Anh: COVID-19 chỉ còn là câu chuyện của người chưa tiêm vaccine
Chuyên gia y tế hàng đầu của Anh cho biết gần như tất cả các trường hợp nhiễm COVID-19 sau khi đã tiêm đủ liều đều thuộc diện triệu chứng nhẹ.
Xe cứu thương chở bệnh nhân COVID-19 bên ngoài bệnh viện Royal London ở Whitechapel. Ảnh: Alamy Live News
Giáo sư Andrew Pollard – một trong các chuyên gia tham gia sáng chế vaccine AstraZeneca và là người đứng đầu Nhóm vaccine Đại học Oxford (Oxford Vaccine Group), ngày 23/11 cho biết COVID-19 giờ không còn là căn bệnh với người đã hoàn tất tiêm chủng vaccine. “Nỗi hoảng sợ dâng trào” của những bệnh nhân đang phải thở gấp trong phòng điều trị tích cực (ICU) hiện phần lớn chỉ tập trung vào nhóm đối tượng chưa tiêm – ông Pollard nói.
Theo chuyên gia hàng đầu của Anh, ngay cả với biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao, phần lớn những người tiêm đủ liều nếu có nhiễm COVID-19 cũng sẽ chỉ ở thể nhẹ, với cảm giác chỉ hơi khó chịu một chút so với bình thường. “Nhìn một cách tổng quan, COVID-19 không còn là bệnh với người đã tiêm vaccine. Vaccine giúp hạn chế chứng nghẹt thở, suy hô hấp, với rất ít ngoại lệ”, Giáo sư Pollard bày tỏ.
Giới khoa học đang hy vọng việc triển khai tiêm mũi tăng cường kết hợp với miễn dịch tự nhiên từ một số lượng lớn người nhiễm COVID-19 trong đợt lây nhiễm cao điểm hồi mùa hè vừa qua sẽ giúp Anh thoát khỏi tình cảnh dịch bệnh bùng phát, như những gì đang xảy ra ở nhiều nước châu Âu.
Theo ông Pollard, Anh – với các bước nới lỏng về giãn cách xã hội từ mùa hè và đạt tỉ lệ tiêm chủng bình quân cao hơn nhiều nước châu Âu, sẽ chịu ảnh hưởng ít hơn trong sóng lây nhiễm mới. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng khẳng định COVID-19 vẫn sẽ gây sức ép lên hệ thống y tế của Anh trong mùa đông này, với việc các bệnh nhân chưa tiêm chủng cần buồng ICU, còn những người đã tiêm đủ hai liều nhưng thuộc diện cao tuổi, bệnh nền vẫn đứng trước nguy cơ bị đe dọa về sức khỏe, thậm chí là cả tử vong.
Video đang HOT
“Làn sóng lây nhiễm mới nhất ở Anh, vốn đang lặp lại ở cấp độ mạnh hơn tại nhiều nước châu Âu, sẽ trực tiếp gây ra tình trạng gia tăng số lượng người cần điều trị ICU của nhóm bệnh nhân chưa tiêm chủng. Để ngăn chặn tình trạng bệnh chuyển biến nặng, những người này cần tiêm mũi thứ nhất và hoàn tất mũi thứ hai càng sớm càng tốt. Còn với những người may mắn như chúng ta đã tiêm đủ liều, câu chuyện dường như rất khác biệt. Với phần đông những người đã tiêm chủng, biểu hiện bệnh sẽ ở thể nhẹ”, giáo sư Pollard nói.
Giáo sư Peter Openshaw, thành viên của Nhóm tư vấn về các mối đe dọa virus đường hô hấp mới và mới nổi (Nervtag) cũng có những đánh giá tương tự. Ông cho biết bản thân vui mừng vì Anh hiện tránh được việc phải tái áp đặt các biện pháp hạn chế, phong tỏa như một số nước châu Âu. Tuy nhiên, điều vẫn gây lo ngại chính là số ca lây nhiễm tại Anh còn ở mức cao.
“Cá nhân tôi mong muốn chúng ta phải đưa tỉ lệ lây nhiễm xuống thấp hơn nữa. Ai cũng biết rằng đeo khẩu trang có tác dụng. Do vẫn còn những người chưa tiêm chủng vì nhiều lý do khác nhau, nên vẫn cần nỗ lực, giảm độ lây lacủa virus, cũng như tăng độ che phủ của vaccine. Không thể có thành công chỉ bằng một giải pháp đơn lẻ. Chúng ta cần kết hợp nhiều biện pháp, trong đó có tiêm mũi tăng cường, đeo khẩu trang, cẩn trọng không để làm lây lan virus”, Giáo sư Openshaw bình luận.
Diễn biến dịch bệnh tại Anh có xu hướng lắng dịu hơn so với nhiều nước châu Âu. Trung bình hiện nay Anh ghi nhận khoảng 40.000 ca mắc/ngày, nhưng số ca tử vong được giữ ở mức thấp. Anh đã tiêm mũi tăng cường cho hơn 15 triệu người. Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid ngày 22/11 nói rằng Anh vẫn đang đi đúng hướng và chính quyền không có ý định chuyển sang “Kế hoạch B” về phòng chống COVID-19.
“Kế hoạch B” đề cập đến một số biện pháp hạn chế tăng cường để ngăn chặn dịch bệnh, như khuyến khích làm việc tại nhà, đeo khẩu trang ở một số địa điểm, không gian nhất định.
COVID-19 thoái trào, thế giới đã qua điểm tồi tệ nhất của đại dịch?
Số ca nhiễm mới tại Mỹ và nhiều nước khác đã giảm mạnh từ tháng 8, khiến chính các chuyên gia dịch tễ cũng không thể cắt nghĩa đầy đủ.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng cúm mùa cho người dân tại Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Liệu thế giới đã vượt qua thời điểm tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19? Câu trả lời dường như là "rồi" nếu như căn cứ vào xu hướng dịch bệnh dựa trên số liệu của Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như tỉ lệ tiêm phòng vaccine tăng cao tại Mỹ. Trong tháng vừa qua, số ca nhiễm mới trung bình thính theo ngày tại Mỹ giảm 1/3. Còn trên phạm vi toàn cầu, mức giảm này cũng lên đến 30% kể từ tháng 9.
David Leonhardt - cây bút bình luận tên tuổi của tờ New York Times (NYT) trong bài viết mới đây đã lưu ý đến đặc điểm về "chu kỳ 2 tháng" của COVID-19 kể từ khi đại dịch bùng phát vào cuối năm 2019. Theo đó, số ca nhiễm mới có xu hướng tăng mạnh trong khoảng hai tháng, rồi sau đó lại thoái trào trong hai tháng tiếp theo.
Xu hướng "chu kỳ hai tháng" này liên tục lặp lại tại các nước có tỉ lệ tiêm chủng vaccine và biện pháp giãn cách xã hội khác nhau và tại chính những bang tại Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch. Tuy nhiên, giới chuyên gia dịch tễ cho đến lúc này vẫn chưa hiểu hết được nguyên nhân.
Hành vi của con người cùng với đặc tính sinh học của virus có lẽ là lời giải thích phù hợp. "Có thể mỗi biến thể sẽ có đặc tính lây nhiễm mạnh ở một nhóm đối tượng nhất định, chứ không phải toàn bộ người dân. Và một khi những người dễ bị tổn thương nhất đã phơi nhiễm với virus, lây nhiễm COVID-19 sẽ giảm. Hoặc cũng có thể một biến thể SARS-CoV-2 cần khoảng hai tháng để phát tán trong một cộng đồng dân cư có quy mô trung bình", Leonhardt nêu quan điểm.
Virus có thể sẽ quay trở lại, nhất là trong bối cảnh mùa đông đang tới gần, nhiều kỳ nghỉ lễ ở phía trước cùng với đó là gia tăng hoạt động trong không gian kín. Nhưng lần này có thể sẽ khác. Theo Scott Gottlieb, cựu Ủy viên Hội đồng Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) giai đoạn 2017-2019, biến thể Delta nhiều khả nang sẽ là làn sóng lây nhiễm lớn cuối cùng. Sau khi lây nhiễm Delta lên đỉnh, thế giới sẽ chuyển từ "giai đoạn đại dịch" sang "giai đoạn dịch bệnh".
Ông Gottlieb, người từng được Tổng thống Donald Trump đề cử vào cương vị Giám đốc FDA hồi tháng 3/2017, một lần nữa bảo lưu quan điểm này khi trả lời phỏng vấn mạng tin Barrons hồi tuần trước. "Tôi nghĩ rằng kỳ nghỉ lễ Tạ ơn (Thanksgiving) sẽ là dấu mốc cơ sở để đánh chính xác diễn biến dịch bệnh. Biến thể Delta có thể là làn sóng lây nhiễm lớn cuối cùng. Chúng ta đang dần thoát ra giai đoạn đại dịch và bước sang giai đoạn coi COVID-19 là bệnh đặc hữu", Scott Gottlieb nêu quan điểm.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/ BioNTech. Ảnh: AFP/ TTXVN
Theo đánh giá của cựu quan chức FDA này, ở thời điểm cuối của làn sóng Delta, sẽ có khoảng 80-90% người Mỹ có miễn dịch trước virus, hoặc là thông qua tiêm chủng vaccine, hoặc là đã từng lây nhiễm phơi nhiễm. Đây sẽ là "bức tường miễn dịch" vững chắc để chặn virus, không để SARS-CoV-2 lây lan ở cấp độ hiện nay.
Trên phạm vi toàn cầu, số ca mắc mới và tử vong vì dịch COVID-19 cũng xác lập xu hướng giảm. Theo báo cáo tình hình tuần về diễn biến dịch bệnh COVID-19 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 6/10, số ca mắc mới và tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2 tuần từ 27/9-3/10 tiếp tục giảm. Trong tuần thế giới ghi nhận 3,1 triệu ca nhiễm mới và 54.000 ca tử vong, đánh dấu đà suy giảm bền vững được xác lập từ tháng 8 vừa qua.
Cuộc chiến chống COVID-19 cũng có thêm nhiều diễn biến lạc quan. Hãng dược Merck (Mỹ) cùng đối tác Bridgeback mới đây đã công bố thông tin về thuốc dạng viên Molnupiravir, được cho là có hiệu quả cao trong điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Theo số liệu ban đầu về kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, Molnupiravir có hiệu quả đối với bệnh nhân nhiễm bất cứ biến thể nào của virus SARS-CoV-2, kể cả biến thể Delta có độ lây nhiễm cao. Thuốc giúp giảm 50% tỉ lệ số ca bệnh nặng phải nhập viện, hoặc số ca tử vong.
Hãng dược Pfizer ngày 7/10 cũng chính thức đệ trình hồ sơ lên FDA để xin cấp phép tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của các hãng này cho trẻ em từ 5-11 tuổi .Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng toàn cầu, Pfizer/BioNTech cho biết vaccine ngừa COVID-19 của họ an toàn và tạo ra phản ứng mạnh với những kháng thể trung hòa, qua đó giúp ngăn chặn virus SARS-CoV-2 xâm nhập tế bào.
Thời điểm Pfizer công bố thông tin này không thể tốt hơn: Số ca mắc và phải nhập viện vì COVID-19 ở trẻ em tại Mỹ tăng nhanh sau khi các trường mở cửa trở lại, đón học sinh trong năm học mới, trong khi trẻ em nhỏ tuổi vẫn là đối tượng chưa được phép tiếp cận vaccine. Dự kiến ban cố vấn của FDA sẽ nhóm họp trong ngày 26/10 để xem xét đề nghị của Pfizer. Quyết định cấp phép sử dụng khẩn cấp có thể sẽ được đưa ra trong tháng 11 tới.
Dự báo về xu thế dịch COVID-19 trên thế giới 6 tháng tới Cuộc chạy đua giữa tiêm chủng và biến thể Delta sẽ chưa chấm dứt, chừng nào COVID-19 còn là mối đe dọa. Người dân sử dụng dịch vụ tàu điện ngầm tại thủ đô London, Anh. Ảnh: Getty Images Với những ai kỳ vọng vào ánh sáng cuối đường hầm COVID-19 trong từ 3 đến 6 tháng tới, họ sẽ phải đón nhận...