Anh đánh giá lại vai trò của Huawei sau lệnh trừng phạt mới của Mỹ
Anh đang đánh giá lại quyết định cho phép thiết bị Huawei tham gia ở mức hạn chế trong hệ thống mạng 5G của nước này sau khi Mỹ áp dụng các lệnh trừng phạt mới với công ty Trung Quốc.
Huawei tiếp tục gặp khó ở Anh sau khi Mỹ áp lệnh cấm vận mới
Hai tuần trước, Mỹ tuyên bố mở rộng lệnh cấm vận nhắm vào Huawei thông qua việc kiểm soát và ngăn chặn các chip máy tính dựa trên thiết kế hoặc công nghệ của Mỹ sử dụng trong thiết bị của Huawei. Ban lãnh đạo của Huawei đã tỏ ra phẫn nộ với quyết định này và mô tả các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ là “độc đoán” và là một phần của kế hoạch “tìm mọi cách kìm hãm sự phát triển của chúng tôi”.
Video đang HOT
Các biện pháp trên đã gây tổn hại sâu sắc và đe dọa cắt đứt nguồn cung bán dẫn đang được dùng trên các dòng sản phẩm của Huawei, từ các thiết bị dùng ở đài phát thanh cho tới máy chủ và điện thoại. Không dừng lại ở đó, gần đây Trung tâm An ninh mạng quốc gia của Anh (NCSC) cũng đang đánh giá lại lập trường về việc sử dụng thiết bị của Huawei và các rủi ro mà nó có thể gây ra cho an ninh quốc gia của họ. Phát ngôn viên của trung tâm này xác nhận với Sky News rằng, “sau thông báo của Mỹ về các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Huawei, NCSC đang xem xét cẩn thận mọi tác động của họ với hệ thống mạng ở Anh”.
Vào tháng 1 năm nay, Thủ tướng Anh Boris Johnson đưa ra quyết định cho phép thiết bị của Huawei có vai trò “hạn chế” (không chiếm quá 35%) trong các thành phần mạng 5G không quan trọng ở Anh. Vào thời điểm đó, những người ủng hộ đảng Bảo thủ đã chỉ trích quyết định của Thủ tướng Anh và gây thêm áp lực về lập trường của chính phủ nước này với Trung Quốc, nơi mà họ cho rằng đã xâm phạm các quyền tự do ở đặc khu Hồng Kông – nơi từng là thuộc địa của Anh.
Các nguồn tin từ các nhà mạng ở Anh cho biết, họ hy vọng lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ là động lực thúc đẩy đánh giá NCSC, thay vì áp lực chính trị của cường quốc này. Trong ngắn hạn, Huawei có thể đủ hàng dự trữ để tiếp tục triển khai trên các thiết bị đã và đang được phát triển, nhưng về lâu dài họ có thể sẽ phải tự phát triển các thiết kế bán dẫn riêng của mình. Nên trong thời gian gần, tác động của lệnh cấm có thể chưa đáng kể, nhưng về lâu dài đó sẽ là một bài toán khó mà Huawei phải tìm cách giải quyết.
Huawei còn 120 ngày để mua chip xử lý gốc Mỹ
Các công ty như TSMC chỉ được phép bán chip xử lý cho Huawei trong tối đa 120 ngày tới theo quy định mới của chính quyền Trump.
Theo CNBC, một năm sau ngày bị đưa vào danh sách "đen" của Bộ thương mại Mỹ, Huawei tiếp tục bị áp đặt lệnh trừng phạt mới liên quan đến việc sản xuất chip xử lý. Chính quyền của Tổng thống Trump muốn chặn công ty Trung Quốc không thể nhận vi xử lý từ các xưởng đúc (fab) có sử dụng công nghệ Mỹ trên khắp thế giới theo thỏa thuận từ trước.
Huawei cũng như Apple, MediaTek, Qualcomm đều thiết kế vi xử lý của riêng mình nhưng không có cơ sở riêng để sản xuất chúng. Đây là lý do các công xưởng chip như TSMC của Đài Loan là nơi các model như Apple A13 Bionic, Snapdragon 865 hay Huawei Kirin 990 ra đời.
Lệnh cấm mới áp dụng cho Huawei và khoảng 114 công ty con của hãng này trên toàn cầu. Các đối tác bắt buộc phải có riêng chứng nhận của Mỹ mới có thể xuất khẩu sản phẩm cho công ty Trung Quốc.
Huawei vẫn bị phụ thuộc vào TSMC với các dòng chip xử lý cao cấp dù đã chuyển bớt sang SMIC.
Để tránh sự phụ thuộc vào TSMC, Huawei gần đây đã chuyển việc sản xuất một số dòng chip xử lý sang SMIC - xưởng đúc chip lớn nhất tại Trung Quốc. Tuy nhiên, SMIC chỉ có thể sản xuất chip trên tiến trình 14 nm trong khi TSMC đang có công nghệ mới nhất là tiến trình chỉ 5 nm. Đây là sự khác biệt lớn bởi TSMC có thể chế tạo con chip với 171,3 triệu bóng bán dẫn trên một mm vuông so với chỉ 43 triệu của SMIC.
Tuy nhiên, Mỹ sẽ cho thời hạn 120 ngày kể từ ngày 15/5 trước khi áp đặt lệnh cấm mới. Trong khoảng thời gian 4 tháng tới, các công ty Mỹ cũng như các công ty nước ngoài sử dụng công nghệ của Mỹ để sản xuất chất bán dẫn cho Huawei vẫn có thể tiếp tục các hợp đồng còn dang dở.
Huawei hiện là khách hàng lớn thứ hai của TSMC. Năm ngoái, hãng smartphone Trung Quốc đóng góp doanh thu 5,2 tỷ USD cho công ty này, tăng 80% so với năm 2018. Theo báo cáo của Wall Street Journal, TSMC sẽ sớm xây dựng một nhà máy tại Arizona (Mỹ) để sản xuất chip xử lý 5 nm mới vào 2023.
Cảnh sát Trung Quốc bắt giam 5 cựu nhân viên Huawei Tờ The New York Times (NYT) cho biết cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ 5 cựu nhân viên Huawei, sau khi họ tham gia thảo luận trên WeChat về tuyên bố công ty đã vi phạm lệnh trừng phạt chống Iran. Có đến 5 cựu nhân viên Huawei bị cảnh sát bắt giữ mới đây Theo Engadget, phía cảnh sát không đưa...