Ảnh cũ đẹp mơ màng của “thành phố tình yêu” Paris
Những bức ảnh cũ cho thấy hình ảnh một Paris mơ mộng từ những năm 1800.
Paris có một lịch sử lâu đời, gắn liền với lịch sử Pháp và cả châu Âu. Thành phố này lần đầu tiên được đặt bên bờ sông Seine, và sau đó được mở rộng để trở thành thủ đô của Pháp vào khoảng năm 980 sau Công nguyên.
Thời Phục hưng, Paris nổi lên là thành phố của nghệ thuật, kiến trúc và khoa học. Đến giữa những năm 1800, thành phố đã trải qua thời kỳ hiện đại hóa nhường chỗ cho những đại lộ mới và các công trình công cộng. Ga tàu lửa được xây dựng những năm 1860.
Theo các dự án phát triển mới của Napoleon III, thành phố được biết đến với những con đường rợp bóng cây tuyệt đẹp. Các quán cà phê ngoài trời và nhà hàng từ lâu đã định hình lịch sử văn hóa Paris.
Một trong những địa danh mang tính biểu tượng nhất của Paris – Nhà thờ Đức Bà, lần đầu tiên được hoàn thành vào năm 1345, mang đậm phong cách kiến trúc Gothic. Nhưng nhà thờ đã mục nát trong Cách mạng Pháp cho đến khi được trùng tu vào cuối những năm 1800.
Nhà thờ Đức Bà đã bị hủy hoại bởi nhiều vụ hỏa hoạn, gần đây nhất xảy ra vào năm 2019.
Tháp Eiffel được xây dựng cho Hội chợ Thế giới năm 1889. Nó là công trình kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp.
Video đang HOT
Trong những năm 1920, khi châu Âu nổi lên từ Thế chiến I, Paris trở thành thủ phủ của một thế hệ nghệ sĩ và nhà văn mới. Trong thời kỳ sôi động này, cuộc sống ở Paris thường có thơ ca, nhạc jazz và các bữa tiệc hoang dã.
Các nghệ sĩ nổi tiếng như Pablo Picasso, Ernest Hemingway và F. Scott Fitzgerald sống ở Paris trong thập kỷ bùng nổ sáng tạo này.
Trong thời kỳ này, Paris nhộn nhịp khách du lịch, cuộc sống của người dân tự do và phóng túng.
“Shakespeare and Company” – một hiệu sách tiếng Anh ở trung tâm thành phố, trở thành nơi tụ tập của các nhà văn nước ngoài và nhà văn Pháp nổi tiếng nhất thời bấy giờ.
Thời trang đã trở thành điểm nhấn đối với văn hóa Paris. Trong bức ảnh này, những người phụ nữ Đức đang diện thời trang phong cách Paris và hút xì gà để hợp với hình ảnh năm 1925.
Một địa điểm mang tính biểu tượng khác ở Paris đó là The Moulin Rouge, một hộp đêm nổi tiếng.
Các nữ diễn viên ballet của Nhà hát Lớn Parisian đang luyện tập cho vở diễn “Hồ thiên nga”.
Khải Hoàn Môn là một trong những công trình nổi tiếng nhất của Paris, do Napoléon cho xây dựng vào năm 1806 nhằm vinh danh những chiến thắng rực rỡ của quân đội Pháp. Từ Khải Hoàn Môn, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố.
Paris cũng là nơi có nhiều khu vườn và công viên xinh đẹp. Trong bức ảnh này, một người phụ nữ đi bộ qua vườn Bagatelle vào những năm 1920.
Trong những năm 1940, Paris bước vào thời kỳ đen tối khi rơi vào sự chiếm đóng của Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Năm 1944, lực lượng đồng minh đã giải phóng thành phố.
Sau khi được giải phóng, Paris một lần nữa nổi lên như một trung tâm nghệ thuật và văn hóa trong những năm 1950.
Một nghệ sĩ đang vẽ bức tranh Vương cung thánh đường Sacré-Cur, hay “Trái tim linh thiêng của Paris”, một nhà thờ Công giáo La Mã nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhìn ra thành phố.
Paris đã trở nên nổi tiếng với phong cảnh và kiến trúc mơ mộng, nhiều du khách coi đây là nơi lãng mạn nhất thế giới.
Được mệnh danh “Thành phố tình yêu”, Paris từ lâu đã là một trong những điểm đến lãng mạn hàng đầu cho các cặp đôi ghé thăm.
Một cặp đôi đang ôm nhau trên bờ sông Seine vào những năm 1950.
Cặp vợ chồng trẻ ngồi bên ngoài một quán cà phê ở Paris nhìn ra tháp Eiffel vào năm 1950.
Hạn chế tiếp xúc có thể cứu mạng hàng chục triệu người trước dịch bệnh
Nghiên cứu nói dịch Covid-19 có thể làm tử vong đến 40 triệu người trên toàn cầu năm nay nếu không có bất cứ biện pháp 'hạn chế tiếp xúc' (social distancing) nào được thực hiện.
Tuy nhiên, con số này sẽ giảm đi một nửa nếu con người cắt giảm tiếp xúc xã hội, theo mô hình toán học được xây dựng bởi các nhà nghiên cứu của trường Imperial College London ở Anh, báo South China Morning Post đưa tin.
Mô hình này chỉ ra số người tử vong vì virus corona chủng mới sẽ có thể ở mức 20 triệu nếu người dân giảm 40% tiếp xúc xã hội và người lớn giảm 60% tiếp xúc xã hội.
Nếu mức độ tiếp xúc xã hội giảm đến 75%, việc này có thể cứu mạng 38,7 triệu người trên toàn cầu, theo nghiên cứu.
Dấu màu đỏ đánh dấu vị trí ngồi để giữ khoảng cần thiết trên tàu ở Palembang, Indonesia, hôm 20/3. Ảnh: AFP.
Các nhà nghiên cứu kết luận các biện pháp hạn chế càng quyết liệt thì số người chết càng giảm. Họ cũng cảnh báo "mọi chính phủ sẽ phải đối mặt với các "quyết định đầy thách thức" trong những tuần tới, tháng tới về việc khi nào họ nên áp dụng các biện pháp "hạn chế tiếp xúc" và nên áp dụng ở mức độ nào, kéo dài bao lâu.
Trong nghiên cứu được công bố hôm 27/3, các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều kịch bản, chẳng hạn như điều gì sẽ xảy ra nếu thế giới không hành động để ngăn chặn virus mà đến nay đã khiến hơn 34.000 người tử vong, trong hơn 700.000 người nhiễm.
"Cách tiếp cận duy nhất để tránh được sự sụp đổ của hệ thống y tế trong những tháng tới có thể là các biện pháp hạn chế tiếp xúc mạnh tay đang được triển khai ở nhiều nước có dịch", nghiên cứu nói.
"Những biện pháp can thiệp này có thể cần được duy trì ở mức độ nào đó song song với việc giám sát mức độ cao và cách ly ca nhiễm nhanh chóng".
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng các biện pháp hạn chế tiếp xúc cần được duy trì ở mức độ nào đó cho đến có được vaccine hoặc phương pháp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, các chính phủ cũng phải cân nhắc tính bền vững của các biện pháp này.
Một nghiên cứu khác của các nhà kinh tế học ở Đại học Pennsylvania, Đại học Công nghệ Thượng Hải và Đại học Trung văn Hong Kong, ước tính sẽ có thêm 65% số ca Covid-19 ở 347 thành phố Trung Quốc, nếu thành phố Vũ Hán không bị phong tỏa. Nghiên cứu đang trong quá trình bình duyệt, theo South China Morning Post.
Đông Phong
Covid-19 Mỹ: Người vô gia cư Mỹ ngủ ở bãi xe, xe lạnh xếp hàng ngoài bệnh viện 500 người vô gia cư phải ngủ tại một bãi đỗ xe ở Las Vegas sau khi cơ sở từ thiện đóng cửa vì có người mắc Covid-19. Cơ quan chức năng Las Vegas (Mỹ) phải thiết lập một điểm trú ẩn tạm thời cho những người vô gia cư sau khi nhà từ thiện của một tổ chức công giáo phải đóng...