Anh công nhân từng cùng hot girl Bella “bá chủ” MXH giờ ra sao?
Mới đây, cư dân mạng tiếp tục xôn xao khi hình ảnh Lệ Rơi – anh chàng có giọng ca khiến người khác phải “khóc thét” một thời được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Có thể nói, kể từ ngày gây “sóng gió” khắp các diễn đàn, hiện tại Lệ Rơi có cuộc sống khá yên ắng, không còn sôi nổi như trước.
Bức ảnh mới nhất Lệ Rơi đăng tải trên trang cá nhân. (Ảnh: FB NV)
Bàn về Lệ Rơi, nhiều cư dân mạng tỏ ra là “tấm chiếu cũ” từng trải, cho rằng giới trẻ ngày nay sẽ không thể nào biết đến hiện tượng mạng xã hội này. Theo đó, nhiều người tôn vinh Lệ Rơi là “ông tổ” ngành “ idol mạng”, là người tạo nên phong trào lảm nhảm trên Facebook cũng nổi tiếng. Chưa kể, Lệ Rơi còn được cho là có mối quan hệ đặc biệt với hot girl Bella – cặp bài trùng đi đến đâu gây ồn ào đến đó.
Khoảnh khắc Lệ Rơi thân thiết với hotgirl Bella cùng con của cô. (Ảnh: Saonet)
Một số bình luận liên quan:
- Tuy anh đã về vườn. Nhưng danh tiếng của anh người ta vẫn đem ra bán ổi đến tận bây giờ.
- Nâng lên được thì đặt xuống được. Với một số người anh vẫn là một huyền thoại. Nhưng bọn trẻ bây giờ chắc không biết anh đâu.
- Nhớ không nhầm thì cũng được 7-8 năm gì rồi đúng không mọi người? Thời xưa mình cũng hay coi lắm. Hát dở thiệt nhưng giải trí.
- Từ một anh bán ổi trở thành idol của giới trẻ, lấn sân sang showbiz song ca cùng Châu Khải Phong, anh lại chuyển qua kinh doanh bán bún. Thất bại trong kinh doanh anh lại lấn sân sang điện ảnh, thẩm mỹ để làm người mẫu ảnh và giờ đây sau bao năm ẩn thân anh đã trở thành anh công nhân chân chính.
Quá khứ không thể sửa, tương lai lại chưa tới nên Lệ Rơi chỉ cố sống tốt ở hiện tại. (Ảnh: FB NV)
Ở thời điểm hiện tại Lệ Rơi đã lánh xa ánh hào quang showbiz, làm một công việc khác có tính ổn định hơn. Anh hài lòng với cuộc sống hiện tại chứ không phải hết thời như nhiều người nghĩ.
Anh muốn tìm công việc ổn định hơn. (Ảnh: Người Đưa Tin)
Sau 7 năm kể từ lần đầu “dấn thân” giới người nổi tiếng, Lệ Rơi ở tuổi 34 tiết lộ muốn tìm “người trồng ổi cùng”. Thực tế, đây chỉ là một cách nói khéo léo về chuyện anh muốn xây dựng mối quan hệ gia đình gắn bó về lâu về dài, là người có thể đồng cam cộng khổ với anh, chấp nhận quá khứ, làm lại từ đầu cùng anh.
Cách đây không lâu anh còn mong muốn có “người trồng ổi cùng”. (Ảnh: FB NV)
Trước đó, Lệ Rơi được cho là từng làm công nhân nhà máy. Một thời gian sau, anh chuyển sang làm nhân viên tại công ty trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Tuy vậy, đó chưa phải là tất cả. Nếu nói về độ chịu thương chịu khó thì có lẽ anh chàng thuộc dạng rất chăm chỉ vì từng làm đủ thứ nghề như giám sát, làm nhà hàng hải sản, MC tổ chức sự kiện,…thế nhưng khi cảm thấy không còn phù hợp anh mới dừng lại.
Lệ Rơi của ngày hôm nay đã khác đi nhiều. (Ảnh: FB NV)
Có thể nói, so với thời điểm khiến cư dân mạng “khủng hoảng vì” những bản cover “đi vào lòng đất” từ sản phẩm âm nhạc của các nghệ sĩ nổi tiếng như Em Của Ngày Hôm Qua, Chắc Ai Đó Sẽ Về, Để Em Rời Xa,… những chia sẻ, cách bày tỏ quan điểm của Lệ Rơi hiện tại được nhận xét là hết sức chững chạc.
Anh từng nổi tiếng một thời với những bản cover cùng giọng ca “đi vào lòng đất”. (Ảnh: Cắt từ clip)
Lệ Rơi là một trong số ít gương mặt hiếm hoi có sự thay đổi rõ rệt so với thời mới nổi tiếng. Sự chân thật, giản dị nhưng không kém phần hài hước của anh được khán giả dần đón nhận, không còn cái nhìn quá tiêu cực như thời gian trước. Còn bạn, bạn nghĩ sao về anh chàng đặc biệt này? Hãy chia sẻ quan điểm dưới phần bình luận nhé!
Chuyện ngược đời ở "xưởng may thế giới" Quảng Châu: Các boss xếp hàng dài chào mời mức lương cao, công nhân vẫn chẳng buồn "quẹo lựa"
Giữa thời kỳ kinh tế khó khăn, nhiều người bỗng dưng thất nghiệp vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, vậy mà ở "xưởng may thế giới" Quảng Châu, Trung Quốc lại diễn ra cảnh tượng ngược đời khi các chủ xưởng may phải xếp hàng dài mời gọi với mong muốn được công nhân lựa chọn.
Những ngày gần đây, cộng đồng mạng Trung Quốc được phen xôn xao trước hình ảnh rất đông các ông bà chủ xưởng quần áo ở Quảng Châu xếp hàng dài cả km trên phố để chờ được công nhân lựa chọn. Hiện tượng "tuyển dụng ngược" giữa thời kỳ dịch bệnh, khi mà nhiều người không có việc làm hoặc bị cắt giảm lương càng thu hút sự quan tâm của dư luận nước này.
Hiện trạng "công nhân kén sếp" này dường như đã lật đổ quan hệ truyền thống giữa các ông bà chủ và nhân viên ở Trung Quốc, khi sếp là người quyền lực và có quyền quyết định tất cả
Làn sóng "tuyển dụng ngược"
Buổi sáng những ngày đầu tháng 3, trên con phố dài chưa đầy 1km tại 1 làng đô thị* ở quận Hải Châu, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, rất nhiều người đứng đầy 2 bên đường, trên tay cầm quần áo, giơ cao tấm biển đăng tuyển công nhân may. Được biết, những người này hầu hết là ông bà chủ hoặc quản lý cấp cao của các công xưởng sản xuất quần áo.
*Các làng đô thị là những ngôi làng xuất hiện ở cả vùng ngoại ô và trung tâm thành phố của các thành phố lớn của Trung Quốc, bao gồm Thâm Quyến và Quảng Châu. Chúng được bao quanh bởi các tòa nhà chọc trời, cơ sở hạ tầng giao thông và các công trình đô thị hiện đại khác.
"Năm nay tuyển người cực kỳ khó. Năm 2019, số công nhân tìm việc và số lượng chủ xưởng tìm người khá cân bằng, nhưng đến năm nay thì chỉ toàn thấy chủ xưởng, công nhân rất ít." Lý Giai là người tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ngày 1/3 vừa qua là ngày đầu tiên anh đi tuyển công nhân sau dịp Tết Nguyên đán. Từ 7h sáng, Lý Giai đã bắt đầu ra phố tìm người. Có không ít người đến chỗ Lý Giai hỏi han về công việc, nhưng phần đông là hỏi xong rồi đi mất. Mãi đến khoảng 10h30', anh mới tìm được 2 ứng viên sáng giá để đưa đi thăm công xưởng.
Làng đô thị Khang Lạc, Lộ Giang, Ngũ Phượng, khu vực Thụy Bảo tiếp giáp với chợ vải Trung Đại - chợ vải lớn nhất Quảng Châu. Chợ vải là thành phần cốt lõi của khu kinh doanh dệt may Trung Đại, bởi vậy mà quanh đó mọc lên rất nhiều các công xưởng may mặc lớn nhỏ.
Truyền thông địa phương tiết lộ, hiện tại ước tính có tới hơn 10 nghìn cửa hàng, hơn 10 nghìn xưởng may cùng hơn 300 nghìn người làm trong ngành may mặc tập trung tại đây, và hơn 95% trong số đó là người từ vùng khác đến, phần nhiều là đến từ Hồ Bắc, cũng bởi vậy mà nơi này còn được gọi là "thôn Hồ Bắc" ở Quảng Châu.
Sau dịp Tết Nguyên tiêu (rằm tháng Giêng âm lịch), rất đông các ông bà chủ xưởng may lớn nhỏ trong thôn đều xếp thành hàng dài trên phố để tìm công nhân. Năm nay phần đông nhà tuyển dụng đều phải kêu trời vì không tuyển được người, thậm chí còn xuất hiện tình trạng "công nhân kén sếp" thay vì "sếp tuyển công nhân". Kỳ thực, đây được coi là hiện tượng bình thường ở các xưởng may nhỏ: Công nhân làm việc ngắn hạn tại công xưởng, đợi đến khi hoàn thành đơn hàng, bọn họ sẽ lại đi tìm việc ở 1 xưởng may khác.
Vào thời kỳ hậu dịch bệnh, tính dịch chuyển của công nhân ngày càng tăng, công xưởng cũng ngày càng khó giữ được người. Bên cạnh đó, khu vực Khang Lạc, Lộ Giang bắt đầu chính thức bước vào giai đoạn thực hiện đổi mới vào đầu năm nay, nếu mọi việc thuận lợi, có lẽ trong tương lai "ngôi làng quần áo" phồn thịnh này sẽ chỉ còn là quá khứ.
Công nhân kén sếp
"Công việc thì nhiều mà công nhân thì ít!" - Hoàng Lập, chủ 1 xưởng may đến từ thành phố Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc nhấn mạnh vài lần.
Bắt đầu từ ngày 22/2 (tức 11 tháng Giêng âm lịch), Hoàng Lập đã cho người đi tuyển công nhân ở khắp các hang cùng ngõ hẻm. Mỗi ngày họ tất bật từ khoảng hơn 7h đến 11h30' - khoảng thời gian được coi là "giờ vàng" tuyển dụng trong ngày, tất nhiên cũng có những lúc họ phải làm xuyên trưa hoặc miệt mài đến tận tối mịt. Trên tay mỗi người là 1 chiếc quần âu và 1 tấm bảng đen với nội dung: Tuyển nhiều nhân công làm việc lâu dài ở nhiều vị trí khác nhau.
Hoàng Lập cho biết: "Chúng tôi muốn tuyển công nhân làm việc lâu dài, ổn định một chút, các công nhân ngắn hạn thường làm được vài ngày là đi mất, thế nên chúng tôi mới phải liên tục tuyển người như vậy. Nhưng với tình hình hiện tại thì công nhân dài hạn hay ngắn hạn gì chúng tôi cũng đều tuyển hết, chỉ cần có người đồng ý đến làm việc là được rồi."
Tuy nhiên, trên thực tế thì nhiều chủ xưởng lựa chọn tuyển công nhân ngắn hạn và trả công theo ngày, bởi làm vậy vừa có thể tạm giải quyết được vấn đề thiếu hụt nhân công trước mắt, lại vừa khống chế được chi phí sản xuất trong thời kỳ ít đơn hàng.
Trong số những ông bà chủ đang xếp hàng dài, Lý Yên được xem là khá may mắn, chỉ trong 1 buổi sáng ngày 1/3, cô đã tuyển được 3 công nhân. Lý Yên cho biết: "Tôi bắt đầu đến đây tuyển người từ ngày 21/2 (tức mùng 10 tháng Giêng âm lịch) rồi, đều là nhân công ngắn hạn, cả xưởng chỉ có 8 nhân công dài hạn mà thôi. Bởi chúng tôi e sẽ có những lúc đơn hàng không đủ, công nhân chẳng có việc gì để làm. Hơn nữa bây giờ cũng rất nhiều người không muốn làm dài hạn, bọn họ muốn làm công nhân tự do làm việc ngắn hạn hơn."
Bên cạnh những ông bà chủ may mắn tuyển được công nhân, cũng có không ít người phải trắng tay ra về. 1 bà chủ xưởng may cũng đến từ Hồ Bắc cầm trên tay chiếc áo phông, ngán ngẩm chia sẻ: "Công việc đơn giản như vậy mà cũng không có ai chịu làm. Mấy ngày trước còn tuyển được nhân công ngắn hạn, còn hôm nay thì chẳng tuyển được ai cả. Bây giờ người đi tuyển còn nhiều hơn cả người ứng tuyển, rất đông công nhân chỉ muốn làm việc đơn giản, còn những vị trí đòi hỏi phức tạp một chút là khỏi tuyển được người luôn."
Sự lựa chọn của lao động trẻ
Chen chúc giữa đám đông ông bà chủ đi tìm nhân công, quản lý cấp cao của 1 xưởng may thở dài: "Người trẻ không muốn làm công việc này. Họ thích làm vài ngày chơi vài ngày cơ, tuyển người thật sự quá khó!"
Thế nhưng trên thực tế, hiện tượng "lương chục ngàn tệ chẳng ai thèm làm" ở Quảng Châu năm nay không quá mới mẻ. Từ trước năm 2010, khu vực đồng bằng Châu Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã xuất hiện tình trạng lao động thì nhiều nhưng tuyển người lại khó.
Ngày 1/3/2018, bài viết với tựa đề "Lương 20 nghìn tệ (tương đương 70,6 triệu đồng), các ông bà chủ ở Quảng Châu ra đường xếp hàng dài mời gọi, 9X vẫn chẳng thèm làm" cũng đề cập đến việc khó tuyển lao động vào mùa cao điểm tuyển dụng ở huyện Hải Châu sau Tết Nguyên tiêu.
10 năm trước, đa phần công nhân phổ thông không có quá nhiều sự lựa chọn, nên khi vào làm việc ở các xưởng may nhìn chung họ đều chấp nhận loại công việc cường độ cao, phải chịu sự quản lý khắt khe và đòi hỏi sự kiên nhẫn này.
Tuy nhiên, trong 10 năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, những ngành nghề mới ra đời ngày càng nhiều, khiến cho kết cấu của thị trường tuyển dụng cũng thay đổi theo. Thay vì những công việc truyền thống, rất nhiều lao động 9X đã lựa chọn những công việc có giờ giấc làm việc linh hoạt như shipper giao hàng, giao đồ ăn nhanh, lái xe chuyên dụng... với mức thu nhập không chênh lệch nhiều so với làm việc trong ngành sản xuất truyền thống.
Nhiều ông bà chủ than phiền rằng "giới trẻ bây giờ không muốn chịu khổ", nhưng kỳ thực không phải giới trẻ "không chịu khó" mà là họ có những lựa chọn tốt hơn. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh và các loại lễ hội sau Tết, vấn đề tuyển dụng công nhân vào các ngành cần nhiều lao động dịp đầu năm trong 2 năm trở lại đây lại càng rõ rệt hơn những năm trước.
Một số phương tiện truyền thông Trung Quốc tiết lộ, ngay từ trước Tết Nguyên đán, nhiều công xưởng ở Quảng Đông, Chiết Giang có lẽ đã lường trước được những vấn đề tuyển dụng mà các công ty sẽ gặp phải khi sang năm mới, nên đã đưa ra các chính sách nhằm giữ chân người lao động.
Bài toán khó về tuyển dụng
Làn sóng "tuyển dụng ngược" ở Quảng Châu là kết quả của nhiều yếu tố. Xu hướng chung mà nó phản ánh là sự mất cân bằng giữa cung và cầu trong quá trình tuyển dụng của các ngành tập trung nhiều lao động. Trong khi các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động truyền thống không tuyển được người, thì rất nhiều người lao động lại không tìm được việc làm. Bản chất phía sau bài toán khó về tuyển dụng lao động trong ngành may mặc này là sự thiếu hụt lao động lành nghề và lao động nặng.
Xét từ khía cạnh tổng thể, mối quan hệ lao động giữa công nhân và công xưởng là không ổn định, khi công nhân luân chuyển thường xuyên và ngày càng có ít công nhân quen thuộc với các vị trí cụ thể trong công xưởng, hầu hết các công ty đang ở trong tình trạng cạnh tranh mức độ thấp. Về lâu dài, hiện tượng "công nhân kén sếp" dịp sau Tết giống như 1 lời nhắc nhở về sự đổi mới, chuyển mình của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Nhìn chung, xét từ góc độ sự phát triển của các ngành nghề mới và xu hướng lựa chọn công việc giữa các thế hệ, những xưởng may ở "kinh đô may mặc" có lẽ sẽ khó tuyển dụng lao động lâu dài hơn so với trong quá khứ.
Hoàn cảnh xót xa của những người miền Tây làm công nhân ở Bình Dương Chuyện người miền Tây đổ về các tỉnh thành trên cả nước trong đó có mảnh đất Bình Dương để kiếm sống từ lâu đã là sự việc quá quen thuộc với dư luận. Thế nhưng, được nghe họ tâm sự và chia sẻ về cuộc đời mình, không ít cư dân mạng chạnh lòng và để lại nhiều ý kiến bình luận....