Ảnh: Dân chúng trở lại khu thảm họa Chernobyl sau 30 năm
Những bức ảnh xúc động ghi lại khoảnh khắc cư dân từng sinh sống quanh nhà máy hạt nhân Chernobyl quay trở lại chốn cũ sau hơn 30 năm chạy trốn khỏi thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử.
Người dân thành phố Prypyat quay trở lại thăm ngôi nhà và nơi làm việc xưa trước khi bị di tản tháng 4.1986. Rất nhiều tòa nhà, bể bơi, căn hộ, quán café và văn phòng đã bị bỏ rơi 3 thập kỷ qua.
Nhiếp ảnh gia Alina Rudya, sống ở Berlin đã rời khỏi thành phố Prypyat khi cô mới 1 tuổi sau thảm họa hạt nhân. Lúc vụ việc xảy ra, đám mây hạt nhân đã bao phủ diện tích rất lớn Ukraine, Belarus và một phần Ba Lan.
Nhiếp ảnh gia Alina Rudya chụp ảnh trên nóc nhà hàng Polissya. Bố Alina từng hẹn hò với mẹ của cô ở đây.
Từ năm 1980 đến 1986, Lydia làm việc ở Nhà văn hóa Energetik.
Cư dân Olexiy chụp cạnh bể bơi Azure. Ông từng học khóa huấn luyện trở thành thầy giáo dạy bơi nhưng ước muốn này không thành vì thảm họa xảy ra.
Video đang HOT
Olexiy chụp ảnh nhìn ra từ căn hộ ông từng sống. Ông sinh ra ở thành phố Kuban, Nga. Ông tới Prypyat tháng 6.1982 và chuyển đi khi thảm họa ập đến.
Ekaterina thăm lại quán café Prypyat, nơi bà cưới ông Sergei. Cả hai cùng làm việc ở nhà máy hạt nhân Chernobyl.
Căn hộ trống trơn ở thành phố Prypyat. Cư dân Viktor cho biết ông từng sống ở tầng 14 một tòa nhà. Ông sống ở thành phố này và làm việc với vai trò kĩ sư nghiên cứu trong nhà máy điện.
Marina, mẹ của Alina Rydya chụp ở đại lộ Lenin. Nơi đây trước kia xe cộ đi lại tập nập, giờ chỉ còn lại cỏ dại và cây cối.
Yuriy sinh ra ở thành phố Prypyat tháng 4.1976 và di tản sau 2 ngày thảm họa xảy ra. Yuriy nhìn ra sân vận động, nơi ông nói rằng những kí ức sâu đậm nhất vẫn còn tồn tại.
Lydia sinh con gái Valentina ở bệnh viện này. Đây là phòng chờ đổ nát của bệnh viện sau 30 năm không bóng người.
Roman, một cư dân sống ở Prypyat, đằng sau là bánh xe Ferris khổng lồ. Anh sinh ra tại thành phố năm 1980.
Galina là sĩ quan cảnh sát ở thành phố Prypyat. Cô đang thăm lại Cơ quan Nội vụ Prypyat.
Valentina xúc động khi quay trở lại Prypyat nơi cô từng sống với chồng Leonid và con trai Roman.
Valentina chụp ảnh cùng chồng Leonid và con trai Roman ở căn hộ cũ kĩ trước đây tại Prypyat.
Ông Leonid thăm lại căn nhà xưa. Ông là một trong số nhiều người từng làm việc ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.
Theo Danviet
Thảm họa hạt nhân Chernobyl - Bài học xưa vẫn thời sự
Vụ nổ ở Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl cách đây đúng 30 năm là một trong những tai nạn hạt nhân lớn nhất, gây hậu quả nặng nề nhất trong lịch sử.
Khu nhà che phủ tổ máy số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, nơi xảy ra vụ nổ cách đây 30 nămReuters
Chernobyl từ đó trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng về hiểm họa một khi an toàn hạt nhân không được bảo đảm. Sau 30 năm, hậu quả của thảm họa vẫn chưa được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ chứ chưa nói tới khắc phục. Chưa biết đến khi nào thì môi trường thiên nhiên ở vùng Chernobyl mới trở lại được như xưa.
Chernobyl mang lại cho Liên Xô khi đó và cả thế giới nhiều bài học đắt giá nhưng vô cùng quý giá, vẫn còn nguyên tính thời sự đến ngày nay. Đó là bài học về trả giá nào cho việc sử dụng năng lượng hạt nhân. Không ai phủ nhận tầm quan trọng to lớn của năng lượng hạt nhân đối với bảo đảm an ninh năng lượng cho các quốc gia. Nhưng Chernobyl đã để lại dấu ấn lịch sử khi buộc tất cả phải xem xét lại chuẩn mực về an toàn hạt nhân, phải coi an toàn chứ không phải công suất là tiêu chí quyết định hàng đầu.
Chernobyl đã phơi bày rõ nét nguy cơ và hiểm họa có thể xảy ra với nhà máy điện hạt nhân. Do vậy, vụ này đã khởi động quá trình tìm kiếm các nguồn năng lượng mới để thay thế cũng như làm thay đổi cơ bản chính sách năng lượng của các quốc gia. Thời đại hạt nhân chưa cáo chung nhưng quá trình suy giảm vai trò của năng lượng này đã bắt đầu từ đó. Chernobyl cũng còn thức tỉnh nhận thức và trách nhiệm của cả nhân loại về giải trừ vũ khí hạt nhân. Nhân loại vẫn cần những bài học này trong hành trang đi vào tương lai.
Một cư dân cũ của Pripyat - thị trấn nằm gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl - trở lại ngôi nhà ông đã phải rời bỏ cách đây 30 năm sau vụ nổ. Thị trấn này đến nay vẫn không có người sinh sống Reuters
Lễ tưởng niệm các nạn nhân thảm họa Chernobyl Reuters
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Thảm họa Chernobyl: Cần từ 3.000 đến 20.000 năm để phục hồi Ba thập kỷ đã trôi qua kể từ khi thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới mang tên Chernobyl xảy ra, thành phố Pripyat của Ukraine vẫn còn phải mất hàng nghìn năm nữa mới có thể tái định cư. Cảnh hoang phế ở trung tâm thành phố Pripyat bởi thảm họa Chernobyl. Ảnh chụp hôm 30.9.2015. Ngày mai (26.4.2016) là...