Anh công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga và Belarus
Ngày 8/5, Vương quốc Anh cho biết nước này tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga và Belarus liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Moskva tại Ukraine, trong đó có việc áp thuế nhập khẩu các mặt hàng kim loại quý và lệnh cấm xuất khẩu.
Nền kinh tế Nga đang thu hẹp do các lệnh trừng phạt của phương Tây. Ảnh: RT
Bộ Thương mại quốc tế của Anh cho biết thuế nhập khẩu sẽ nhằm vào các sản phẩm như bạch kim và paladi có giá trị thương mại 1,4 tỷ bảng Anh (1,7 tỷ USD) và lệnh cấm xuất khẩu các sản phẩm trong ngành chế tạo và công nghiệp nặng, trị giá 250 triệu bảng Anh.
Anh đã áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt nhằm vào các công ty và cá nhân Nga, sau khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2 vừa qua. Với các biện pháp hạn chế mới nói trên, tổng giá trị các sản phẩm của Nga bị Anh đưa vào danh sách trừng phạt tăng lên hơn 4 tỷ bảng Anh. Anh cũng đưa ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào Belarus khi cho rằng Minsk hỗ trợ Moskva trong chiến dịch này.
Video đang HOT
Trong khi đó, hãng tin Bloomberg ngày 8/5 đưa tin đại diện thường trực các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) hiện chưa đạt được thỏa thuận về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga. Đáng chú ý, Hungary tiếp tục ngăn chặn đề xuất của EU trong việc cấm nhập khẩu dầu của Nga, đồng thời trì hoãn toàn bộ gói trừng phạt nhằm vào Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, cùng ngày 8/5, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Bulgaria, Asen Vasilev, cho biết nước này cũng đã đề nghị Ủy ban châu Âu (EC) hoãn áp đặt lệnh cấm vận đối với nguồn cung dầu của Nga. Ông nhấn mạnh nếu EC không hoãn lệnh cấm này thì Bulgaria sẽ không ủng hộ các lệnh trừng phạt. Hiện các cuộc đàm phán về một lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Nga đang diễn ra.
Theo hãng tin TASS của Nga, một nguồn tin ngoại giao cho biết EC đã buộc phải hạ thấp các yêu cầu liên quan đến việc áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga sau hai ngày đàm phán không thành công giữa các đại sứ của 27 quốc gia thành viên EU về gói trừng phạt thứ 6 nhằm vào Moskva.
EC đề xuất hoãn 3 tháng việc ban hành lệnh cấm vận chuyển dầu Nga và giúp các nước gặp khó khăn nhất phát triển cơ sở hạ tầng dầu mỏ bằng các khoản đầu tư từ nguồn ngân sách của EU để tìm kiếm nguồn cung thay thế. Nhiều cơ quan truyền thông cho rằng ngoài Hungary và Slovakia, có thể CH Séc, Bulgaria và một số quốc gia thành viên EU khác sẽ được hoãn áp đặt cấm vận Nga.
Trong khi đó, báo Tin tức Séc (novinky.cz) ngày 8/5 đưa tin các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc đang rút khỏi Nga do lo ngại các lệnh trừng phạt và tình trạng thiếu hụt chip.
Phóng viên TTXVN tại Praha dẫn nguồn tin trên cho biết tập đoàn công nghệ máy tính Lenovo và nhà sản xuất điện thoại Xiaomi của Trung Quốc đã cắt nguồn cung cấp cho Nga kể từ khi xảy ra xung đột ở Ukraine.
Theo dữ liệu kinh doanh mới nhất của Chính phủ Trung Quốc, xuất khẩu các sản phẩm công nghệ của Trung Quốc sang Nga trong tháng 3 giảm mạnh so với tháng 2. Các lô hàng máy tính xách tay giảm hơn 40%, điện thoại di động giảm hơn 60% và xuất khẩu các trạm phát sóng viễn thông giảm tới 98%.
Nga đề cao sự gắn kết với Belarus trong đối phó các biện pháp trừng phạt
Theo hãng tin TASS, ngày 12/4, Tổng thống Nga Vladmir Putin cho rằng nước này và Belarus nên tăng cường phối hợp trong bối cảnh các nước phương Tây tiến hành chiến dịch trừng phạt toàn diện nhằm vào hai nước này.
Tổng thống V.Putin phát biểu khi đến thăm các chuyên gia làm việc tại Sân bay vũ trụ Vostochny, vùng Amur (LB Nga) ngày 12/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trước báo giới sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko diễn ra ở vùng Amur của Nga, Tổng thống Putin nhấn mạnh trong tình hình hình hiện nay khi các nước phương Tây đã mở chiến dịch trừng phạt tổng thể nhằm vào Nga và Belarus, lãnh đạo hai nước đã nhất trí rằng điều quan trọng là Moskva và Minsk phải tăng cường sự gắn kết trong khuôn khổ Nhà nước liên minh. Ông khẳng định Nga và Belarus sẽ tiếp tục hợp lực trong mặt trận chung để chống lại mọi nỗ lực nhằm làm đình trệ sự phát triển của hai nước hoặc cô lập hai nước khỏi nền kinh tế toàn cầu.
Cũng trong phát biểu của mình, Tổng thống Putin tuyên bố mọi nỗ lực nhằm cô lập Nga và Belarus là "hoàn toàn vô ích" và sẽ "thất bại". Nga và Belarus được kết nối bằng nhiều mối quan hệ kinh tế, bao gồm cả những mối quan hệ trong khuôn khổ hợp tác công nghiệp. Ông bày tỏ tin tưởng Nga và Belarus sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn, bởi "hai nước sẽ phát triển năng lực của chính mình và không có ý định tự cô lập". Ông nhấn mạnh rằng chính phủ hai nước đã "thực hiện các thỏa thuận để thay thế nhập khẩu và vận hành trơn tru các thị trường tài chính và hàng hóa". Trong số các nhiệm vụ ưu tiên cần giải quyết trong quá trình xây dựng Nhà nước liên minh có sự thống nhất và hài hòa thương mại song phương, xóa bỏ các rào cản hành chính và kỹ thuật, cũng như tạo cơ hội bình đẳng cho công dân và doanh nghiệp của Nga và Belarus.
Tổng thống Putin khẳng định Nga và Belarus là "đồng minh thân thiết và hai nước xây dựng mối quan hệ trên nguyên tắc không thể lay chuyển là tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau, dựa trên truyền thống hữu nghị và láng giềng, lịch sử chung, các giá trị văn hóa tinh thần và mối quan hệ thân tộc khăng khít". Ông mô tả Belarus là đối tác kinh tế và thương mại hàng đầu của Nga trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), về mặt hợp tác là đối tác lớn thứ 4 của Nga trên thế giới. Năm 2021, kim ngạch thương mại song phương đã tăng hơn 1/3 lên 40 tỷ USD.
Cuộc gặp gần đây nhất giữa Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Alexander Lukashenko diễn ra tại Nga vào ngày 11/3 vừa qua, trong đó hai ông thảo luận vấn đề Ukraine và các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Trong cuộc điện đàm ngày 1/4, hai nhà lãnh đạo cũng đề cập đến hàng loạt vấn đề cấp thiết trong chương trình nghị sự song phương. Belarus là nơi diễn ra 3 vòng đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa các phái đoàn Nga và Ukraine nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine.
Trong diễn biến khác, cùng ngày, Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolai Shulginov tuyên bố Moskva sẵn sàng bán dầu và các sản phẩm dầu mỏ cho "các nước thân thiện với bất kỳ mức giá nào". Theo ông Shulginov, giá dầu thô trong khoảng 80 đến 150 USD/thùng về nguyên tắc là điều có thể nhưng cho biết Moskva đang tập trung hơn vào việc đảm bảo duy trì hoạt động của ngành công nghiệp dầu mỏ.
Nga tìm đến Trung Quốc để có microchip cho thẻ ngân hàng trong nước Nga đang chuyển sang sản xuất microchip ở Trung Quốc để lách các lệnh trừng phạt của phương Tây, khi nhu cầu thẻ ngân hàng liên kết hệ thống Mir trong nước gia tăng. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Nga vì cuộc chiến tại Ukraine đã khiến Moskva bị loại khỏi hệ thống tài chính toàn cầu,...