Ảnh: Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi một bãi biển ra sao?
Bãi biển Agua Dulce chỉ là một trong rất nhiều điểm du lịch ở Peru bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Theo tạp chí Business Insider, Peru đang là một trong số hàng chục quốc gia đang hạn chế các hoạt động tụ tập đông người để ngăn chặn đà lây lan của đại dịch COVID-19.
Đêm 15-3, Tổng thống Peru, ông Martin Vizcarra, ban bố tình trạng khẩn cấp ở nước này từ ngày 16-3 đến 12-4. Trong thời gian này, phần lớn các hoạt động ngoài trời đã bị hủy bỏ.
Giống như nhiều bãi biển khác, Agua Dulce – nằm cách trung tâm thủ đô Lima khoảng 20 km về phía nam – cũng trở nên hoang vắng giữa mùa dịch COVID-19, theo hãng tin AP.
Mọi năm, bãi biển Agua Dulce vốn là thiên đường của người dân lao động Peru. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, nơi đây đã trở thành thiên đường của những bầy chim biển đang tận hưởng những khoảnh khắc hiếm hoi bãi cát dài bị con người “bỏ rơi”.
Mùa hè này, bãi biển Agua Dulce – từ thiên đường của người dân Peru – đã trở thành thiên đường cho các loài chim biển. Ảnh: AP
Những cây cầu bộ hành dẫn ra bãi biển vốn đông nghịt người cũng trở nên trống trơn. Sau khi Peru bị đặt trong tình trạng khẩn cấp, rất hiếm khi có một ai đó đi qua những cây cầu này.
Một cầu bộ hành còn đông nghịt người hôm 16-2, nhưng đến ngày 24-3 đã hầu như không còn bóng người. Ảnh: AP
Mọi năm, du khách có thể vui đùa và chôn mình dưới bãi cát mát rượi. Còn bây giờ, bãi biển chỉ còn trơ trụi với những vỏ sò, vỏ ốc và những thứ sóng biển đưa vào.
Video đang HOT
Ngày 16-2, một nam du khách thích thú chôn mình dưới cát, nhưng cũng chính vị trí đó hôm 24-3, bãi biển chỉ còn vỏ sò, vỏ ốc và một chiếc dép bị sóng đánh dạt vào.
Thông thường, bãi biển Agua Dulce có thể đón tới 40.000 lượt khách mỗi ngày trong mùa cao điểm từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.
Từ bãi biển đông nghịt người hôm 16-2, Agua Dulce trong ngày 24-3 chỉ còn đầy dấu chân mòng biển, cùng bộ xương chim biển bị sóng đánh dạt vào vẫn chưa được thu dọn.
Thông thường, du khách đến Agua Dulce không chỉ để tắm biển, họ còn nằm tắm nắng và tham gia nhiều hoạt động khác trên bãi biển.
Những nhân viên an ninh ngày 24-3 chỉ còn đi tuần tra trên một bãi biển không một bóng người. Ảnh: AP
Những vòi tắm nước ngọt ngay trên bãi biển cũng bị bỏ hoang khi không còn ai đi tắm biển.
Các vòi tắm nước ngọt trên bãi biển bị “bỏ quên” vì không còn ai đi tắm biển. Ảnh: AP
Tính đến tối 2-4 (giờ Việt Nam), Peru đã phát hiện 1.323 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 47 bệnh nhân đã tử vong và 394 bệnh nhân đã được chữa khỏi, theo chuyên trang theo dõi số liệu Worldometer.
VĂN KIẾM
Cảnh vắng vẻ trong giờ cao điểm ở những nơi nổi tiếng nhất thế giới
Phóng viên của Reuters ghi lại khung cảnh vắng vẻ trong giờ cao điểm tại những địa điểm vốn nổi tiếng là nhộn nhịp nhất thế giới.
Nhà ga Grand Central tại New York, Mỹ gần như không một bóng người.
Nhà hát La Mã ở Amman, Jordan lúc 12 giờ trưa.
Cùng giờ đó, ở Quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo của Ai Cập, xe cộ qua lại thưa thớt khác xa bình thường.
Đồi Capitol ở thủ đô Washington DC, Mỹ trong những ngày oằn mình chống lại đại dịch. Tính đến nay, số ca tử vong vì dịch Covid-19 ở Mỹ đã vượt mốc 5.000, cao thứ 3 thế giới, chỉ sau Italy và Tây Ban Nha.
Một điểm du lịch tại Eminonu ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ lác đác khách tham quan. TSố ca mắc Covid-19 tại đất nước này đã vượt qua mốc 15.000.
Tòa thị chính của Cape Town ở Nam Phi. Đây từng là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn tại Nam Phi.
Quảng trường Phố cổ ở Prague, Cộng hòa Czech. Hiện, nước này ghi nhận 3.589 ca mắc Covid-19 với 39 trường hợp tử vong.
Khu trung tâm tài chính ở Vienna. Áo ghi nhận 10.711 người nhiễm virus corona chủng mới, 146 người đã tử vong.
Tháp Spasskaya, Điện Kremlin và nhà thờ tại Moscow, Nga. Theo thống kê, nước này ghi nhận 2.777 ca nhiễm Covid-19. Chính phủ Nga đang thực hiện nhiều biện pháp cứng rắn nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Cảnh vắng vẻ tại Đền thờ Phật Ngọc, Thái Lan.
Một góc quảng trường ở Minsk, Belarus.
Vốn là nơi thu hút đông đảo khách du lịch, công viên Merlion ở Singapore trong những ngày có Covid-19 cũng vắng bóng người. Số ca mắc virus corona tại nước này đã đạt mốc 1.000.
Cổng Brandenburg là một trong những biểu tượng của thành phố Berlin, Đức. Đây luôn là nơi đông đúc người qua lại trước khi có dịch Covid-19.
Con đường dẫn vào Tòa nhà Quốc hội ở London, Anh chỉ có lác đác vài người qua lại.
Vốn là con phố sầm uất nhất Tokyo, ngã tư Shibuya trong những ngày này cũng thưa thớt người hơn. Nhật Bản là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19 tại khu vực châu Á, bên cạnh Trung Quốc và Hàn Quốc.
Còn đây là một con đường lớn tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, nơi khởi nguồn của dịch Covid-19.
Hương Giang
'Người giàu trốn chạy khỏi vùng dịch, họ mang virus về đây' Ở Pháp và nhiều nơi khác tại châu Âu, người giàu đang rời thành phố đến vùng nông thôn để tránh dịch, gây phẫn nộ cho người dân địa phương và phô bày khoảng cách giàu nghèo. Trên hòn đảo Noirmoutier yên bình ngoài khơi bờ biển của Pháp, người dân địa phương theo dõi những hình ảnh từ Paris với sự sợ...