Ảnh dàn trực thăng Apache ‘khủng’ của Vệ binh Quốc gia Mỹ
Khám phá phi đoàn trực thăng tấn công AH-64D Apache bảo vệ an ninh nội địa của nước Mỹ.
Trang mạng quân sự Sina vừa cho đăng tải phóng sự ảnh về hoạt động huấn luyện của một phi đội trực thăng AH-64 Apache thuộc Không quân Vệ binh Quốc gia Mỹ tại tiểu bang Nam Carolina. Được biết buổi huấn luyện này chỉ tập trung vào việc giúp phi công làm quen với các kỹ thuật bay theo đội hình, hạ cất cánh ở địa hình hạn chế và một số hoạt động khi bay theo phi đội.
AH-64D Apache là dòng trực thăng tấn công hiện đại nhất của Quân đội Mỹ, nó được hãng McDonnell Douglas thiết kế và sản xuất (giờ là một thành viên của tập đoàn Boeing).
Trực thăng tấn công AH-64 được bắt đầu phát triển vào những năm 1970 với mục tiêu nhằm thay thế dòng trực thăng tấn công AH-1 Cobra có trong biên chế của Quân đội Mỹ khi đó.
Giống như nhiều mẫu trực thăng tấn công khác AH-64 có thiết kế hai chỗ ngồi, nó được trang bị hai động cơ T700-GE-701C có công suất lên đến 1.890 shp mỗi chiếc. Tuy nhiên điểm nổi bật nhất của AH-64 vẫn là hệ thống vũ khí nó có thể mang theo.
Ở cả hai vị trí lái trên AH-64 phi công đều có thể sử dụng hệ thống vũ khí được tích hợp trên máy bay. Toàn bộ buồng lái được bọc lớp giáp chống đạn kể cả kính buồng lái nhằm bảo vệ tối đa phi hành đoàn trước các loại vũ khí phòng không của đối phương.
Bên cạnh đó việc sử dụng các vật liệu tổng hợp cho phần thân của AH-64 giúp nó có thể chống lại được các loại đạn súng máy hạng nặng từ 12.7mm cho đến 23mm.
Điều này cũng tương tự với các cánh quạt chính và phụ của AH-64, ngay cả khi động cơ gặp sự cố Apache vẫn có thể tiếp tục hoạt động thêm 30 phút nữa giúp phi công có đủ thời gian để hạ cánh.
Trong trường hợp xấu nhất khi gặp nạn buồng lái của AH-64 vẫn có thể bảo vệ phi hành đoàn trong một số trường hợp nhất định.
Hệ thống điều hướng nguồn nhiệt phát ra từ hai động cơ của AH-64 làm giảm đáng kể nguồn nhiệt ở gần trực thăng một phần nào đó hạn chế được nguy cơ nó bị tấn công bởi tên lửa phòng không vác vai với đầu dò tầm nhiệt.
Vũ khí đầu tiên của AH-64 là pháo tự động M230 30mm với 1.200 viên đạn với tốc độ bắn lên tới hơn 620 viên/phút, mẫu pháo này có tầm bắn hiệu quả từ 500m đến 15.000m.
Đội hình trực thăng Apache thuộc phi đoàn trực thăng tấn công số 1 của Không quân Vệ binh Quốc gia Mỹ khi nhìn từ trên cao.
Video đang HOT
Sức mạnh hỏa lực thực sự của AH-64 vẫn là hệ thống tên lửa mà nó mang theo ở hai bên cánh với 4 giá treo vũ khí có thể mang theo nhiều loại rocket và tên lửa khác nhau.
Trong đó nổi tiếng nhất vẫn là các tên lửa chống tăng dẫn đường AGM-114 Hellfire và tên lửa không đối không AIM-92 Stinger, cùng với đó là hệ thống rocket phóng loạt Hydra, CRV7 và APKWS tất cả đều có cỡ nòng 70 mm.
Tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire có tầm bắn hiệu quả lên đến 8km và là một trong những dòng tên lửa chống tăng thành công nhất của Quân đội Mỹ.
Trên lý thuyết một chiếc AH-64 Apache có thể một mình tiêu diệt cả biên đội xe tăng của đối phương với 16 tên lửa chống tăng Hellfire mà nó mang theo.
Theo_Kiến Thức
Mi-28N uy lực nhưng chưa đủ mạnh trước -64D Apache
Dù Mi28N được đánh giá là dòng trực thăng tấn công số 1 của Nga, nhưng như vậy là chưa đủ để khẳng định sức mạnh trước Apache do Mỹ sản xuất.
Để biết Mi-28N có đáng mua so với AH-64D Apache hay không cần xem xét cấu tạo và nhiệm vụ có thể hoàn thành của hai loại trực thăng này. Cụ thể, trực thăng Mi-28N được thiết kế có chỗ cho 2 phi công, một ngồi trước và một phía sau, tương tự như Mi-24D và Mi-35. Buồng lái của AH-64D cũng có thiết kế tương tự nhưng cả 2 phi công ngồi chung buồng lái chứ không phân biệt rõ như Mi-28N. Trực thăng Mi-28N có mũi nhỏ, dài hơn và buồng lái cũng chật chội hơn so với AH-64D. Trong ảnh: Trực thăng Mi-28N.
Cánh quạt rotor chính và rotor đuôi của hai loại tương tự nhau, tuy nhiên đường kính cánh quạt chính của Mi-28N dài hơn 17,2 m, trong khi của AH-64D chỉ khoảng 14,63 m. Xét về phần khí động học, 2 loại trực thăng này tương đương nhau. Trong ảnh: Trực thăng -64D Apache.
Mi-28N được trang bị hai động cơ Klimov TV3-117VMA, công suất 2.194 mã lực/động cơ. AH-64D được trang bị 2 động cơ General Electric T700-701D, công suất 2.000 mã lực. Tốc độ tối đa của Mi-28N đạt 320km/h, tốc độ hành trình 270km/h, trong khi đó, tốc độ tối đa của AH-64D đạt 297km/h, tốc độ hành trình đạt 260km/h. Như vậy, về khả năng cơ động Mi-28N nhỉnh hơn AH-64D. Trong ảnh: Trực thăng -64D Apache.
Tuy nhiên, động cơ của Nga ngốn quá nhiều nhiên liệu, tạo tiếng ồn lớn và động cơ thải nhiều khói. Dù có khả năng mang tải trọng nhiên liệu lớn hơn nhiều so với AH-64D, song do "sức ăn" quá khỏe Mi-28N chỉ hành trình dữ trữ tối đa là 1.100km và bán kính chiến đấu hơn 200km, với trần bay đạt 5.700 m. Trong ảnh: Trực thăng Mi-28N.
Tải trọng nhiên liệu của AH-64D tuy có ít hơn, nhưng do động cơ hoạt động hiệu quả, ít tốn nhiên liệu nên tầm hoạt động tối đa lên tới 1.900km. Bán kính chiến đấu của AH-64D khá rộng, lên tới 480km, với trần bay cao hơn hẳn, ở mức 6.400 m. AH-64D có khả năng hoạt động liên tục trong 3 giờ 9 phút. Trong ảnh: Trực thăng -64D Apache.
Xét về độ bền khi hoạt động, AH-64D tỏ ra vượt trội so với Mi-28N, trong điều kiện chiến đấu cường độ cao, độ hoạt động bền bỉ có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là với nhiệm vụ chi viện hỏa lực. Về khả năng mang tải trọng vũ khí, Mi-28N hơn AH-64D, nhưng cơ số đạn của pháo 30mm lại ít hơn. Trong ảnh: Trực thăng -64D Apache.
Mi-28N được trang bị một pháo 30mm Shipunow 2A42 phía dưới mũi máy bay, cơ số 250 viên đạn, tốc độ bắn tối đa khoảng 550 phát/phút. Pháo 2A42 bắn đạn xuyên giáp có thể xuyên thủng giáp RHA dày 50mm từ độ cao 1.500 m. 4 giá treo hai bên cánh có khả năng mang theo 16 tên lửa chống tăng 9M120 Ataka, NATO định danh là AT-9, tầm bắn tối đa khoảng 8km, 2 giàn phóng rocket không điều khiển S-8 hoặc S-13. Trong ảnh: Trực thăng Mi-28N.
Tên lửa AT-9 có khả năng xuyên giáp từ 950-1.000 mm sau giáp cảm ứng nổ, tên lửa được dẫn hướng bằng sóng vô tuyến. Gần đây Mi-28NE được trang bị tên lửa chống tăng dẫn bằng laser AT-16 và được bổ sung trang bị tên lửa không đối không Igla-S. Trong ảnh: Trực thăng Mi-28N.
AH-64D được trang bị một pháo tự động M230-30mm phía dưới mũi máy bay, pháo có tốc độ bắn 625 phát/phút, cơ số đạn lên đến 1.200 viên. Ngoài ra, còn có 16 tên lửa chống tăng dẫn bằng laser AGM-114D Hellfire, tên lửa hoạt động theo nguyên tắc "bắn-quên" tầm bắn tối đa khoảng 8km. AH-64D còn có khả năng mang tên lửa không đối không Stinger, AIM-9 Sidewinder, Mistral và Sidearm. Trong ảnh: Trực thăng -64D Apache.
Trong vai trò hỗ trợ cự ly gần, AH-64D có thể trang bị xen kẽ 4 tên lửa chống tăng và 4 tên lửa không đối không. Như vậy, vũ khí của Mi-28N chủ yếu tập trung cho nhiệm vụ trên mặt đất còn AH-64D tuy mang vác "yếu" nhưng vũ khí đa dạng hơn, có thể thực hiện nhiệm vụ không đối đất và không đối không tầm thấp. Trong ảnh: Trực thăng -64D Apache.
Về hệ thống điện tử, trực thăng AH-64D được trang bị một radar bước sóng milimet trên đỉnh của rotor chính, cung cấp khả năng phát hiện các mối đe dọa trong điều kiện tầm nhìn kém và các mục tiêu lộn xộn trên mặt đất. Các cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu TADS AN/ASQ-170 được gắn phía trước mũi máy bay, ngoài ra, AH-64D còn có hệ thống tương thích với thiết bị chỉ thị mục tiêu trên mũ phi công và pháo 30mm. Hệ thống TADS bao gồm: Một máy đo xa kiêm chỉ thị mục tiêu laser, camera ảnh nhiệt, camera truyền hình đa màu sắc. Trong ảnh: Trực thăng Mi-28N.
Ngoài ra, AH-64D còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử tích hợp AN/APR-39A (V), cảm biến cảnh báo radar AN/APR-48A, cảm biến cảnh báo laser AN/AVR-2, hệ thống gây nhiễu radar AN/ALQ-136, hệ thống mồi bẫy đối phó với tên đối không dẫn bằng hồng ngoại. Trong ảnh: Trực thăng Mi-28N.
Mi-28N cũng được trang bị một radar bước sóng milimet trên đỉnh của rotor chính. Cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu ảnh nhiệt, tương thích với hệ thống nhắm mục tiêu trên mũ phi công và pháo 30mm. Hệ thống nhắm bắn theo tầm nhìn của phi công. Hệ thống bao gồm một máy đo xa laser, camera TV, và một hệ thống chỉ thị mục tiêu hồng ngoại. Trong ảnh: Trực thăng -64D Apache.
Tuy nhiên, Mi-28N thiếu hệ thống tác chiến điện tử và hệ thống bảo vệ máy bay trước mối đe dọa từ tên lửa đối không. Sau đó Nga đã bổ sụng hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống hiển thị vị trí máy bay trên màn hình mô phỏng, buồng lái được trang bị màn hình tinh thể lỏng, phi hành đoàn được trang bị kính nhìn đêm. Trong ảnh: Trực thăng -64D Apache.
Nhưng dù thế nào, hệ thống điện tử của Mi-28N vẫn kém xa so với AH-64D về khả năng hoạt động cũng như các công nghệ được áp dụng. Bù lại Mi-28N có đơn giá rất phải chăng, khoảng 12-16 triệu USD/chiếc, trong khi đơn giá của AH-64D lên đến 18-30 triệu USD/chiếc, tùy cấu hình. Trong ảnh: Trực thăng Mi-28N.
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc diễn tập hiệp đồng tác chiến tàu ngầm ở Biển Đông Chi đội tàu ngầm 372 của Trung Quốc được đưa xuống Biển Đông để thực hành hiệp đồng tác chiến với tàu chiến và trực thăng. Tàu chiến Trung Quốc thực hành kéo tàu ngầm trong cuộc diễn tập. Ảnh: 81.cn Ngày 25/4, Chi đội tàu ngầm số 372 thuộc Hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc đã tổ chức một...