Ảnh, clip: Đã mắt xem “đấu sĩ dê” lên võ đài chọi nảy lửa
Đầu Xuân, cùng với những lễ hội cúng rừng, cúng đồng ruộng… hội chọi dê mang lại những tiếng cười sảng khoái cho bà con ở xã Xuân Lương (Yên Thế, Bắc Giang), báo hiệu một năm mới dồi dào, sung túc.
Ngày 5 và 6.3 (tức 18 và 19 tháng Giêng), UBND xã Xuân Lương (Yên Thế, Bắc Giang) tổ chức Hội chọi dê tại lễ hội Xuân Lung – Thác Ngà thu hút hàng ngàn du khách thập phương đến xem, cổ vũ.
Những “đấu sĩ dê” khỏe mạnh đã được các ông chủ tuyển chọn kỹ lưỡng, với tiêu chuẩn chung dê đực có bộ râu dài, sừng dài, dáng cao, cơ bắp khoẻ và cân nặng ít nhất từ 40 kg trở lên.
Trước khi vào trận đấu, các “đấu sĩ dê” được đánh số thứ tự.
Các “đấu sĩ dê” đã cống hiến cho khán giả những trận đấu nảy lửa, quyết liệt, hấp dẫn với những “miếng võ” khóa sừng, khóa chân, đánh dập, bổ nhào…
Hai “đấu sĩ” cùng nhảy cao, lao đầu vào nhau.
Video đang HOT
Hàng ngàn du khách về tham dự lễ hội.
Vừa đưa vào sới, chú dê trắng số 10 đã nhảy dựng lên nghênh chiến.
Những cặp sừng cong, rắn chắc bổ vào nhau, ghì nhau.
Những chú dê đực vùng cao rất lỳ đòn nên màn thi nào cũng diễn ra căng thẳng, hấp dẫn.
Bản năng khiến những con dê đực cạnh tranh vị trí đầu đàn mãnh liệt.
Theo PV tìm hiểu, những con dê thắng cuộc được giữ lại để gây giống và dành cho lễ hội năm sau.
Theo Danviet
Khai hội Tây Yên Tử, du khách từ Bắc Giang lên chùa Đồng nườm nượp
Sáng 27.2 (tức 12 tháng Giêng), Lễ khai hội xuân Tây Yên Tử lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Bắc Giang. Kể từ năm nay, Bắc Giang chính thức lấy ngày 12 tháng Giêng hàng năm là ngày khai Hội xuân Tây Yên Tử. Mặc dù từ sáng sớm, trời khá lạnh và có mưa phùn nhưng vẫn có hàng nghìn du khách, phật tử trong và ngoài tỉnh Bắc Giang hành hương lên chùa Đồng.
Ông Nguyễn Quang Ngạn - Chủ tịch UBND huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, Trưởng Ban tổ chức lễ hội - cho biết, Lễ hội Tây Yên Tử năm nay được tổ chức trong hai ngày 26 và 27.2 (tức ngày 11 và 12 tháng Giêng năm Mậu Tuất) tại Khu du lịch Tây Yên Tử thuộc thôn Đồng Thông, xã Tuấn Mậu (Sơn Động). Nhiều hoạt động diễn ra tại lễ hội gồm: Lễ rước tượng Phật từ chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) lên chùa Hạ, thực hiện lễ an vị tượng Phật và các nghi lễ có liên quan khác; lễ khánh thành chùa Hạ giai đoạn 1; phát động Tết trồng cây Xuân Mậu Tuất 2018, tổ chức các giải thể thao và trò chơi dân gian truyền thống; chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân. Trong đó, điểm nhấn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt tâm linh là lễ rước tượng Phật và lễ khánh thành chùa Hạ. Các nghi lễ sẽ được tổ chức trang nghiêm, mang đậm tư tưởng Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, thể hiện ước nguyện của nhân dân cầu mong quốc thái dân an...
Đại biểu cắt băng khánh thành chùa Hạ giai đoạn 1.
Tây Yên Tử gồm hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh nằm ở phía Tây của núi Yên Tử, trải dài từ huyện Sơn Động qua Lục Ngạn, Lục Nam đến huyện Yên Dũng (Bắc Giang). Đây là vùng địa linh, núi non hùng vĩ, cảnh quan đẹp. Từ xa xưa, nơi này đã được các vị vua thời Lý - Trần chọn là nơi dựng chùa, tu tâm, học đạo; là con đường hoằng dương Phật pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Mặc dù trời có mưa phùn nhưng Lễ khai hội xuân Tây Yên Tử vẫn thu hút hàng nghìn du khách, phật tử về dự.
Lễ rước tượng tam tổ Trúc Lâm về chùa Hạ.
Những trò chơi dân gian tổ chức tại lễ khai hội.
Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, nhiều giá trị di sản văn hóa quý báu, công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị trong khu vực đã bị mai một. Nhằm từng bước khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch bền vững, năm 2014, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức lễ đặt đá khởi công xây dựng các công trình, đến nay đã cơ bản hoàn thành giai đoạn I.
Theo quy hoạch, khu du lịch là tổ hợp 4 điểm chùa (chùa Trình, chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng), kết nối với chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh), cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, công trình dịch vụ, giao thông, cáp treo đồng bộ.
Tuyến đường về khu di tích Tây Yên Tử đang được khẩn trương xây dựng.
Lễ khai hội xuân Tây Yên Tử được tổ chức lần đầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho các thế hệ; nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc. Đây được xem như điểm khởi đầu cho sự kết nối giữa Tây Yên Tử (tỉnh Bắc Giang) và Đông Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh), trở thành quần thể thống nhất, góp phần khôi phục lại con đường hành hương trong không gian văn hóa chung để du khách có thể khởi hành từ Bắc Giang cũng tới được với chốn tổ Trúc Lâm Yên Tử.
Trong khuôn khổ buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Văn Linh và Thượng tọa Thích Thanh Quyết đã đánh trống, thỉnh chuông khai hội.
Được biết để phục vụ du khách hành hương lên Chùa Đồng, hệ thống cáp treo tại Tây Yên Tử và tuyến đường về khu di tích cũng đang được tỉnh Bắc Giang khẩn trương hoàn thành và đưa vào sử dụng vào giữa năm 2018.
Theo Danviet
Chiêm ngưỡng bộ kỳ mộc Tứ linh quần tụ bằng gỗ nu nghìn năm tuổi giá 3,5 tỷ đồng Nhiều du khách không khỏi choáng ngợp khi ngồi vào bộ bàn ghế được làm từ gỗ nu đinh hàng nghìn năm tuổi này. Bộ bàn ghế bằng gỗ nu nghìn năm tuổi với những đường nét chạm trổ tinh xảo này có tên "Tứ linh quần tụ" (gồm Long - Lân - Quy - Phụng), được báo giá 3,5 tỷ đồng tại...