, các quan chức Israel đã bày tỏ lo ngại về phản ứng của Nga. Israel đã áp đặt lệnh cấm vận gần như hoàn toàn đối với việc bán vũ khí cho Ukraine, lo ngại rằng Nga có thể trả đũa.
Mối quan hệ của Israel với Nga đã được theo dõi chặt chẽ kể từ khi Nga đưa quân vào Ukraine vào tháng 2/2022. Các quan chức Ukraine đã chỉ trích chính phủ Israel vì chỉ hỗ trợ hạn chế.
Khi xung đột kéo dài, Lầu Năm Góc và Israel đã đạt được thỏa thuận chuyển khoảng 300.000 quả đạn pháo 155 mm.
Mong muốn chuyển số vũ khí này của Mỹ đã chính thức được đề cập trong một cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd J. Austin và ông Benny Gantz, Bộ trưởng Quốc phòng Israel vào thời điểm đó. Thủ tướng Israel khi đó là Yair Lapid đã chấp thuận yêu cầu của Mỹ.
Các quan chức Israel khẳng định Israel không thay đổi chính sách không cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine và thay vào đó chỉ là đang tán thành quyết định của Mỹ.
Kho dự trữ vũ khí và khí tài quân sự của Mỹ ở Israel có từ Chiến tranh Arab - Israel năm 1973. Khi đó, Mỹ vận chuyển vũ khí bằng máy bay để tiếp tế cho lực lượng Israel. Sau chiến tranh, Mỹ đã thành lập các kho ở Israel để có thể sử dụng trong khủng hoảng.
Israel được phép rút vũ khí của Mỹ khỏi kho dự trữ trong cuộc chiến với Hezbollah vào mùa hè năm 2006 và một lần nữa trong các chiến dịch chống Hamas ở Dải Gaza vào năm 2014.
Triều Tiên một lần nữa phủ nhận chuyển vũ khí cho Nga Ngày 8/11, Triều Tiên cho biết họ chưa bao giờ có giao dịch buôn bán vũ khí với Nga và không có kế hoạch làm như vậy. Một cuộc tập trận của các đơn vị pháo binh Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) năm 2016. Ảnh: KCNA Theo hãng tin Reuters, thông tin trên do phương tiện truyền thông nhà nước của...