Anh có thích được em may quần áo?
Mấy hôm nay nghe cô bạn nhỏ thủ thỉ: “Chị ơi, có một anh trên chuyên mục Hẹn hò làm em cảm thấy rất vấn vương”.
Thật sự, nếu vài dòng chia sẻ có thể làm cho hai người xa lạ trở nên nhớ nhung nhau, vậy em – một cô gái đã lỡ độ xuân thì cũng xin một lần được mưu cầu hạnh phúc.
Em sinh ra và lớn lên ở miền Tây, hiệng là cô thợ may chuyên về dòng thiết kế. Đứng đằng sau những bản phác thảo lung linh, huyền ảo và hiện thực hóa chúng chính là em. Ngồi đếm 41 mùa xuân bên hiên lặng, anh có hiểu em đã cô đơn biết bao nhiêu?
Em cao 1,63 m, ngoại hình cân đối và trẻ trung nhiều so với độ tuổi. Công việc của em đòi hỏi sự khéo léo, cầu kỳ và độ chính xác cao. Vì thế nhiều người cho rằng em mãi cô đơn bởi bản thân cầu toàn và khuôn khổ. Nhưng thực tế không phải thế đâu anh, em có tư tưởng hiện đại, yêu cái đẹp, biết bao dung và rất đảm đang, tháo vát.
Bao nhiêu năm, em đã may đẹp cho không biết bao nhiêu người, cả trong lẫn ngoài nước nhưng lại chẳng có anh. Anh – người em không đòi hỏi theo một thướt đo chuẩn mực nào trong xã hội, vì khi yêu trái tim ta sẽ cho tình thương và bao dung mở lối. Hãy nói là anh sẽ cho em một bến đỗ bình yên – nơi mà chúng ta sẽ cùng già đi trong hạnh phúc. Em nghĩ thế là đã đủ lắm rồi.
Mong anh hồi âm.
Anh của em không tìm hoa thưởng mật
Video đang HOT
Anh của em không gió thoảng mây bay
Bởi lẽ em chút hương đồng gió nội
Cần một người đến xây đắp tương lai
Bố chồng "thánh soi"
Trước tôi nghĩ, mình sẽ không bao giờ phải chịu cảnh mẹ chồng - nàng dâu bởi mẹ chồng tôi qua đời đã lâu, bố chồng tôi cũng không đi bước nữa. Chồng tôi là con trai duy nhất trong nhà nên ông sống cùng chúng tôi.
Ảnh minh họa.
Cũng vì xưa nay tôi tưởng chỉ có mẹ chồng mới hay để ý, xét nét con dâu nên ngày đầu về ra mắt, tôi khá "sốc" trước một ông bố chồng không khác gì một vị "thánh soi".
Chồng tôi giải thích: "Bố anh là người cẩn thận, chu đáo, cầu toàn". Tôi tạm yên tâm vì cho rằng nếu có một người lớn như vậy trong nhà thì gia đình sẽ luôn giữ được không khí ôn hòa. Nhưng tôi đã nhầm! "Chiến tranh" nội bộ xảy ra quá sớm khiến tôi không kịp chống đỡ.
Người gây chuyện với bố chồng không phải tôi mà lại chính là chồng tôi. Hôm ấy tôi dọn mâm bát đúng 12 giờ trưa vì bố chồng quy định giờ giấc ăn uống rất nghiêm ngặt. Ngồi bên mâm cơm, ông nói: "Tại sao tôi chưa bao giờ thấy anh cầm cái chổi lên để quét nhà nhỉ? Giờ anh có vợ rồi, anh phải làm gương cho vợ mình chứ".
Chồng tôi bưng bát cơm lên lại phải đặt xuống, chống đối: "Sao bố nói nhiều thế nhỉ, con tự biết mình phải làm gì". Bố chồng tôi cao giọng: "Anh đừng nói láo, tôi là bố anh, tôi có quyền nhắc nhở anh chứ".
Chồng tôi đặt mạnh đôi đũa xuống mâm rồi đi thẳng vào phòng ngủ, tôi ngồi lại cũng không biết phải nói gì, đành chạy theo anh.
Ở trong phòng riêng, tôi góp ý anh nhẹ nhàng: "Em thấy bố nói cũng không sai mà, mới cả anh biết tính bố anh rồi, ông là người kỹ tính và cầu toàn, mỗi lần ông nói gì, anh cứ dạ vâng cho xong chuyện, coi như anh giúp em có được không? Em mới về đây chưa được bao lâu mà đã phải chứng kiến cảnh này, anh không nghĩ cho em sao?".
Chồng tôi càu nhàu: "Đấy là em chưa ở với bố lâu, rồi sau này em cũng sẽ phản ứng như anh mà thôi. Có những việc bé tí mà ông nói đi nói lại không dưới trăm lần, khó chịu lắm".
Tôi ra sức khuyên nhủ: "Bố nói cả nghìn lần thì anh cũng mặc kệ đi xem nào. Anh biết việc mình làm thì anh cứ làm thôi". Chồng tôi lắc đầu: "Cái chính là bố anh cứ thích chỉ đạo người khác ấy chứ, kể cả mình đang làm việc của mình rồi, ông vẫn xen vào... Ôi thôi, anh không giải thích nhiều nữa, em cứ từ từ mà... thưởng thức".
Vài tuần đầu tiên, bố chồng cư xử và nói chuyện với tôi không khác gì một vị khách, nhưng khi ông đã thực sự coi tôi là con cái trong nhà và chỉ đạo việc nọ việc kia, cảm giác khó chịu bắt đầu xuất hiện trong tôi.
Dù là việc nhỏ nhất như cầm cái khăn lau bếp, cầm cây chổi quét nhà hay xếp bát đũa, nếu ông để tôi làm một cách tự nhiên thì không sao, đằng này mọi việc đều trở nên nặng nhọc vì nhất cử nhất động của tôi đều bị ông giám sát.
Trên đời tôi chưa từng gặp một người đàn ông nào kỹ tính như bố chồng mình. Ông không ngừng nhắc nhở: "Chồng bát con xếp ngất ngưởng thế kia thì thể nào cũng đổ"; "Khi quét nhà, con phải moi hết bụi bẩn trong gầm ghế, gầm giường, gầm tủ ra, thằng Hùng cấm bao giờ chịu quét sạch"; "Con phải vo gạo 2 lần mới sạch...".
Đúng là toàn những việc chỉ nên nhắc nhở một đứa trẻ con thì bố chồng cứ thích áp dụng cho người lớn. Ông khiến tôi ngột thở và khó chịu khi phải làm việc trước mặt ông.
Một sáng, trong lúc tôi đang lau dọn bàn ghế thì bố chồng đứng từ xa quan sát rồi nói vọng vào: "Lau mặt bàn phải nghiêng người nhìn thì mới biết còn bụi hay không, chỗ nào còn mờ mặt kính thì phải lấy khăn khô lau lại". Khi tôi lau xong thì bố chồng đi vào quệt ngón tay để kiểm tra xem bàn ghế đã sạch chưa.
Sau khi kiểm tra, ông chau mày: "Lau lại đi, bàn ghế thế này chưa sạch". Lúc ấy tôi sắp muộn giờ làm, cảm thấy phát điên vì sự bới móc quá vô lý của bố chồng, lần đầu tiên kể từ khi đi làm dâu, tôi phản ứng: "Con lau rất kĩ và thấy như vậy là quá sạch rồi ạ bố ạ. Giờ con phải đi làm, con không thể lau thêm được nữa".
Không ngờ chuyện có vậy thôi mà bố chồng gọi điện cho bố mẹ đẻ tôi, nói tôi không ra sao, ông còn bảo tôi láo, không tôn trọng ông.
Sau "vụ" ấy, tôi bị bố mẹ đẻ gọi về mắng một trận. Tôi nhất định không nhận lỗi sai về mình, bố mẹ đẻ càng mắng, tôi càng lì. Tối đó tôi quyết định ở lại nhà bố mẹ đẻ cho bố chồng biết tôi cũng không phải dạng vừa.
Tưởng tôi làm như thế thì chồng tôi sẽ sốt ruột rồi chạy đến đón tôi, không ngờ anh chỉ gọi điện và nói: "Em thấy khó chịu rồi phải không? Em cứ ở lại nhà bố mẹ vài ngày cho đỡ ngột ngạt, khi nào thấy nhớ anh thì hẵng về".
Lời chúc ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 dành tặng vợ ngọt ngào nhất Không cần những món quá cầu kỳ, đắt tiền, thay vào đó phái nam có thể tặng cho vợ những lời chúc ngọt ngào và ý nghĩa nhất cùng những cử chỉ yêu thương chân thành. Dành tặng vợ những lời chúc ngày 20/10 ngọt ngào nhất. Ảnh minh họa: Lời chúc 20/10 hay và ý nghĩa dành cho vợ: 1. Vợ yêu!...