Anh cử tàu chiến lớn nhất nước tập trận ngoài khơi Nga
Anh triển khai tàu đổ bộ chở trực thăng HMS Ocean tới tham gia cuộc tập trận với gần 50 tàu quốc tế ở biển Baltic, ngay ngoài khơi bờ biển Nga.
Tàu đổ bộ chở trực thăng HMS Ocean của Anh. Ảnh: Reuters
Theo Sunday Times, tàu đổ bộ chở trực thăng HMS Ocean dự kiến tới thành phố Kaliningrad, Nga vào tuần này. Tàu mang theo 80 thuỷ quân lục chiến sẽ tham gia tập trận cùng binh lính Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Ba Lan.
Phía Anh cùng các đối tác Mỹ và các nước khác sẽ thực hiện đổ bộ gần thị trấn Ustka, Ba Lan, hoạt động được coi là trọng tâm của cuộc tập trận. Các lực lượng sẽ đổ bộ vào bờ biển từ HMS Ocean, tàu chiến lớn nhất của Anh, với sự yểm trợ của trực thăng Apache.
Mục tiêu của cuộc tập trận Baltops là thử khả năng sẵn sàng tác chiến và tiếp tục thể hiện sự bất bình trước tình hình ở Ukraine.
Video đang HOT
Đội tàu quốc tế sẽ tham gia tập trận bao gồm gần 50 tàu chiến và tàu ngầm. Một số sẽ được triển khai chỉ cách biên giới Nga 80 km, ở Vịnh Gdansk. Máy bay ném bom B-52 của Mỹ, biểu tượng suốt nhiều thập kỷ của sự sẵn sàng tác chiến thời Chiến tranh Lạnh, cũng sẽ tham gia sự kiện.
Trọng Giáp
Theo VNE
Mỹ điều động thủy quân lục chiến đến Nepal
Máy bay quân sự, các trang thiết bị hạng nặng và lính thủy quân lục chiến của Mỹ đang đổ về Nepal vào ngày 2.5 như một phần trong chiến dịch cứu trợ của Washington, một vị tướng Mỹ thông báo.
Máy bay lên thẳng đa năng Osprey của quân đội Mỹ - Anh: Reuters
Trận động đất mạnh 7,8 độ Richter tại Nepal vào ngày 25.4 đã cướp đi sinh mạng của 6.621 người và khiến hàng trăm ngàn người khác mất nhà.
Thiếu tướng Paul Kennedy thuộc Quân đoàn Thủy quân Lục chiến Mỹ xác nhận với Reuters rằng sẽ có 6 máy bay quân sự Mỹ, gồm 2 trực thăng, đến Nepal vào ngày 2.5, cùng 100 lính thủy đánh bộ và các thiết bị nâng dỡ. Động thái này được thực hiện theo một thỏa thuận đạt được với chinh phu Nepal hồi đầu tuần.
Quân đội Mỹ sẽ giúp quản lý nguồn hàng cứu trợ đến từ khắp nơi trên thế giới đang chất đống tại sân bay quốc tế duy nhất của quốc gia Himalaya. Chinh phu Nepal hiện đang chật vật trong việc phân phối hàng cứu trợ đến các vùng bị thiên tai kể từ sau khi thảm họa xảy ra.
"Việc mà bạn không hề muốn làm đó là chất thành một núi các nguồn hàng, chiếm mất chỗ của máy bay và những hàng hóa cứu trợ được đổ thêm vào Nepal", thiếu tướng Kennedy nói.
Chính chiếc máy bay vận tải C-130 chở vị thiếu tướng thủy quân lục chiến Mỹ này đã suýt cạn nhiên liệu khi phải bay vòng vòng trên bầu trời thủ đô Kathmandu để tìm chỗ đáp sau một chuyến bay dài từ căn cứ ở Okinawa (Nhât Ban), ông cho hay.
Một người Nepal nhặt nhạnh được những hạt thóc từ trong căn nhà đã bị đổ nát vì động đất của mình ở thành phố cổ Bhaktapur vào ngày 2.5 - Ảnh: Reuters
Ông Kennedy không nói rõ sự hiện diện của quân đội Mỹ sẽ còn tăng thêm bao nhiêu sau khi đã có 4 chiếc máy bay lên thẳng đa năng Osprey, 2 chiếc trực thăng Bell Huey và các xe nâng hàng để giúp sắp xếp hàng viện trợ tại sân bay.
Nhóm binh sĩ Mỹ, bao gồm cả các chuyên gia sửa chữa đường băng và được trang bị radar di động, sẽ được điều đến 2 sân bay cấp tỉnh ở Nepal để cải tạo chúng thành phi trường có thể tiếp nhận các máy bay vận tải hạng nặng hoạt động ngày đêm.
Thiếu tướng Kennedy cho biết Mỹ sẽ không can thiệp vào hoạt động không lưu tại sân bay Kathmandu vì điều này dính dáng đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Nepal.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Mỹ điều chiến hạm tới Biển Đen Tàu khu trục tên lửa hành trình USS Ross của Mỹ ngày mai tiến vào Biển Đen để "thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực", theo thông báo của Hải quân Mỹ. Tàu khu trục tên lửa hành trình USS Ross. Ảnh: U.S Navy "Tàu USS Ross xuất hiện tại Biển Đen sẽ tái khẳng định cam kết của Mỹ...