Ảnh cứu hộ vụ tàu lật tồi tệ nhất trên biển Địa Trung Hải
Một người sống sót mang quốc tịch Bangladesh kể rằng, khoảng 950 người ngồi trên tàu lúc nó chìm trên biển Địa Trung Hải vào sáng ngày 19/4.
Hải quân Italy đang nỗ lực tìm người sống sót và thi thể nạn nhân trong vụ chìm tàu chở người nhập cư trên biển Địa Trung Hải trong những thập niên qua. Lực lượng cứu hộ thấy 28 người còn sống và vớt 24 thi thể từ con tàu chở người nhập cư trái phép. Tàu khởi hành từ Libya.
Tàu có chiều dài 20 m, chìm cách bờ biển Libya khoảng 110 km. Một người sống sót cho biết, khoảng 700 ngồi trên tàu lúc sự cố xảy ra. Theo một nạn nhân mang quốc tịch Bangladesh, 950 người có thể đã chết, bao gồm hàng trăm người mà những kẻ buôn lậu nhốt trong thân tàu.
Theo lời nhân chứng, tàu lật khi những người nhập cư đổ dồn về một bên mạn nhằm thu hút sự chú ý của King Jacob, một tàu vận tải treo cờ Bồ Đào Nha, khi nó đi qua khu vực. Sự mất cân bằng trên tàu quá tải khiến nó lật ngay sau đó.
Video đang HOT
Nếu giới chức xác nhận thông tin về việc khoảng 950 người chết trong vụ tai nạn, đây sẽ là thảm kịch chìm tàu tồi tệ nhất trên biển Địa Trung Hải. Nó xảy ra một tuần sau sự cố khiến 400 người nhập cư khác thiệt mạng ở chính khu vực này. Vụ tai nạn nâng tổng số người nhập cư thiệt mạng trong năm nay lên 1.500 người..
Thông thường, các chuyến tàu chở người nhập cư từ châu Phi thường hướng tới Italy vì đây là đích gần nhất. Thủ tướng Italy, ông Matteo Renzi, kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu họp thượng đỉnh bất thường nhằm đối phó làn sóng di cư trái phép đang đổ về quốc gia này. Theo Renzi, Liên minh châu Âu (EU) cần phối hợp hành động sau thảm kịch ngày 19/4 ở vùng biển ngoài khơi Libya.
Theo Tri Thức
EU họp hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp về vấn đề nhập cư
Một nội dung được thảo luận là phá hủy các địa điểm, bến tàu mà các nhóm buôn người sử dụng để đưa người nhập cư trái phép sang châu Âu.
Các nhà lãnh đạo 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) hôm nay (23/4) tổ chức cuộc họp Thượng đỉnh bất thường để bàn về vấn đề nhập cư đang gây bức xúc trên Địa Trung Hải.
Người nhập cư trái phép sang châu Âu (ảnh: Telegraph)
Cuộc họp Thượng đỉnh bất thường khai mạc hôm nay 23/4 ở Brussel, diễn ra 5 ngày sau bi kịch chìm tàu khiến gần 900 người nhập cư bất hợp pháp từ Bắc Phi thiệt mạng trên Địa Trung Hải cuối tuần qua. Thảm kịch này khiến EU bị chỉ trích mạnh mẽ và buộc nhóm 28 nước phải tiến hành những thay đổi lớn trong chính sách kiểm soát nhập cư và cấp quy chế tị nạn.
Xem xét lại chương trình Triton
Nội dung quan trọng nhất trong cuộc họp Thượng đỉnh bất thường này sẽ là việc xem xét lại chương trình "Triton" về kiểm soát biên giới ngoại vi của EU. Từ cuối năm 2014, khi được đưa vào hoạt động để thay cho chương trình "Mare Nostrum" của Italy, "Triton" đã bị chỉ trích rất nhiều về sự kém hiệu quả do trang bị nghèo nàn và kinh phí hoạt động ít ỏi.
So với "Mare Nostrum", ngân sách hoạt động của Triton chỉ bằng 1/3, là 3 triệu euro/tháng so với 9 triệu euro của "Mare Nostrum". Về nhân sự, "Triton" cũng chỉ bằng 1/10 "Mare Nostrum" và quan trọng nhất là về mục đích hoạt động, "Triton" chỉ đề cao việc giám sát vùng biển Địa Trung Hải chứ không chú trọng vào hoạt động cứu hộ.
Chính vì những lí do đó, "Triton" bị chỉ trích gay gắt và bị xem như là bằng chứng cho thấy các nước EU coi trọng việc tiết kiệm tiền bạc hơn là mạng sống con người.
Trước thảm kịch vừa cướp đi sinh mạng của gần 900 người, dự kiến các lãnh đạo EU sẽ phải thay đổi căn bản chương trình "Triton" theo hướng tăng thêm ngân sách, nhân sự cũng như năng lực cứu hộ của chương trình này.
Chương trình hành động mới
Một chương trình hành động 10 điểm cũng sẽ được bàn thảo, trong đó bao gồm:
Phá hủy các địa điểm, bến tàu mà các nhóm buôn người sử dụng để đưa người nhập cư trái phép sang châu Âu
Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng hải quan, bảo vệ bờ biển, cảnh sát châu Âu, tình báo... để trao đổi thông tin về các cách thức đưa người nhập cư trái phép vào châu Âu.
Triển khai các Văn phòng di cư của châu Âu tại các nước như Italy và Hy Lạp để giúp quản lý việc xin tị nạn
Thiết lập hệ thống quản lý nhân dạng điện tử với tất cả những người nhập cư vào châu Âu
Phân bổ người xin tị nạn về các nước thành viên với tỷ lệ thích hợp hơn
Lên chương trình trục xuất nhanh chóng những người nhập cư không đủ điều kiện xin tị nạn về nước xuất phát.
Phối hợp với những nước Bắc Phi như Libya để phong tỏa các đường dây đưa người nhập cư trái phép sang châu Âu./.
Thùy Vân
Theo_VOV
Ý bắt thuyền trưởng tàu nghi buôn người bị chìm Cảnh sát Ý bắt giữ 2 người sống sót sau thảm họa lật tàu chở người nhập cư lậu trên Địa Trung Hải với nghi vấn đây là những kẻ buôn người, Reuters ngày 21.4 dẫn lời Bộ trưởng Cơ sở Hạ tầng và Giao thông Ý. Cư hộ người nhập cư lậu bị chìm tàu trên Địa Trung Hải, phía đông nam...