Anh CSKV quật ngã người bán hàng rong: Vượt quá giới hạn công vụ
Việc anh CSKV phường 4, quận 6 quật ngã người bán hàng rong lấn chiếm lòng lề đường khiến nạn nhân phải nhập viên cấp cứu vì nghi xuất huyết não đã dấy lên sự bất bình và nhiều luồng ý kiến tranh luận.
Ngoài việc lên án hành vi của anh công an là phản cảm, là vượt quá giới hạn cần thiết khi người bán hàng rong chỉ vùng vằng, anh đã ra đòn nặng tay, thì cũng có ý kiến cho rằng anh làm vậy là đúng. Những ý kiến bênh vực cho rằng khi anh công an mặc sắc phục, đang thi hành công vụ mà người kia vẫn không chấp hành tức là thách thức quyền lực công cộng. Có người còn viện dẫn quy định của nước ngoài, chỉ cần có hành vi bị nghi ngờ là chống đối thì cảnh sát có quyền nổ súng để cho rằng việc anh cảnh sát ra đòn là đúng.
Ảnh cắt từ clip.
Việc trấn áp hành vi chống đối để giữ kỷ cương và bảo vệ tính mạng, sức khoẻ người thi hành công vụ là cần thiết. Nhưng nó hoàn toàn không phải mặc nhiên ở mọi cấp độ, mà cần có giới hạn.
Người dân có thể làm những gì luật không cấm, còn công chức, cán bộ nhà nước trong phạm vi công vụ của mình chỉ được làm những gì luật cho phép. Đó là giới hạn của công vụ. Giới hạn ấy nhằm ngăn chặn những hành vi lạm quyền, gây thiệt hại cho lợi ích công. Tuỳ vào điều kiện cụ thể, mỗi ngành, lĩnh vực và mỗi quốc gia có những giới hạn khác nhau. Nếu sai phạm, căn cứ vào tính chất, mức độ và hậu quả do sự lạm quyền gây ra, cán bộ công chức có thể bị xử lý kỷ luật, sa thải hoặc xử lý hình sự.
Để tăng tính khả thi của các quy định này, mỗi ngành, mỗi cơ quan lại có những quy định và quy trình riêng. Cán bộ công chức căn cứ vào đó để tuân thủ. Muốn vậy phải hiểu, phải nhớ, phải tự mình rèn luyện để việc hành xử trong giới hạn trở thành phản xạ có điều kiện. Những cuộc học tập, quán triệt, tập huấn cho nhân viên là nhằm mục đích ấy.
Video đang HOT
Quay trở lại câu chuyện trên, căn cứ vào những gì được ghi nhận trong clip thì anh CSKV hoàn toàn có thể đánh giá được mức độ nguy hiểm của hành vi phản kháng của anh bán hàng rong. Rõ ràng sự nguy hiểm là không có, anh ta chỉ muốn vùng vằng để bỏ đi mà không bị giữ xe hay xử phạt, sự tương quan lực lượng của hai bên cũng chênh lệch. Và việc của anh cảnh sát là ngăn chặn, xử lý chứ không phải là trừng phạt.
Được huấn luyện bài bản và có nhận thức bình thường thì anh phải hiểu mức độ nguy hiểm của cú giật tay, gạt chân khiến nạn nhân đập ngửa đầu xuống đường. Chúng ta tin anh cảnh sát chỉ nóng tính, và không có yếu tố trục lợi cá nhân khi làm thế; việc anh cảnh sát đến bệnh viện túc trực chăm sóc anh hàng rong, bỏ tiền ra ứng viện phí cũng cho thấy anh nhận thức được lỗi của mình. Anh cũng đã bị đình chỉ công tác, sếp anh nhận định anh đã làm sai.
Ở mức độ nào đó, chúng ta có thể thông cảm cho lý do sai phạm của anh cảnh sát. Nhưng tuyệt nhiên không thể cho rằng anh ấy đúng. Bởi sự xuê xoa có thể trở thành tiền lệ của sự lạm quyền. Thái độ của dư luận cũng là căn cứ để ngành công an cân nhắc khi định lượng hình thức xử lý.
Bởi khi đã vượt giới hạn, thì hành vi ấy không còn là công vụ nữa.
ĐỨC HIỂN
Theo_PLO
Đánh chết kẻ trộm chó: Đừng để đúng thành sai, sai nhỏ thành sai lớn
Vì thiếu hiểu biết pháp luật, người mất trộm cho truy đuổi, tấn công, đánh kẻ trộm chó đến chết đã tự mình đi quá giới hạn luật cho phép
Gần đây báo chí liên tục thông tin các vụ trộm chó, đáng nói, đối tượng trộm chó manh động mang theo hung khí sẵn sàng chống trả quyết liệt khi bị phát hiện, truy đuổi. Nhiều trường hợp đối tượng trộm chó trong khi chống trả đã có những hành vi làm ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe của người dân, người truy đuổi.
Ngược lại cũng vì quá phẫn nộ trước sự manh động, liều lĩnh của đối tượng trộm chó, người dân đã "tự xử", đánh chết kẻ trộm chó trước khi sự việc được báo với cơ quan chức năng.
Đã có nhiều ý kiến lên án hành vi tự xử của người dân đánh chết kẻ trộm chó, và cho rằng không thể dùng hành vi phạm pháp để tự ý xử lý một hành vi phạm pháp khác. Trong tình huống này, dư luận quan tâm liệu việc người dân đánh chết kẻ trộm chó có được xét là hành vi phòng vệ chính đáng không khi đối tượng dùng hung khí, súng chống trả quyết liệt?
Trao đổi về vấn đề này, luật sư Vũ Ngọc Chi (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng cả hành vi của kẻ trộm chó và người bị trộm chó, người truy đuổi thường không có giới hạn mức độ, thường thực hiện cho đến khi phân thua thắng bại mới thôi. Thực tế cả hai bên do thiếu hiểu biết, thiếu nhận thức pháp luật nên thường đi quá giới hạn pháp luật cho phép, nên không còn được pháp luật bảo vệ, khi sự việc bị chuyển từ đúng thành sai hoặc từ sai nhỏ thành sai lớn hơn.
Người đàn ông nghi trộm chó đã rút súng bắn người dân khi bị truy đuổi. Ảnh: CTV
Khi kẻ ăn trộm chó bị phát hiện hành vi tiếp theo là bỏ chạy, việc bỏ chạy này không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Những người có chó bị mất tiếp tục truy đuổi và tấn công kẻ trộm chó bị coi là vi phạm pháp luật.Luật sư Vũ Ngọc Chi phân tích: theo Điều 15 Bộ luật Hình sự, một hành vi chỉ được xét là phòng vệ chính đáng nếu chứng minh được hành vi chống trả lại người đang có hành vi xâm phạm là cần thiết.
Còn khi bị truy đuổi, kẻ ăn trộm tấn công lại người truy đuổi cũng bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi tấn công lại người truy đuổi mức độ vi phạm đến đâu xử lý đến đó.
Như vậy, có thể nói, cả người mất chó và kẻ trộm chó thường vì tâm lý bức xúc và thiếu hiểu biết pháp luật nên mới có những hành vi không kiểm soát, không phù hợp với pháp luật, dẫn tới đi quá giới hạn pháp luật cho phép.
Trong thực tế vừa qua ở nhiều địa phương đã xảy ra tình trạng này, phần lớn đều bị đưa ra xét xử ở tội giết người đối với những người bị trộm chó và có cả những kẻ ăn trộm chó tấn công lại người truy đuổi.
Để hạn chế tình huống này xảy ra, trước tiên, bản thân mỗi người dân cần nhận thức được rằng hành vi vi phạm pháp luật của kẻ ăn trộm bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự đều phải được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền, người phát hiện hành vi trộm chó chỉ nên giữ họ lại và báo cơ quan có thẩm quyền giải quyết, không nên đánh đập, không nên tấn công, có vậy họ mới không bị rơi vào tình trạng từ đúng chuyển thành sai.
Mặt khác, cần nâng cao việc phổ biến pháp luật tại địa phương, kết hợp với tuyên truyền pháp luật thông qua báo, đài để thay đổi nhận thức về pháp luật cho mọi người, giúp họ hiểu rằng không nên có những hành vi thái quá.
Đối với các đối tượng ăn trộm thường là thanh niên trong độ tuổi lao động, họ cần được tuyên truyền giáo dục thông qua các hoạt động xã hội, đi kèm với công ăn việc làm, đời sống ổn định, hướng họ tới lối sống thiện bằng chính công sức mình làm ra.
Thiết nghĩ việc ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật bao giờ cũng dễ thực hiện hơn là phòng chống và khắc phục. Thực chất, hành vi trộm chó là vấn đề nhỏ và đơn giản tuy nhiên nó lại phản ánh nhiều mặt khác của cuộc sống. Để giải quyết triệt để vấn đề nhỏ này rất cần sự quan tâm giải quyết của nhiều cơ quan hữu trách có vậy mới giải quyết được tận gốc rễ vấn đề./.
Hà Thanh
Theo_VOV
Bắc Ninh: Bắt nhóm đối tượng hung hãn tấn công người thi hành công vụ Trong lúc đang thi hành nhiệm vụ, hai đồng chí công an đã bị các đối tượng dùng hung khí tấn công đến bất tỉnh. Báo Công lý đưa tin, ngày 18/2, Công an huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh cho biết đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ khởi tố các đối tượng Đặng Đình Tài, Nguyễn Công Tùng, Đặng Đình Đạt...