Ảnh cực độc chưa tiết lộ về Sa Pa thập niên 1920
Khung cảnh buôn bán nhộn nhịp ở chợ Sa Pa, những dinh thự của người Pháp, các vũ công địa phương múa khèn… là loạt ảnh tư liệu quý về Sa Pa thập niên 1920 do người Pháp thực hiện.
Khu chợ trung tâm Sa Pa thập niên 1920.
Người dân địa phương buôn bán nhộn nhịp ở chợ.
Những người phụ nữ dân tộc thiểu số ở chợ Sa Pa.
Những chú ngựa được bán ở chợ.
Khung cảnh phía trước chợ Sa Pa.
Video đang HOT
Một con đường ở Sa Pa năm 1927.
Những ngôi nhà của người Pháp ở Sa Pa năm 1927.
Bên ngoài trạm khí tượng ở Sa Pa thập niên 1920.
Quang cảnh nhìn từ phía trước bưu điện Sa Pa.
Toàn cảnh thị trấn Sa Pa năm 1927.
Hai nông dân bên những thửa ruộng bậc thang Sa Pa.
Các vũ công địa phương múa khèn.
Theo kienthuc.net.vn
Sa Pa, Đà Lạt khác lạ trong những bức hình lạm dụng chỉnh sửa
Du khách sẽ khó nhận ra các địa điểm nổi tiếng ở Sa Pa (Lào Cai) hay Đà Lạt (Lâm Đồng) trong những bức ảnh check-in bị chỉnh sửa quá tay.
Sa Pa (Lào Cai) là điểm du lịch nổi tiếng với các tín đồ du lịch. Đài gác Đại Hồng Chung thuộc quần thể tâm linh trên đỉnh Fansipan hùng vĩ giữa mây trời là điểm "sống ảo" quen thuộc với du khách. Quang cảnh xung quanh công trình cao 35 m này vốn là trời xanh, mây trắng. Tuy nhiên, trong một bức ảnh đã qua chỉnh sửa, khung cảnh nơi đài gác Đại Hồng Chung trở nên lạ lẫm với bầu trời hồng cam thiếu hợp lý. Ảnh: Zedtedmelon, Quang Anh.
Cũng tại Sa Pa, núi Hàm Rồng với quang cảnh hùng vĩ của đại ngàn, là nơi hấp dẫn du khách tới chụp hình lưu lại kỷ niệm. Những bức ảnh "sống ảo" của giới trẻ tại đây cũng được chăm chút kỹ lưỡng. Tuy nhiên, tấm hình check-in trên núi Hàm Rồng sau khi được chỉnh sửa trông có phần hơi lạ. Bởi, khu vực này hiếm có nhiều chim bay qua và bầu trời thường xanh trong.
Thời gian gần đây, hang Múa (Ninh Bình) là điểm check-in nổi như cồn trong cộng đồng mê xê dịch. Quang cảnh nơi đây mang đậm nét cổ kính, sơn thủy hữu tình. Trong nhiều bức ảnh đã qua chỉnh sửa, một số bạn trẻ thường trang trí thêm chi tiết khinh khí cầu hoặc chim bay, thêm mây hồng, khiến bức ảnh khác xa với thực tế. Bởi lẽ, ở hang Múa Ninh Bình không hề có dịch vụ tham quan bằng khinh khí cầu như ở Thổ Nhĩ Kỳ hay Myanmar. Nhiều thành viên mạng đã tỏ rõ sự bức xúc trước hành động chỉnh sửa quá tay tại các cảnh quan thiên nhiên Việt Nam. Ảnh: Anett_pol.
Vào đến Hoa Sơn Điền Trang ở Đà Lạt (Lâm Đồng), tại điểm check-in bàn tay Phật cũng không thiếu những bức hình "xuất hiện" khinh khí cầu đủ màu sắc. Thành viên Lan Anh gay gắt phản đối hành động sống ảo quá tay: "Những du khách chưa từng đến địa điểm này nếu xem được những bức hình được thêm thắt chi tiết, hẳn sẽ thất vọng và cảm thấy bị lừa dối bởi thực tế ở Hoa Sơn Điền Trang đến nay không hề có khinh khí cầu". Ảnh: K.u.b.e, Vyvypipo.
Cầu Đất farm cũng là một trong những điểm được giới trẻ check-in rần rần khi ghé Đà Lạt. Gần đây, không ít bức hình chụp tại địa điểm này cũng có khinh khí cầu "xuất hiện". Việc chỉnh sửa này này khiến bức ảnh mất hết nội dung, sai lệch với quang cảnh thực. Nhiều blogger du lịch nổi tiếng cũng bày tỏ sự bức xúc, không đồng tình với trào lưu lạm dụng công nghệ chỉnh sửa ảnh như hiện nay.
An Giang là điểm đến không thể bỏ qua khi tới miền Tây. Núi Sam (Châu Đốc) là nơi "sống ảo" nổi tiếng với cánh đồng xanh rì, thẳng tắp, đậm nét miền quê sông nước. Hồ bơi vô cực gần khu vực núi Sam được nhiều bạn trẻ đánh giá là điểm sống ảo không góc chết. Bức ảnh đã qua chỉnh sửa ở địa điểm này có phần khác so với ảnh chụp thực tế như bầu trời có thêm cầu vồng, chim bay...
Theo zing
Ngắm nhìn Sa pa trong mây mù từ trên cao Thác Bạc, Cầu mây, núi Hàm Rồng, nhà thờ, hơn 200 biệt thự kiểu Pháp, rặng Samu, đồ nướng... đã khiến Sa Pa (Lào Cai) trở thành nơi du lịch hấp dẫn trong cả bốn mùa với du khách. Đặc biệt là những ngày Sa Pa chìm trong màn sương mù dày đặc. "Anh chỉ nghe em hát vang lên trong biển mây...