Anh đã hiện diện như thế nào trong mắt em?
Chẳng biết tự bao giờ khi đối diện với một người đàn ông. Ta thầm quan sát xem vợ anh ta “hiện lên” như thế nào trên trang phục của anh ta.
“ Sao mắt chị buồn vậy?”. Nhỏ em chú bác lâu ngày mới gặp, chợt phán một câu không ăn nhằm gì tới sức khỏe, tiền bạc. Mà nhỏ là dân “con buôn” đấy, không phải làm việc văn phòng văn phiết gì đâu.
Ta cười “Trời sinh vậy”. Nhỏ cãi “Không, mắt tùy vào tâm trạng chứ không phải trời sinh. Cuộc đời ngắn lắm chị, vui để sống, không vui thì tìm vui, đừng để mình buồn”.
Chẳng lẽ ta bảo em, tại em singờ-mom sung sướng nên nói mạnh miệng thế, chứ cứ con đùm chồng níu, lương tháng trước đã hết mà lương tháng sau còn xa vời vợi, chồng đòi mua sắm thứ này thứ nọ, con thì đau bệnh, đám tiệc bên nội bên ngoại lu bù… thử coi đời vui được mấy gang tay?
“Người vợ hiện lên trên trang phục của người chồng/ Người chồng hiện diện trong mắt của người vợ. Mắt chị buồn, không nói cũng báo cho người đối diện biết chị không hạnh phúc”.
Ta bảo em, thôi về sắm thêm cái mu rùa, mai mốt hết kinh doanh thì làm thầy bói.
Video đang HOT
Chẳng biết tự bao giờ ta hay có ánh nhìn “nhiều chuyện” khi đối diện với một người đàn ông. Đó là bạn cũ, bạn mới quen, đối tác, khách… thầm quan sát xem vợ anh ta đã “hiện lên” như thế nào trên trang phục của anh ta. Rồi so sánh kẻ làm vợ là mình đã “hiện ra” như thế nào trên quần áo chồng mình.
Có anh quần áo tinh tươm lắm, li nếp ủi phẳng lì, thơm thoang thoảng. Chất liệu trang phục cũng trung bình khá. Có anh xuề xòa kiểu “chiếc áo không làm nên thầy tu”. Có anh chải chuốt như đang diễn vai công tử; có chàng quần ống thấp ống cao, giày há mõm…
Ta thấy mình vào loại đàn bà trung bình khá. Trang phục chồng không là chất liệu xịn nhất, giày không bạc triệu một đôi, áo quần không bén đứt tay, nhưng anh tinh tươm và chỉn chu, trông trẻ ra mấy mùa bông mít rụng so với tuổi thật.
Ta cho rằng đàn bà có một người đàn ông “riêng mình” để mình được yêu thương, lo lắng, chăm bẵm là đàn bà hạnh phúc; mà không biết rằng cái sự lo lắng chăm bẵm đó là do mình tự nguyện, người ta có yêu cầu, có van xin gì đâu!
Để 10 năm chồng vợ, tưởng mình yên ổn với tháng tháng xòe tay nhận hai phần ba lương chồng, rồi tự chiên xào kho nướng với hầm bà lằng chi tiêu gia đình, với đối nội đối ngoại mà không chút lo âu bởi “chồng ngoan” là tự cho rằng mình hạnh phúc; là tự buộc mình phải cúc cung lo lắng chu toàn cho người đàn ông “của mình” mà không biết rằng ngoài chính chủ thì vẫn còn “phó bản”.
Theo PNO
Sau trăng mật: Hãy hiện diện bên em
Yêu nhau, rồi nằng nặc cưới cho bằng được, là lẽ thường tình của mọi lứa đôi. Lúc ấy, họ nghĩ rằng, từ đây họ sẽ dính nhau như sam, chồng đâu vợ đó.
Họ hồi hộp và nôn nóng; hào hứng và hạnh phúc đếm từng ngày, từng giờ, từng phút giây chờ đợi đến lúc trăng mật. Bởi sau phút giây ấy, họ sẽ hoàn toàn thuộc về nhau, chia ngọt sẻ bùi từng khoảng khắc. Thử hỏi cuộc đời còn gì tươi đẹp hơn?
Thế nhưng, với người đàn ông, đã bước vào hôn nhân tức là mọi việc đã kết thúc. Từ lúc này, ngày này cô ấy "ván đã đóng thuyền", "chim đã vào lồng". Đố ai có thể léng phéng, tơ tình? Vậy là không còn gì phải lo ngại nữa! Chả bõ cho những ngày còn tán tỉnh, còn đeo đuổi phải vận dụng mọi suy tính, mọi khả năng tài chinh để chinh phục giai nhân. Đến khi "chiếm" được "báu vật", họ nghĩ, mình đã hoàn thành một nhiệm vụ cực kỳ vẻ vang, cực kỳ oanh liệt.
Trong khi đó, với người phụ nữ, hôn nhân chỉ mới là bước đầu, mới là dòng chữ đầu tiên trên trang giấy còn trắng tinh khôi. Do đó, tự bản thân họ đã ý thức về sự nỗ lực để có thể chu toàn trách nhiệm làm vợ, làm mẹ.
Tuy nhiên, do hai suy nghĩ trái chiều nhau nên chuyện "đồng sàng dị mộng" xảy ra cũng là điều dễ hiểu.
Anh bạn tôi là một trong những trường hợp khá phổ biến. Sau khi có con, anh cảm thấy mình đã xứng đáng trở thành trụ cột gia đình. Mọi chi tiêu trong nhà, một tay anh cáng đáng. Từ mua sắm mọi vật dụng đến tiền điện, nước, sữa, gas... anh đều thanh toán đầy đủ. Vậy là mỗi chiều, sau một ngày làm việc mệt mỏi, anh tự cho mình cái quyền bù khú, lai rai "chén tạc chén thù" với bạn bè. Sống trong cảnh ngộ này, người vợ nào cũng đâm ra thất vọng và tự hỏi: "Tại sao chồng mình lại thay đổi... quá hớp đến thế?".
Ảnh minh họa
Trước đó, người đàn ông đã hứa hẹn những gì? Này nhé, em ơi em à, em là số một, em là "năm bờ oanh", hễ lúc nào em cần là anh có mặt ngay. Ấy vậy mà, có lúc cô vợ ốm, nửa khuya nôn oẹ, muốn uống một ly sữa hoặc ly trà gừng thì sao? Người chồng sẽ nhiệt tình thực hiện ngay? Đúng vậy, hoặc có thể không như vậy, nhưng rồi không quên thòng thêm một câu... kể công: "May mà có anh ở nhà em nhỉ?".
Vâng, may lắm chứ. Lúc cô vợ thấy chuyển dạ, bằng linh tính cô thừa biết phải đến bệnh viện phụ sản gấp. Réo điện thoại gọi chồng, nhưng anh ta còn mải mê với trăm công ngàn việc quan trọng hơn, quan trọng đến độ lúc anh đến được bệnh viện thì đã thấy đứa nhóc đỏ hỏn nằm bên cạnh vợ. Trong những trường hợp éo le này, nhiều người vợ phải thốt lên lời ai oán như trong tuồng Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài: "Số tôi sao bạc phước thế này hở giời!".
Khổ nỗi, ông giời không nghe, mà ông chồng cũng không nghe nốt.
Người phụ nữ quan niệm về hạnh phúc đơn giản hơn đàn ông nhiều lắm. Người đàn ông, ngoài chuyện vợ con, còn phải lo sự nghiệp, lo thăng tiến ngoài xã hội, do đó, họ lao theo công việc nhằm khẳng định mình. Chuyện này không có gì sai, nhưng sao không nghĩ rằng, vẫn có thể đem lại hạnh phúc cho vợ nếu biết sắp xếp thời gian. Chẳng cần gì nhiều, hạnh phúc của người phụ nữ chi là muốn chồng hiện diện bên mình, chứ không phải là khối tài sản kè kè bên cạnh.
Cô em gái tôi dù mới lấy chồng nhưng nét xuân sắc đã "xuống cấp" lắm rồi. Đơn giản, chú em rể là thầu xây dựng, quanh năm đi theo các công trình, vài ba tháng mới về nhà là chuyện thường tình. Những cuộc hẹn hò cà phê, xem phim, nghe nhạc của thuở "Em tan trường về/ Mưa bay mờ mờ/ Anh trao vội vàng /Chùm hoa mới nở" đã trở thành quá khứ xa vời vợi...
Vậy thì, hỡi các đấng mày râu, xin hãy luôn nhớ rằng: Bên cạnh mình còn có một người nữa. Người đó chẳng đòi hỏi gì nhiều, chỉ mong mỗi ngày mình dành thời gian cho họ nhiều thêm một chút mà thôi. Và, những lúc họ cần, mình phải có mặt kịp thời.
Chuyện hôn nhân là ăn đời ở kiếp, nhưng đôi khi chỉ cần chút quan tâm ấy đã là sự gắn kết bền vững hơn mọi thứ khác nhiều lắm.
Theo Blogtamsu
Mất em anh có buồn không? Đã bao giờ anh ngồi nghĩ lại chuyện tình mình hay chưa? Đã bao giờ anh nghĩ đến rồi một ngày em rời chân bước đi không lời từ biệt? Đã bao giờ anh buồn, anh sợ khi mất em chưa? Có phải chúng ta đã đi qua những năm tháng yêu nhau cuồng nhiệt khi tuổi thanh xuân sắp cạn vơi theo...