Anh: Đăng ảnh lên Facebook, không ngờ bị phát hiện tội giết người
Nỗi ám ảnh theo sau một nhân chứng suốt 50 năm đã được lí giải khi nhìn thấy một tấm hình trên Facebook.
Peter đã tố cá o cha dượng giết em trai mình sau gần 50 năm.
David Dearlove, 72 tuổi, luôn khẳng định con trai của vợ cũ Paul Booth, 19 tháng tuổi chết vì ngã từ trên giường xuống đất vào tháng 10.1968. Tuy nhiên, chỉ một tấm ảnh David đăng trên Facebook đã khiến sự thật của vụ kì án được hé lộ.
Năm 2015, anh trai của Paul là Peter Booth nhìn thấy tấm ảnh David và em trai mình chụp cách đây gần 50 năm. Ngay lập tức, Peter nhận ra nỗi ám ảnh theo ông suốt thời gian qua chính là hình ảnh kẻ thủ ác David đang giết hại em mình.
Peter cho biết trong đêm định mệnh đó, David đã cầm chân của Paul và đập em liên tiếp vào lò sưởi. Peter chứng kiến toàn bộ vụ việc qua một khe cửa hẹp khi mới 4 tuổi và điều này ám ảnh ông suốt nửa thế kỷ.
Bức ảnh được David đăng tải trên Facebook năm 2015.
Peter sau đó yêu cầu gia đình nhà David gỡ bỏ tấm ảnh và ông đã báo với họ hàng về những gì nhìn thấy cách đây 47 năm. Họ đã báo c ảnh sát và vụ điều tra được mở lại. Sau đó ít ngày, David bị bắt giữ khi đang ở nhà tại vùng Norfolk, Anh.
Công tố viên Richard Wright nói: “Hồ sơ khám nghiệm tử thi của bé Paul cho thấy cháu bé thiệt mạng vì những vết thương chí mạng ở vùng đầu. Sau gần 50 năm, vụ án cuối cùng đã sáng tỏ”. Ngôi nhà nơi xảy ra vụ giết người dã man đã bị phá dỡ từ lâu.
Bé Paul bị giết hại khi mới 19 tháng tuổi.
Người nhà của Paul nói rằng bé thường có vết thâm tím trên người khi ở cùng cha dượng David. Tuy nhiên, David không bị bắt ở thời điểm đó. Tháng 3.2015, cuộc điều tra được tạm đóng lại sau gần 50 năm.
Theo Danviet
Thế chiến thứ 2 tái hiện chân thực qua tay "phù thủy mô hình" Việt
Mặc dù chỉ là mô hình phục dựng một phần thế chiến thứ 2 nhưng rất có hồn.
Video "phù thủy" Lê Xuân Giang tiết lộ ý nghĩa của sa bàn
Cuộc đổ bộ của quân đội khối Đồng minh vào các bãi biển vùng Normandie (Đức) vào ngày 6/6/1944 là một trong những mốc lịch sử quan trọng của thế chiến thứ 2. Đây là cuộc tấn công từ biển vào đất liền lớn nhất lịch sử với sự tham gia của hơn 150.000 quân Mỹ, Anh, Canada cùng với quân kháng chiến Pháp, Tiệp Khắc, Ba Lan, Bỉ, Hà Lan và Na Uy.
Với ý nghĩa to lớn của cuộc đổ bộ này, họa sĩ Lê Xuân Giang (32 tuổi, giảng viên mỹ thuật tại TP.HCM) đã phục dựng thông qua một sa bàn mà giờ đây đang được biết đến rộng rãi trên thế giới. Hiện, mô hình này đang được anh Giang lồng khung kính, trưng bày tại phòng làm việc của mình ở quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Theo nghệ nhân Lê Xuân Giang, anh đã dành hơn 6 tháng để thực hiện mô hình này. Từng tiểu tiết nhỏ trong mô hình đều do chính tay anh tạo nên, trong đó có những chi tiết mà anh phải sang Nhật hay các nước bạn để học hỏi.
Được biết, anh Giang đã mang tác phẩm này đi dự thi cuộc thi mô hình thế giới AFV Club tại Đài Loan vào tháng 10/2016 và đoạt giải bạc. Trên con đường hoạt động làm mô hình, anh Giang còn giành được giải vàng tại sự kiện Malaysia Hobby Show.
Sa bàn cuộc đổ bộ vào vùng Normandie do "phù thủy" Lê Xuân Giang thực hiện có cả người, cảnh vật và những chi tiết mang đậm dấu ấn lịch sử khác.
Từng khuôn mặt, cử động tay chân của người lính được anh Giang trau chuốt tỉ mỉ.
Theo anh Giang, màu sắc tổng thể của sa bàn là màu xanh tươi mát của cỏ cây ở nước Pháp vào mùa hè, màu nâu của đất và màu sám cũ kỹ đặc trưng trên trang phục của những người lính.
Mô hình này mô tả Sư đoàn 101 và Sư đoàn 82 của quân đội Mỹ nhảy dù xuống vùng Normandie và bị tấn công bởi pháo phòng không, nên họ lạc đơn vị.
"Sau đó, trên đường đi đến điểm tập kết, họ đã thu thập các chiến lợi phẩm, chăm sóc đồng đội và họp bàn phương án phòng thủ", anh Giang mô tả diễn biến trong sa bàn của mình.
Theo lịch sử, khi đổ bộ vào Normandie, lính dù Mỹ đã phá hủy các cầu và cắt đường liên lạc, tiếp viện của quân Đức.
Sau nhiều ngày chiến đấu, quân lực đồng minh giành được lợi thế vào tháng 7 cùng năm, đẩy quân Đức Quốc xã ra khỏi các căn cứ quân sự tại Normandie.
Trên đà thắng lợi, họ cũng đã giải phóng Paris, rồi tiến tới cuộc chiến giải phóng châu Âu, chấm dứt cuộc chiến.
-
Không chỉ tái diễn một phần thế chiến thứ 2 được giới mô hình thế giới biết đến, "phù thủy" Lê Xuân Giang (32 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) còn tạo ra nhiều mô hình sinh động khác mang đậm dấu ấn đất nước, con người Việt Nam.
Đón đọc phần tiếp theo ""Phù thủy" sa bàn tái hiện chiến tranh Việt Nam và sông nước miền Tây" vào 0h30 ngày 22/10/2017.
Theo Danviet
Ảnh: Cuộc sống của tầng lớp "thượng lưu" ở Triều Tiên Đối với những người có điều kiện kinh tế ở Triều Tiên, cuộc sống của họ không hề kém người dân ở nước khác. Khi thế giới đang lo lắng theo dõi căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bình Nhưỡng, một số người dân thuộc tầng lớp thượng lưu ở Triều Tiên vẫn thoải mái thư giãn tại các công viên giải...